Việt Nam nêu 4 đề xuất để “Tiếng nói phương Nam” vang xa

Thanh Hà |

Ngày 12.1, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự phiên khai mạc hội nghị thượng đỉnh “Tiếng nói phương Nam” theo hình thức trực tuyến.

Đây là hoạt động cấp cao quan trọng với sự chủ trì của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và có sự tham dự của nguyên thủ/người đứng đầu chính phủ các nước gồm: Tổng thống Mozambique, Senegal, Guyana, Uzbekistan; Thủ tướng Bangladesh, Campuchia, Mông Cổ, Papua New Guinea, Thái Lan.

Hội nghị là một trong những hoạt động đầu tiên trong khuôn khổ năm chủ tịch G20 của Ấn Độ, là sáng kiến của Thủ tướng Modi với mục đích gắn kết quan điểm, lập trường của các nước đang phát triển vào chương trình nghị sự của nhóm G20, qua đó thúc đẩy đoàn kết toàn cầu, xây dựng tiếng nói chung trong giải quyết các thách thức cấp bách và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sáng kiến của Ấn Độ góp phần đưa “Tiếng nói phương Nam” vào chương trình nghị sự của G20 và nhấn mạnh thông điệp cần chung tay củng cố các nền tảng cho một nền hòa bình và phát triển thịnh vượng toàn cầu.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ một số đề xuất cụ thể tại hội nghị ngày 12.1. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ một số đề xuất cụ thể tại hội nghị ngày 12.1. Ảnh: TTXVN

Cụ thể là, tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc tế và duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển; thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư quốc tế với vai trò động lực cho tăng trưởng kinh tế bền vững, lấy người dân làm trung tâm và “không bỏ ai lại phía sau”; kiến tạo các động lực tăng trưởng mới trên cơ sở tranh thủ một cách sáng tạo Cách mạng công nghiệp 4.0, cải cách hệ thống quản trị toàn cầu theo hướng nâng cao vị thế, tiếng nói của các nước đang phát triển.

Để “Tiếng nói phương Nam” vang xa, Chủ tịch nước chia sẻ một số đề xuất cụ thể:

Thứ nhất, có tiếng nói chung, đóng góp thực chất vào thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, cải tổ Liên Hợp Quốc dân chủ và hiệu quả hơn, củng cố hệ thống thương mại đa phương với WTO ở vị trí trung tâm, hạn chế tối đa các rào cản thương mại.

Thứ hai, tăng cường hỗ trợ tài chính ưu đãi từ nhóm nước phát triển đối với các nước phương Nam, xoá, giãn nợ cho các nước nghèo, hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững và xây dựng lộ trình tài chính phát triển sau 2025; tăng cường các cơ chế tài chính mới, tài chính hỗn hợp gắn với sự tham gia của khu vực tư nhân.

Thứ ba, công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo cần giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển của mọi quốc gia, đóng vai trò là động lực của tăng trưởng xanh, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh.

Thứ tư, cùng nỗ lực ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng - lương thực - nguồn nước, an ninh mạng trên cơ sở phát huy tối đa nội lực đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế, với nòng cốt là nâng cao hiệu quả hợp tác Nam – Nam, phát huy các cơ chế hợp tác của Liên Hợp Quốc.

Chia sẻ các bài học và thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đồng thời khẳng định Việt Nam ủng hộ và sẽ tiếp tục đóng góp vào “Tiếng nói phương Nam”, vì một thế giới công bằng, rộng mở, cùng phồn vinh và hạnh phúc.

Trong phát biểu khai mạc, Thủ tướng Modi chia sẻ các ưu tiên, định hướng của nước Chủ tịch trong năm 2023, nhấn mạnh thông điệp mạnh mẽ về bảo đảm lợi ích, mối quan tâm và ưu tiên cấp bách của các nước phương Nam tại các diễn đàn quốc tế, nhất là trong khuôn khổ G20.

Các nhà lãnh đạo đánh giá cao sáng kiến của Ấn Độ tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần này mang đến một cơ hội đặc biệt để các nước đang phát triển đóng góp ý kiến thực chất vào quá trình thảo luận của G20.

Các ý kiến phát biểu đánh giá thế giới đang đứng trước nhiều thách thức, tác động đa chiều đến các nước đang phát triển, nhất là nguy cơ suy thoái kinh tế, lạm phát, nợ công, biến đổi khí hậu, an ninh phi truyền thống và gia tăng căng thẳng địa chính trị.

Phiên họp nhấn mạnh yêu cầu các bên liên quan cần hành động ngay để đạt được các mục tiêu SDG theo đúng lộ trình. Trong ngắn hạn, cần triển khai các biện pháp cấp bách để hỗ trợ các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo thu nhập còn thấp, vượt qua các nguy cơ về mất an ninh lương thực, năng lượng, bất ổn tài chính, khủng hoảng nợ… Trong dài hạn, nhiều ý kiến nhấn mạnh yêu cầu xây dựng một hệ thống kinh tế và tài chính quốc tế công bằng, bình đẳng và bao trùm, tăng cường tiếng nói và sự tham gia của các nước đang phát triển trong các cơ chế quản trị kinh tế toàn cầu.

Cùng với chủ đề chung của G20 năm 2023 về “Một trái đất, Một gia đình, Một tương lai”, hội nghị thượng đỉnh “Tiếng nói phương Nam” với chủ đề bao trùm “Chung tiếng nói, Cùng mục tiêu” đã đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy đoàn kết, thể hiện quan điểm chung của các nước đang phát triển chung tay ứng phó các thách thức toàn cầu.

Những sáng kiến, cam kết, đề xuất tại hội nghị là nền tảng quan trọng cho nghị sự của G20 trong năm 2023, hướng tới hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra vào tháng 9.2023.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam lên tiếng khi Philippines vô hiệu hóa thỏa thuận năng lượng 3 bên

Thanh Hà |

Việt Nam cho rằng, mọi hoạt động hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác biển cần phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Việt Nam - Lào tập trung tạo chuyển biến mới trong hợp tác song phương

Thanh Hà |

Sáng 12.1 tại thủ đô Vientiane, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào.

Việt Nam và Lào quyết tâm mở rộng không gian hợp tác và phát triển

Thanh Hà |

Việt Nam - Lào nhất trí tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế, cả về hạ tầng cứng và hạ tầng mềm… nhằm mở rộng không gian hợp tác và phát triển giữa hai nước.

Mỹ bắn hạ khinh khí cầu 12 USD bằng tên lửa 439.000 USD?

Ngọc Vân |

Lực lượng Không quân Mỹ có thể đã bắn hạ khinh khí cầu trị giá 12 USD bằng tên lửa trị giá 439.000 USD.

Đề xuất tháo gỡ khó khăn cho người lao động tại doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Hà Anh |

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa đề xuất với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất phương án giải quyết chế độ BHXH đối với người lao động (NLĐ) tại các đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) chậm đóng, nợ BHXH.

Vết nứt 300km trên bề mặt Trái đất do động đất Thổ Nhĩ Kỳ

Thanh Hà |

Mặt đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và miền bắc Syria bị nứt toác và kéo đi theo nhiều hướng khác nhau sau trận động đất mạnh 7,8 độ richter ngày 6.2 và các dư chấn.

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Sông cạn

Nhóm PV |

Truyện ngắn dự thi: Sau khi dặn dò con gái cột chắc chiếc ghe vào gốc cây, ông Bình lầm lũi đi lên chiếc chòi dành cho hai ba con ông. Má cái Hạ, vợ ông đã bỏ ba con mà đi vào một ngày mưa tràn bờ bãi. Hôm ấy bà một mình chạy ghe đi chợ thế rồi bà đi mãi không về.

Gặp gỡ người đàn ông nặng duyên với đàn cò suốt gần 1 thập kỷ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những năm trở lại đây, nhiều người đến xã Hà Ngọc (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) không khỏi bất ngờ trước cảnh hàng vạn con cò, con vạc, bồ nông bay kín vườn chim nhà ông Mai Văn Quân. Được biết, để có thành quả như ngày hôm nay, ông Quân đã cần mẫn suốt gần 1 thập kỷ qua để trồng tre, đắp bờ “dụ chim” về ở.

Việt Nam lên tiếng khi Philippines vô hiệu hóa thỏa thuận năng lượng 3 bên

Thanh Hà |

Việt Nam cho rằng, mọi hoạt động hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác biển cần phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Việt Nam - Lào tập trung tạo chuyển biến mới trong hợp tác song phương

Thanh Hà |

Sáng 12.1 tại thủ đô Vientiane, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào.

Việt Nam và Lào quyết tâm mở rộng không gian hợp tác và phát triển

Thanh Hà |

Việt Nam - Lào nhất trí tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế, cả về hạ tầng cứng và hạ tầng mềm… nhằm mở rộng không gian hợp tác và phát triển giữa hai nước.