WHO đánh giá cao cách tiếp cận toàn dân trong phòng, chống dịch COVID-19

Vương Trần - Phạm Đông |

Thủ tướng Chính phủ cho biết, thời gian gần đây, khi vaccine đã được bao phủ ở phạm vi rộng hơn thì các chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19 đã được ban hành.

3 trụ cột chính trong phòng, chống dịch

“Các đại biểu đều mong khó khăn qua đi, thuận lợi sẽ đến. Các ý kiến của đại biểu đều tâm huyết, sát với tình hình”, Thủ tướng Phạm Minh Chính mở đầu phát biểu khi kết thúc thảo luận tại tổ ở Quốc hội sáng 21.10.

Theo Thủ tướng, tình hình phòng, chống COVID-19 là điều được các đại biểu, cử tri và nhân dân quan tâm nhất.

“Trong báo cáo ngày hôm qua, Chính phủ cũng đề cập đến chủng Delta gây bất ngờ không chỉ cho Việt Nam mà còn cho thế giới. Các biến chủng mới cũng liên tục xuất hiện. Tối qua tôi cũng gọi điện cho Chủ tịch một tỉnh khi ở đây xuất hiện một ổ dịch lây lan rất nhanh. Sáng nay tôi cho Bộ Y tế xuống nghiên cứu”, Thủ tướng thông tin.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu thảo luận. Ảnh Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu thảo luận. Ảnh Nhật Bắc

Sau khi giải thích về độc tính của chủng Delta, Thủ tướng cho rằng cần phải có ba trụ cột phòng, chống COVID-19. Đó là giãn cách, cách ly nhanh nhất, hẹp nhất, chặt nhất để nguồn lây không lan rộng khi chưa có các điều kiện như vaccine, thuốc. Xét nghiệm phải thần tốc, nhanh hơn tốc độ lây. Điều trị nhanh chóng, tích cực, kịp thời và hiệu quả.

“Nhưng nếu nhân dân không ủng hộ thì cũng không làm gì được. Vì vậy Chính phủ luôn nhấn mạnh và đề cao ý thức người dân trong chống dịch”, Thủ tướng khẳng định.

Thời gian gần đây, khi vaccine đã được bao phủ ở phạm vi rộng hơn thì các chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19 đã được ban hành.

Thủ tướng cho rằng Nghị quyết 128 của Chính phủ đã được ban hành, nhưng tình hình COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp nên đó mới chỉ là hướng dẫn tạm thời. Bộ Y tế cũng ra hướng dẫn số 4800 với định hướng như vậy.

“Chúng ta tạm thời không áp dụng các Chỉ thị 15, 16, 19 nữa, nhưng từ diễn biến thực tiễn thì vẫn đang phải bổ sung, điều chỉnh các biện pháp thích ứng với COVID-19 cho phù hợp. Vừa qua đại diện của Tổ chức y tế thế giới (WHO) đánh giá rất cao về cách tiếp cận toàn dân trong phòng, chống dịch”, Thủ tướng nói.

Phương hướng trong thời gian tới, Thủ tướng khẳng định vẫn ưu tiên tập trung phòng, chống COVID-19 nhưng theo các biện pháp phù hợp.

Thủ tướng giải thích: “Vừa qua chúng ta phải dùng các biện pháp hành chính phòng chống dịch khi chưa có vaccine. Các biện pháp này ảnh hưởng nhiều đến phát triển kinh tế xã hội. Nhưng chúng ta đã cố gắng vận động, ngoại giao, mua vaccine và phủ được vaccine thì chúng ta mới nới lỏng ra được”.

Ngoài tiếp tục nâng cao năng lực y tế cơ sở, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh phải tập trung lo công tác an sinh xã hội. Không để dân thiếu ăn, thiếu mặc.

Cùng với đó, Chính phủ sẽ tập trung vào xây dựng hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính không để dân và doanh nghiệp bị phiền hà và điều chỉnh những vấn đề vĩ mô khác cho phù hợp với tình hình.

Muốn thích ứng an toàn phải đảm bảo bao phủ vaccine

Tại tổ thảo luận số 2, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm qua 3 đợt dịch nhưng đợt dịch lần thứ 4 do biến chủng Delta làm “đảo ngược” mọi thành tựu phòng dịch, tác động sâu sắc, kể cả những nước phát triển và những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao.

Bộ trưởng khẳng định, khi nhìn lại việc triển khai tất cả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 chúng ta có rất nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu.

Một trong những quyết định mang tính lịch sử, chưa từng có đó là việc điều lực lượng gần 300.000 nghìn lượt người gồm: lực lượng y tế, quân đội, công an vào trong khu vực phía Nam chống dịch.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh X.Trường
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh X.Trường

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, đối với vấn đề vaccine, bộ đang đôn đốc các địa phương để quyết tâm quyết tâm phủ vaccine mũi 1 cho khoảng 80% người dân từ 18 tuổi trở lên và lên kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em.

Về vấn đề thuốc điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết đã triển khai thí điểm trên một quy mô rất là rộng và triển khai cho điểm điều trị có kiểm soát.

Cuối cùng, nhắc đến việc chuyển trạng thái chống dịch, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng chúng ta phải chấp nhận một thực tế là virus ngày càng nhiều biến thể và không thể triệt tiêu hoàn toàn mầm bệnh.

Ông nhấn mạnh muốn chuyển sang thích ứng, an toàn với dịch thì không còn cách nào khác là phải đảm bảo độ phủ vaccine

Vương Trần - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Nền kinh tế Việt Nam sẽ trở lại với phong độ mới, phấn đấu GDP đạt 6,5%

Phạm Đông - Trần Vương |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh không khí lao động sản xuất, quyết tâm của người dân và doanh nghiệp trên cả nước đang rất tốt. Ông tin tưởng năm 2022 nền kinh tế Việt Nam sẽ trở lại với phong độ mới, đạt đến con số 6,5% GDP.

Cần gói kích cầu đủ mạnh gắn với chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Thảo luận về phát triển kinh tế xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần có các gói kích cầu kinh tế đủ mạnh. Bên cạnh đó cần hạn chế tối đa đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động.

Tỉnh nghèo Điện Biên và mục tiêu tăng trưởng thần kỳ giữa dịch COVID-19

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Từ kinh nghiệm thực tiễn, không chỉ góp phần cùng cả nước vượt qua khó khăn trong đại dịch mà bằng nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực, Điện Biên đang quyết tâm giữ vững mục tiêu tăng trưởng KTXH năm 2021.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Nền kinh tế Việt Nam sẽ trở lại với phong độ mới, phấn đấu GDP đạt 6,5%

Phạm Đông - Trần Vương |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh không khí lao động sản xuất, quyết tâm của người dân và doanh nghiệp trên cả nước đang rất tốt. Ông tin tưởng năm 2022 nền kinh tế Việt Nam sẽ trở lại với phong độ mới, đạt đến con số 6,5% GDP.

Cần gói kích cầu đủ mạnh gắn với chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Thảo luận về phát triển kinh tế xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần có các gói kích cầu kinh tế đủ mạnh. Bên cạnh đó cần hạn chế tối đa đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động.

Tỉnh nghèo Điện Biên và mục tiêu tăng trưởng thần kỳ giữa dịch COVID-19

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Từ kinh nghiệm thực tiễn, không chỉ góp phần cùng cả nước vượt qua khó khăn trong đại dịch mà bằng nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực, Điện Biên đang quyết tâm giữ vững mục tiêu tăng trưởng KTXH năm 2021.