Việt Nam nêu quan ngại về hành vi xâm phạm chủ quyền ở Biển Đông

Song Minh |

Việt Nam bày tỏ quan ngại về những xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Ngày 10.12, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 74 đã họp phiên toàn thể về chủ đề “Đại dương và Luật biển” nhằm xem xét các báo cáo của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về các vấn đề liên quan đến đại dương và luật biển cũng như các dự thảo nghị quyết được đưa ra theo đề mục này.

Phát biểu tại phiên họp, đại diện Việt Nam tại Liên Hợp quốc Phạm Hải Anh khẳng định vai trò quan trọng của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) trong suốt 25 năm qua như một bản Hiến pháp về biển và đại dương, nhất là ở các khu vực có tranh chấp như Biển Đông. Là một quốc gia ven biển, Việt Nam nhận thức rõ việc sử dụng biển một cách hòa bình và bền vững là yêu cầu thiết yếu để phát triển bền vững.

Việt Nam kêu gọi tất cả các quốc gia tuân thủ đầy đủ các quy định của Công ước và các hiệp định thực thi Công ước, tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước, trong đó có các hoạt động kinh tế biển.

Lập trường nhất quán của Việt Nam là mọi tranh chấp phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.

Việt Nam bày tỏ quan ngại về một số sự kiện diễn ra gần đây tại Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, kêu gọi các bên liên quan không tái diễn các vi phạm và tránh các hoạt động đơn phương làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông.

Việt Nam kêu gọi bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải và hàng không tại Biển Đông, tất cả các bên cần hết sức kiềm chế, không quân sự hóa hoặc tiến hành các hoạt động làm phức tạp tình hình hay mở rộng, gia tăng tranh chấp, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn thiện Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở biển Đông (COC) có nội dung thực chất và có hiệu lực trên thực tế.

Tại phiên thảo luận, nhiều nước đã đề cao giá trị phổ quát, nhất quán và toàn diện của UNCLOS 1982, nêu bật tầm quan trọng của Công ước là khuôn khổ pháp lý quốc tế điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, đồng thời nhằm quản lý và sử dụng hòa bình, bền vững và công bằng các tài nguyên biển, cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp.

Nhiều nước như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Australia đã công khai đề cập đến vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, bày tỏ quan ngại về các yêu sách về quyền lịch sử và yêu sách lịch sử đối với tài nguyên biển, cho rằng mọi yêu sách cần phải phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không phải được bảo đảm, kêu gọi các bên giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế mà không bị cưỡng bức, đe doạ.

Kết thúc phiên họp, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 74 đã đồng thuận thông qua Nghị quyết thường niên về Nghề cá bền vững bằng đồng thuận và bỏ phiếu với đa số áp đảo, thông qua Nghị quyết thường niên về Đại dương và Luật biển.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam - Trung Quốc trao đổi về tình hình Biển Đông

Khánh Minh |

Vòng 13 Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Nam – Trung Quốc đã diễn ra từ ngày 19-20.11.2019 tại thành phố Hồ Chí Minh.

An ninh Biển Đông chi phối Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN

NGỌC VÂN |

An ninh Biển Đông là một trong những vấn đề thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo quân sự ASEAN và các đối tác hàng đầu thế giới tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM Retreat) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) diễn ra từ ngày 17-18.11 tại Bangkok, Thái Lan.

Việt Nam nỗ lực thực thi Công ước về Luật Biển trên Biển Đông

Thanh Hà |

Việt Nam luôn đề cao tôn chỉ và mục tiêu của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, đồng thời có nhiều nỗ lực thực thi công ước trên Biển Đông.

Hà Nội: Tấp nập người mua, kẻ bán tại chợ hoa Hoàng Hoa Thám ngày cận Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Những ngày cuối năm, đường Hoàng Hoa Thám trở nên rất náo nhiệt và nhộn nhịp, nhiều người dân Hà Nội đã tới đây mua sắm các cây cảnh, hoa cảnh để trang trí dịp Tết Quý Mão 2023.

Trung Quốc mở cửa và lãi suất chi phối thị trường hàng hóa 2023

Song Minh |

Lãi suất của Fed và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là những biến số chính trên thị trường hàng hóa toàn cầu trong năm nay, sau khi nhiều mặt hàng thiết lập mức cao lịch sử vào năm 2022 do lạm phát và chiến sự Ukraina.

Tóc Tiên: “Tết tôi thường cùng chồng về Hà Nội đón năm mới”

Mi Lan |

Nữ ca sĩ Tóc Tiên chia sẻ, cô thích khí hậu se lạnh, những món ăn đường phố ở Hà Nội. Tóc Tiên thường cùng chồng là nhà sản xuất âm nhạc Hoàng Touliver về Hà Nội đón năm mới.

Chợ đầu mối Long Biên tấp nập ngày cận Tết, cửu vạn làm không ngơi tay

Minh Hà - Việt Anh |

Tại chợ Long Biên ngày cận Tết, xe chở hàng về các chợ đầu mối càng đông, nối đuôi nhau thành một hàng dài. Không khí làm việc tại đây luôn khẩn trương, tất bật. Cửu vạn làm không nghỉ tay.

Nỗi niềm của du học sinh xa xứ: Thèm hương vị Tết quê nhà

Nhung Phùng |

Tết là dịp để mọi người sum vầy, ôn lại chuyện cũ, chúc nhau năm mới may mắn, bình an. Đối với những du học sinh học tập xa quê, đã lâu họ chưa được đón Tết trọn vẹn bên gia đình.

Việt Nam - Trung Quốc trao đổi về tình hình Biển Đông

Khánh Minh |

Vòng 13 Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Nam – Trung Quốc đã diễn ra từ ngày 19-20.11.2019 tại thành phố Hồ Chí Minh.

An ninh Biển Đông chi phối Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN

NGỌC VÂN |

An ninh Biển Đông là một trong những vấn đề thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo quân sự ASEAN và các đối tác hàng đầu thế giới tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM Retreat) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) diễn ra từ ngày 17-18.11 tại Bangkok, Thái Lan.

Việt Nam nỗ lực thực thi Công ước về Luật Biển trên Biển Đông

Thanh Hà |

Việt Nam luôn đề cao tôn chỉ và mục tiêu của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, đồng thời có nhiều nỗ lực thực thi công ước trên Biển Đông.