W.Burchett - Ấn tượng Hồ Chí Minh và câu chuyện nhà báo chiến trường

Vương Trần |

Chiều 16.5, Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp cùng gia đình nhà báo Wilfred Burchett thực hiện triển lãm chuyên đề: “Wilfred Burchett - Ấn tượng Hồ Chí Minh và câu chuyện nhà báo chiến trường”. Đây là một trong những hoạt động nhân dịp kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2019).

Tham dự chương trình có đại diện gia đình cố nhà báo Wilfred Burchett là họa sĩ George Burchett cùng vợ và con trai; Nhà báo Hà Đăng, nguyên Ủy viên TW Đảng, nguyên TBT báo Nhân Dân, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương cùng nhiều nhà báo lão thành, lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo các cơ quan báo chí tới tham dự. Cùng tham dự có lãnh đạo Bảo tàng Báo chí Việt Nam, lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam.

Chương trình đã trưng bày gần 40 bức ảnh trong số hơn 200 file ảnh do gia đình nhà báo Burchett cung cấp, trong đó có nhiều bức lần đầu tiên được công bố cùng nhiều tư liệu, bút tích gắn liền với những năm tháng hoạt động báo chí tại Việt Nam của Wilfred Burchett với tư cách một nhà báo chiến trường xông xáo, quả cảm và rất mực gần gũi, thân thiết với các cán bộ, chiến sĩ, đồng nghiệp làm báo Việt Nam.

Phát biểu tại chương trình, ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Nhà báo Wilfred Burchett, là một trong những tên tuổi lớn của làng báo trong thế kỷ 20. Từ thập niên 40, với tư cách phóng viên của tờ London Daily Express, ông đã đến Trung Quốc, Myanmar, Ấn Độ và khu vực Thái Bình Dương để có được những bài tường thuật, phân tích kịp thời về Chiến tranh thế giới thứ hai.

Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi. Ảnh Trần Vương
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi. Ảnh Trần Vương

“Năm 1954, Burchett gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chiến khu Việt Bắc và kịp thời đưa tin về chiến thắng Điện Biên Phủ. Cuộc gặp của hai nhà báo lớn thực sự đã tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc về nghề báo của W.B.

Giữa thập kỷ 60, Burchett áo vải, khăn rằn, đạp xe trong rừng với cán bộ, chiến sĩ ta tại khu căn cứ miền Nam. Các bài báo, sách và phim của ông về Việt Nam đã gây ảnh hưởng lớn đến dư luận thế giới, góp phần làm dấy lên phong trào đấu tranh phản đối cuộc chiến phi nghĩa này” – ông Hồ Quang Lợi nói.

Họa sĩ George Burchett - con trai nhà báo W.Burchett. Ảnh Trần Vương
Họa sĩ George Burchett - con trai nhà báo W.Burchett. Ảnh Trần Vương

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nhà báo Wilfred Burchett là người bạn trung thành của nhân dân Việt Nam, luôn ủng hộ Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, cho tới khi qua đời vào năm 1983. Ông đã gửi nhiều lá thư bày tỏ thái độ đối với sự thật cuộc chiến tranh Việt Nam tới các tổ chức, cá nhân nổi tiếng trên thế giới trong đó có Hội Nhà báo quốc tế.

Theo Ban tổ chức, việc trưng bày chuyên đề về Nhà báo W.B. do Bảo tàng Báo chí Việt Nam thực hiện đã một lần nữa kể với chúng ta câu chuyện một người bạn lớn của nhà báo Hồ Chí Minh, và đặc biệt là câu chuyện một nhà báo chiến trường đến từ phương Tây với lòng quả cảm, tài năng đã thực sự trở thành bất tử trong lòng nhân dân và các thế hệ nhà báo chúng ta với những trang viết, tấm hình, thước phim gắn liền với lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam!

Nhà báo Wilfred Burchett là một trong số ít những phóng viên phương Tây gắn bó với nhân dân Việt Nam trong suốt hai cuộc kháng chiến mà Nhà báo Thép Mới trong bài báo nhan đề "Người đồng chí chiến đấu của Việt Nam" đăng trên Báo Nhân Dân số ra ngày 2.10.1983 đã bày tỏ sự cảm phục và yêu mến đặc biệt: "Người đã tình nguyện nhảy vào lửa để tìm ra sự thật. Khi miền nam Việt Nam còn chìm trong hỗn loạn, khi đất nước còn rung chuyển dưới gót giày bọn xâm lược và tay sai của chúng, Bớc-xét đã xin phép Bác Hồ để được vào Nam".

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Trưng bày chuyên đề: Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tranh cổ động

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019), ngày 10.5, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề "Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động" (1969 - 2011).

Bài học sáng soi cho Đảng cách mạng

VƯƠNG TRẦN |

Đã 50 năm, kể từ ngày bản Di chúc đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố nhưng cho tới nay, những giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của văn kiện quý giá này vẫn còn nguyên giá trị. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chúc thư của một lãnh tụ thiên tài, một nhà cách mạng lỗi lạc có tầm nhìn xa, trông rộng, một chiến sĩ cộng sản suốt đời yêu thương, trân trọng con người, phấn đấu hy sinh vì tự do, hạnh phúc của con người. Một nội dung cốt lõi, bao trùm lên tất cả trong Di chúc đó là phần viết về xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Những giá trị đó còn mãi tới hôm nay và mai sau.

Người Anh hùng phi công được đứng trực bên linh cữu Bác Hồ

KỲ QUAN |

Trong những ngày đại tang của dân tộc đầu tháng 9.1969, bên cạnh nỗi đau thương mất mát như bao đồng bào, chiến sĩ cả nước, ông có một vinh dự lớn là được Binh chủng Không quân chọn tham gia đứng canh bên linh cữu Bác Hồ. Cũng chính ông sau đó trong Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9.9.1969, đã là người lái chiếc Mig-17 dẫn đầu biên đội bay thấp trên Quảng trường Ba Đình để chào vĩnh biệt Người. Bây giờ ở tuổi 83, ông vẫn hằng ngày học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Bác.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Trưng bày chuyên đề: Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tranh cổ động

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019), ngày 10.5, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề "Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động" (1969 - 2011).

Bài học sáng soi cho Đảng cách mạng

VƯƠNG TRẦN |

Đã 50 năm, kể từ ngày bản Di chúc đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố nhưng cho tới nay, những giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của văn kiện quý giá này vẫn còn nguyên giá trị. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chúc thư của một lãnh tụ thiên tài, một nhà cách mạng lỗi lạc có tầm nhìn xa, trông rộng, một chiến sĩ cộng sản suốt đời yêu thương, trân trọng con người, phấn đấu hy sinh vì tự do, hạnh phúc của con người. Một nội dung cốt lõi, bao trùm lên tất cả trong Di chúc đó là phần viết về xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Những giá trị đó còn mãi tới hôm nay và mai sau.

Người Anh hùng phi công được đứng trực bên linh cữu Bác Hồ

KỲ QUAN |

Trong những ngày đại tang của dân tộc đầu tháng 9.1969, bên cạnh nỗi đau thương mất mát như bao đồng bào, chiến sĩ cả nước, ông có một vinh dự lớn là được Binh chủng Không quân chọn tham gia đứng canh bên linh cữu Bác Hồ. Cũng chính ông sau đó trong Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9.9.1969, đã là người lái chiếc Mig-17 dẫn đầu biên đội bay thấp trên Quảng trường Ba Đình để chào vĩnh biệt Người. Bây giờ ở tuổi 83, ông vẫn hằng ngày học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Bác.