Việt Nam tích cực xây dựng nhiều dự thảo nghị quyết về nhân quyền

Thanh Hà |

Việt Nam tích cực đóng góp xây dựng nội dung nhiều dự thảo nghị quyết, tham gia đồng bảo trợ ba nghị quyết về quyền lương thực, quyền văn hóa và tác động của nợ nước ngoài và các ràng buộc tài chính quốc tế khác đối với việc thụ hưởng quyền con người.

Trong 2 ngày 21-22.3 tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (HĐNQ) đã tiến hành các phiên thảo luận cuối cùng, thông qua 29 Nghị quyết tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 40.

Trong bốn tuần làm việc, Hội đồng nhân quyền đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến quyền trẻ em, người khuyết tật, quyền nhà ở, quyền lương thực, ...

Hội đồng cũng xem xét tình hình nhân quyền tại một số quốc gia như Myanmar, Triều Tiên, Syria, Nam Sudan, Iran... và thảo luận các biện pháp tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho các nước Cộng hòa dân chủ Congo, Ukraine, Mali…

Như thường lệ, Hội đồng thông qua báo cáo rà soát định kỳ phổ quát của 14 nước thuộc Chu kỳ rà soát thứ 3. Phiên thảo luận cấp cao về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong chủ nghĩa đa phương và vấn đề án tử hình cũng được tổ chức trong khuôn khổ Khóa họp này.

Trong số 29 nghị quyết của Hội đồng tại Khóa họp, 16 nghị quyết được thông qua bằng đồng thuận, gồm các Nghị quyết về quyền lương thực, quyền văn hóa, quyền trẻ em, chống phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái trong thể thao, quyền con người và dân chủ, nhà nước pháp quyền, tự do tôn giáo và tín ngưỡng…

Bên cạnh đó, Hội đồng nhân quyền đã phải thông qua bằng bỏ phiếu 13 nghị quyết, trong đó có các Nghị quyết về tình hình nhân quyền tại Myanmar, Iran, Nicaragua, Syria, Nghị quyết về nhân quyền và các biện pháp cưỡng chế đơn phương, Nghị quyết về tác động của nợ nước ngoài đối với việc thụ hưởng quyền con người…

Tại Khóa họp, đoàn Việt Nam tích cực đóng góp xây dựng nội dung nhiều dự thảo nghị quyết, tham gia đồng bảo trợ ba nghị quyết về quyền lương thực, quyền văn hóa và tác động của nợ nước ngoài và các ràng buộc tài chính quốc tế khác đối với việc thụ hưởng quyền con người.

Đại sứ Dương Chí Dũng - Trưởng phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong chủ nghĩa đa phương, phiên đối thoại với Cao ủy nhân quyền LHQ, phiên đối thoại với Báo cáo viên đặc biệt về quyền lương thực, phiên thảo luận về tình hình nhân quyền Myanmar, về quyền của người khuyết tật,...

Sự tham gia của Việt Nam một lần nữa thể hiện thái độ tích cực và có trách nhiệm đối với công việc chung của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc trên tinh thần đối thoại và hợp tác, góp phần đảm bảo hoạt động của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Báo cáo nhân quyền của Mỹ thiếu khách quan về tình hình Việt Nam

Ngọc Vân |

Báo cáo thường niên về nhân quyền năm 2018 của Bộ Ngoại giao Mỹ có một số nhận định thiếu khách quan về tình hình Việt Nam.

Việt Nam lên tiếng tại phiên họp đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ

Khánh Minh |

Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (HĐNQ LHQ) đã tiến hành Phiên họp Đặc biệt về tình hình nhân quyền tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, trong đó có Đông Jerusalem hôm 18.5, theo yêu cầu của 25 nước thành viên và 37 nước quan sát viên.

Việt Nam phản đối mạnh mẽ thông cáo của chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc

TTXVN |

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Dương Chí Dũng, Đại diện thường trực của Việt Nam bên cạnh Văn phòng Liên Hợp quốc, Tổ chức  WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy sĩ) đã phản bác tài liệu về nữ công nhân Samsung bị ảnh hưởng sức khỏe do điều kiện lao động không đảm bảo là "không chuyên nghiệp, thiếu thiện chí, không khách quan, vô tư...".

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Báo cáo nhân quyền của Mỹ thiếu khách quan về tình hình Việt Nam

Ngọc Vân |

Báo cáo thường niên về nhân quyền năm 2018 của Bộ Ngoại giao Mỹ có một số nhận định thiếu khách quan về tình hình Việt Nam.

Việt Nam lên tiếng tại phiên họp đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ

Khánh Minh |

Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (HĐNQ LHQ) đã tiến hành Phiên họp Đặc biệt về tình hình nhân quyền tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, trong đó có Đông Jerusalem hôm 18.5, theo yêu cầu của 25 nước thành viên và 37 nước quan sát viên.

Việt Nam phản đối mạnh mẽ thông cáo của chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc

TTXVN |

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Dương Chí Dũng, Đại diện thường trực của Việt Nam bên cạnh Văn phòng Liên Hợp quốc, Tổ chức  WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy sĩ) đã phản bác tài liệu về nữ công nhân Samsung bị ảnh hưởng sức khỏe do điều kiện lao động không đảm bảo là "không chuyên nghiệp, thiếu thiện chí, không khách quan, vô tư...".