Việt Nam - thành viên năng động và trách nhiệm trong ASEM

Song Minh |

Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam tham gia Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) với tư cách thành viên sáng lập, và đã đóng góp hết sức mình, năng động, trách nhiệm, góp phần tạo dựng những dấu mốc quan trọng trong chặng đường phát triển của ASEM.

ASEM: Vị thế và tiềm năng hợp tác

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, kể từ khi chính thức thành lập ngày 1.3.1996, ASEM đã trở thành cơ chế hợp tác liên khu vực có quy mô lớn nhất thế giới, với sự tham gia của 53 thành viên từ hai châu lục Á-Âu.

ASEM đã khẳng định vai trò quan trọng đối với hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển thịnh vượng tại hai châu lục, đóng góp thiết thực định hình những xu thế lớn và cục diện thế giới trong thế kỷ XXI.

Với 4/5 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, 12 thành viên của Nhóm G20; chiếm khoảng 60% dân số, hơn 70% thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ, 60% FDI thế giới, đóng góp khoảng 65% GDP và 75% du lịch toàn cầu,…tinh thần đối thoại, phối hợp chính sách và hành động trong khuôn khổ ASEM có ý nghĩa then chốt, góp phần thúc đẩy hòa bình, hợp tác, xây dựng trật tự thế giới dựa trên luật lệ, hệ thống quản trị toàn cầu hiệu quả, công bằng, dân chủ, giải quyết các thách thức và triển khai các cam kết toàn cầu.

Với những chương trình hợp tác hiệu quả, thiết thực, ASEM tiếp tục khẳng định vai trò hàng đầu thúc đẩy kết nối Á-Âu trên tất cả các lĩnh vực.

Chương trình hành động ASEM về kết nối được thông qua tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 12 tháng 11.2018 với 6 lĩnh vực ưu tiên về kết nối chính sách, kết nối bền vững, thương mại và đầu tư, kết nối số, kết nối con người và ứng phó với các thách thức an ninh đã tạo khuôn khổ quan trọng làm sâu sắc hơn nữa quan hệ kết nối Á-Âu trong những thập niên tới.

Với vai trò của Châu Á và Châu Âu là những động lực chính của tăng trưởng kinh tế và đổi mới sáng tạo trong thế kỷ 21, ASEM có tiềm năng và cơ hội để góp phần hiện thực hóa các mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững, bao trùm trên nền tảng sáng tạo và số hóa.

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, ASEM tiếp tục tạo khuôn khổ hữu hiệu để thúc đẩy và làm sâu sắc các quan hệ song phương và đa phương giữa hai khu vực Á-Âu.

Cơ chế đối thoại và hợp tác thường xuyên đã góp phần thúc đẩy những lợi ích và quan tâm chung trên tinh thần đối tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Đây là cơ sở quan trọng để quan hệ đối tác giữa hai châu lục ngày càng được củng cố, trong đó tiêu biểu và gần đây nhất là việc nâng tầm lên Đối tác chiến lược giữa EU và ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 tháng 11.2020 tại Hà Nội.

Việt Nam góp phần nâng cao vị thế ASEM

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc tham gia với tư cách thành viên sáng lập ASEM năm 1996 đánh dấu bước triển khai quan trọng chủ trương đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ của Việt Nam.

Trong 25 năm qua, chúng ta đã đóng góp hết sức mình, năng động, trách nhiệm, góp phần tạo dựng những dấu mốc quan trọng trong chặng đường phát triển của ASEM, nâng cao vai trò, vị thế của Diễn đàn.

Chúng ta được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất trong khởi xướng, đề xuất và thúc đẩy nhiều ý tưởng, nội dung hợp tác mới, trực tiếp triển khai và đồng bảo trợ gần 60 sáng kiến trên các lĩnh vực.

Thông qua các sáng kiến hợp tác, Việt Nam đã cùng các thành viên ASEM đề cao lợi ích của hòa bình, an ninh và ổn định, giải quyết những vấn đề cấp bách, thúc đẩy quan tâm chung.

Chúng ta đã thúc đẩy nhận thức chung và sự ủng hộ của các thành viên ASEM đối với nỗ lực của ASEAN và Việt Nam về duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và giải quyết tranh chấp tại khu vực trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chúng ta đã kêu gọi sự ủng hộ và hợp tác hiệu quả của ASEM trong giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, ứng phó thiên tai…

Việt Nam là nước khởi xướng và duy trì cơ chế hợp tác đầu tiên trong ASEM về Đối thoại phát triển bền vững, trong đó trọng tâm là quản lý bền vững nguồn nước, hợp tác tiểu vùng các nước ven sông Mekong và Danube, góp phần nâng hợp tác tiểu vùng Mekong lên tầm liên khu vực từ năm 2011. Có thể nói, tham gia đóng góp thúc đẩy hợp tác ASEM không chỉ giúp nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của Việt Nam mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy các lợi ích về an ninh và phát triển của đất nước.

Việc đảm nhiệm thành công nhiều trọng trách như chủ nhà Hội nghị Cấp cao ASEM năm 2004, chủ nhà Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM năm 2009, Điều phối viên nhiệm kỳ 1999-2000 và 2001-2002, Phó Giám đốc Điều hành Quỹ Á-Âu giai đoạn 2008-2012... đã giúp chúng ta tham gia xây dựng và thúc đẩy nhiều định hướng, chiến lược quan trọng của Diễn đàn.

Các thành viên ASEM hiện chiếm 23 trong số 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Việt Nam; đóng góp khoảng 70% đầu tư trực tiếp nước ngoài, 70% giá trị thương mại quốc tế và 80% lượng khách du lịch quốc tế của Việt Nam; là đối tác của 15 trong 17 hiệp định thương mại tự do mà chúng ta đã ký hoặc đang đàm phán.

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) có hiệu lực tháng 10.2016 và FTA Việt Nam - EU có hiệu lực tháng 8.2020 đánh dấu những mốc phát triển mới trong quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác Châu Âu, đồng thời là minh chứng sinh động khẳng định quyết tâm của các nước Á-Âu trong đẩy mạnh kết nối, liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố số người Việt mắc COVID-19 ở Campuchia

Thanh Hà |

Có 13 người Việt Nam mắc COVID-19 trong đợt lây nhiễm mới nhất ở Campuchia, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng thông tin.

Bộ Ngoại giao thông tin việc công dân Việt Nam về nước đón Tết Nguyên đán

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao Việt Nam đang phối hợp nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đưa những công dân có nhu cầu thực sự khẩn thiết về nước trước Tết Nguyên đán.

Bộ Ngoại giao thông tin về kế hoạch nối lại các chuyến bay quốc tế

Hải Anh |

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của báo giới về kế hoạch nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế giữa Việt Nam với các nước đối tác.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố số người Việt mắc COVID-19 ở Campuchia

Thanh Hà |

Có 13 người Việt Nam mắc COVID-19 trong đợt lây nhiễm mới nhất ở Campuchia, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng thông tin.

Bộ Ngoại giao thông tin việc công dân Việt Nam về nước đón Tết Nguyên đán

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao Việt Nam đang phối hợp nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đưa những công dân có nhu cầu thực sự khẩn thiết về nước trước Tết Nguyên đán.

Bộ Ngoại giao thông tin về kế hoạch nối lại các chuyến bay quốc tế

Hải Anh |

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của báo giới về kế hoạch nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế giữa Việt Nam với các nước đối tác.