Việt Nam lần đầu được đề cử chức Đồng Chủ tịch SEARP của OECD

Khánh Minh |

Việt Nam lần đầu được đề cử đảm nhiệm cương vị Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) giai đoạn 2022-2025.

Tại cuộc họp lần thứ tám Ban điều phối SEARP của OECD chiều ngày 9.12, Việt Nam và Australia đã chính thức được đề cử đảm nhiệm cương vị đồng chủ tịch Chương trình SEARP giai đoạn 2022-2025 thay cho Thái Lan và Hàn Quốc.

Phát biểu tại cuộc họp, Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng ghi nhận chương trình đã hỗ trợ tích cực cho các nước Đông Nam Á trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, đưa khu vực gần hơn với các tiêu chuẩn và thực tiễn tốt của OECD.

Bà Nguyễn Minh Hằng bày tỏ cảm ơn sự ghi nhận của OECD và Chương trình SEARP đối với những đóng góp tích cực và trách nhiệm của Việt Nam trong thời gian qua, khẳng định sẽ nỗ lực phối hợp chặt chẽ với Australia trong thời gian tới nhằm phát huy những kết quả đã đạt được từ giai đoạn trước, gắn kết hiệu quả hơn nữa OECD nói chung và Chương trình SEARP nói riêng với khu vực.

Ảnh: BNG
Bà Nguyễn Minh Hằng, Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ Ngoại giao. Ảnh: BNG

Bà Nguyễn Minh Hằng khẳng định, trong bối cảnh thế giới đang trong quá trình tái cơ cấu, còn nhiều bất ổn khó lường, ba năm tới sẽ là giai đoạn hết sức quan trọng đối với tiến trình phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Đông Nam Á.

Trợ lý Bộ trưởng cũng đề xuất một số lĩnh vực ưu tiên và mong muốn Chương trình SEARP tiếp tục phối hợp và thúc đẩy, trong đó có tiếp tục ủng hộ thực thi Khung Phục hồi tổng thể ASEAN (ACRF), nhấn mạnh đây là mục tiêu quan trọng của Chương trình và ủng hộ hợp tác trong các lĩnh vực như chuyển đổi số, hạ tầng số, phát triển nguồn nhân lực, du lịch và đi lại an toàn, tăng trưởng xanh…

Phát biểu tại phiên họp, ông Anthony Stannard, đại diện Phái đoàn thường trực của Australia tại OECD, nhấn mạnh ưu tiên tổng thể của Australia trong giai đoạn tới là hành động để thúc đẩy phục hồi và thịnh vượng cho toàn khu vực. Ông Anthony Stannard khẳng định quyết tâm cao của Australia và sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các đối tác trong khu vực trong 3 năm tới trên cương vị đồng chủ tịch Chương trình SEARP.

Việt Nam là nước thứ ba tại Đông Nam Á đảm nhiệm cương vị đồng chủ trì Chương trình SEARP, sau Indonesia và Thái Lan. Việc đảm nhiệm cương vị này là nỗ lực triển khai Chỉ thị 25 về nâng tầm đối ngoại đa phương, là cơ hội quan trọng để Việt Nam chủ động tham gia thúc đẩy các quan tâm chung cũng như lồng ghép các ưu tiên phát triển trong OECD và Chương trình SEARP, một mặt thể hiện vai trò, trách nhiệm quốc tế, mặt khác giúp Việt Nam tranh thủ tư vấn và hỗ trợ của OECD cho các mục tiêu phát triển.

Việc OECD mời Việt Nam đảm nhận cương vị này cũng khẳng định sự ghi nhận đối với vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực, cũng như những đóng góp của ta đối với SEARP thời gian qua, tin tưởng Việt Nam có thể gắn kết hiệu quả OECD với khu vực trong các lĩnh vực quan tâm chung.

Chương trình Khu vực Đông Nam Á (SEARP) được chính thức triển khai từ tháng 5.2014 theo sáng kiến của Nhật Bản nhằm tăng cường hợp tác giữa Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và các nước Đông Nam Á không phải là thành viên của OECD.

Mục tiêu chính của Chương trình là hỗ trợ cải cách kinh tế của các nước khu vực Đông Nam Á thông qua chia sẻ kinh nghiệm phát triển, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm, thúc đẩy hội nhập và liên kết kinh tế khu vực. Bao gồm 13 lĩnh vực trao đổi, hợp tác khác nhau, Chương trình là nơi ươm mầm và cho ra đời những tư vấn và khuyến nghị chính sách rất quý báu cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam đề cao UNCLOS trong giải quyết tranh chấp trên biển

Ngọc Vân |

Đại sứ Phạm Hải Anh kêu gọi các nước tiếp tục tham gia nhóm Bè bạn của UNCLOS do Việt Nam và Đức sáng lập hiện đã có 112 thành viên để thúc đẩy hơn nữa nhận thức và thực thi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Việt Nam – OECD ký biên bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2022-2026

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn OECD tiếp tục hỗ trợ huy động các nguồn lực, nhất là nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản trị hiệu quả để giúp Việt Nam tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lễ kỷ niệm 60 năm OECD

Thanh Hà |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, với sứ mệnh xây dựng “chính sách tốt hơn vì cuộc sống tốt đẹp hơn”, OECD đã trở thành một diễn đàn thảo luận chính sách hàng đầu thế giới, góp phần tích cực vào cải thiện chính sách kinh tế và quản trị kinh tế toàn cầu.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Việt Nam đề cao UNCLOS trong giải quyết tranh chấp trên biển

Ngọc Vân |

Đại sứ Phạm Hải Anh kêu gọi các nước tiếp tục tham gia nhóm Bè bạn của UNCLOS do Việt Nam và Đức sáng lập hiện đã có 112 thành viên để thúc đẩy hơn nữa nhận thức và thực thi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Việt Nam – OECD ký biên bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2022-2026

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn OECD tiếp tục hỗ trợ huy động các nguồn lực, nhất là nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản trị hiệu quả để giúp Việt Nam tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lễ kỷ niệm 60 năm OECD

Thanh Hà |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, với sứ mệnh xây dựng “chính sách tốt hơn vì cuộc sống tốt đẹp hơn”, OECD đã trở thành một diễn đàn thảo luận chính sách hàng đầu thế giới, góp phần tích cực vào cải thiện chính sách kinh tế và quản trị kinh tế toàn cầu.