Việt Nam tham gia tích cực, chủ động trong APEC

Khánh Minh |

Trong 24 năm tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Việt Nam đã đóng góp tích cực, chủ động, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại Châu Á-Thái Bình Dương.

Đóng góp tích cực của Việt Nam

Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 10, ngày 15.11.1998, tại Kuala Lumpur, Malaysia; đánh dấu quá trình phát triển và mở rộng của Diễn đàn, đưa số thành viên của APEC lên 21 nền kinh tế. Đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Khu vực APEC có ý nghĩa quan trọng, chiến lược đối với an ninh, phát triển của Việt Nam. APEC là diễn đàn quy tụ 15 trên 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và là các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam, chiếm hơn 77% thương mại, gần 81% đầu tư trực tiếp và hơn 85% du lịch. 13 trong 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đang triển khai/đàm phán là với thành viên APEC. Trong đó, 17 trên tổng số 20 thành viên APEC là đối tác FTA của Việt Nam.

Trong 24 năm tham gia APEC, nổi bật nhất phải kể đến việc Việt Nam là một trong số không nhiều thành viên đã hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC, vào các năm 2006 và 2017.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, cần nhìn nhận rằng, 4 năm trở lại đây là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử của Diễn đàn APEC. Theo đó, APEC 2018 không ra được Tuyên bố chung; APEC 2019 phải hoãn vào phút chót; tiếp đó đại dịch COVID-19 làm xáo trộn rất nhiều và buộc các hoạt động của APEC. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn luôn có những đóng góp tích cực, được các đối tác đánh giá cao.

Trong ba năm vừa qua, Việt Nam đã đóng góp vào nỗ lực tìm tiếng nói chung, xây dựng lòng tin, duy trì đà hợp tác, tạo thêm động lực mới cho Diễn đàn, thể hiện trên 5 phương diện.

Thứ nhất, phát huy thành công của Năm APEC Việt Nam 2017, Việt Nam đã thúc đẩy các bên thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các cam kết quan trọng của APEC 2017, tạo cơ sở cho việc xây dựng và triển khai các kế hoạch hợp tác mới.

Thứ hai, Việt Nam là thành viên chủ chốt tham gia xây dựng Tầm nhìn APEC 2040 và đóng vai trò tích cực trong việc hiện thực hóa Tầm nhìn. Đây là tài liệu định hướng rất quan trọng, xác định các ưu tiên của APEC trong hai thập kỷ tới về tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại-đầu tư và thúc đẩy vai trò tiên phong của APEC trong những lĩnh vực mới thế kỷ XXI. Việt Nam đã đề xuất và thực hiện khoảng 20 sáng kiến để triển khai Tầm nhìn.

Thứ ba, với vai trò Chủ tịch nhóm ASEAN trong APEC 2022, Việt Nam phối hợp với các thành viên ASEAN thúc đẩy đoàn kết, tiếng nói chung của ASEAN và đề cao vai trò trung tâm của ASEAN trong liên kết kinh tế khu vực.

Thứ tư, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khác biệt quan điểm giữa các thành viên ngày càng sâu sắc, Việt Nam đã cùng các thành viên chủ động tạo thêm kênh trao đổi để thu hẹp khác biệt, tìm kiếm giải pháp trung hòa, giúp duy trì đồng thuận và cam kết đối với Diễn đàn.

Thứ năm, Việt Nam cũng đã chia sẻ kinh nghiệm đăng cai và phối hợp chặt chẽ với các nước chủ nhà APEC như Malaysia 2020, New Zealand 2021, Thái Lan 2022. Thiện chí và tinh thần hợp tác của Việt Nam được các thành viên coi trọng và đánh giá cao, đặc biệt trong bối cảnh các tiến trình hội nghị bị tác động lớn bởi đại dịch.

Thông điệp về nền kinh tế Việt Nam năng động, sáng tạo

Theo Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, trong dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2022 tại Bangkok, Thái Lan trong tuần này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ có nhiều hoạt động cả đa phương và song phương. Nổi bật là, Chủ tịch nước sẽ cùng các nhà Lãnh đạo và Trưởng đoàn từ 21 nền kinh tế thành viên có 2 phiên thảo luận sâu về tình hình và các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh phục hồi kinh tế; thúc đẩy tăng trưởng cân bằng, bền vững và bao trùm. Đây là dịp để Việt Nam chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm và đề xuất hướng đi để hợp tác APEC đóng góp hiệu quả hơn vào giải quyết các thách thức chung của khu vực, vì lợi ích chung của tất cả thành viên.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự phiên đối thoại cùng các khách mời của hội nghị để thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại và phối hợp hành động giữa APEC với các khu vực bên ngoài.

Chủ tịch nước cũng được mời làm diễn giả chính và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2022 và sẽ cùng các nhà lãnh đạo APEC đối thoại với đại diện cộng đồng doanh nghiệp APEC. Đây là thông lệ đặc sắc của APEC nhằm khuyến khích sự tham gia đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp trong xây dựng chính sách và hợp tác khu vực.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch nước dự tọa đàm cấp cao với Liên minh Doanh nghiệp Mỹ-APEC

Thanh Hà |

Sáng 17.11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự cuộc tọa đàm cấp cao với Liên minh Doanh nghiệp Mỹ-APEC. Sự kiện có sự tham gia của một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Mỹ có hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Chùm ảnh Chủ tịch nước lên đường thăm chính thức Thái Lan, dự hội nghị APEC

Thanh Hà |

Sáng 16.11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Vương quốc Thái Lan và tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29.

Chủ tịch nước lên đường thăm chính thức Thái Lan và dự Hội nghị APEC

Khánh Minh |

Sáng 16.11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Cấp cao nước CHXHCN Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Vương quốc Thái Lan và tham dự Hội nghị APEC 29.

Chủ tịch nước là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Thái Lan trước APEC

Khánh Minh |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên thăm chính thức Thái Lan trước thềm Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 29.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chủ tịch nước dự tọa đàm cấp cao với Liên minh Doanh nghiệp Mỹ-APEC

Thanh Hà |

Sáng 17.11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự cuộc tọa đàm cấp cao với Liên minh Doanh nghiệp Mỹ-APEC. Sự kiện có sự tham gia của một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Mỹ có hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Chùm ảnh Chủ tịch nước lên đường thăm chính thức Thái Lan, dự hội nghị APEC

Thanh Hà |

Sáng 16.11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Vương quốc Thái Lan và tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29.

Chủ tịch nước lên đường thăm chính thức Thái Lan và dự Hội nghị APEC

Khánh Minh |

Sáng 16.11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Cấp cao nước CHXHCN Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Vương quốc Thái Lan và tham dự Hội nghị APEC 29.

Chủ tịch nước là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Thái Lan trước APEC

Khánh Minh |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên thăm chính thức Thái Lan trước thềm Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 29.