Việt Nam - điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu

Đức Mạnh thực hiện |

Trả lời phỏng vấn Báo Lao Động, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực biến động phức tạp, nền kinh tế nước ta đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả quan trọng; là điểm sáng trong bức tranh toàn cầu, được các tổ chức quốc tế, tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá cao.

Xuất khẩu sẽ tiếp tục là điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2024 (ảnh chụp tại Cảng quốc tế Gemalink, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).   Ảnh: TTXVN
Xuất khẩu sẽ tiếp tục là điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2024 (ảnh chụp tại Cảng quốc tế Gemalink, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh: TTXVN

Thưa Bộ trưởng, theo ông, nền kinh tế nước ta đạt được những thành tựu nổi bật nào sau một năm 2023 nhiều khó khăn, biến động?

- Từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, thách thức nhiều hơn so với dự báo.

Trong bối cảnh khó khăn đó, đất nước ta tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Trong đó, nổi bật là:

Thứ nhất, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Các cân đối lớn, thu ngân sách Nhà nước, an ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm.

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt khoảng 5,05%. Mặc dù thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng là mức tăng trưởng thuộc nhóm cao trên thế giới, khu vực và cải thiện tích cực qua từng quý.

Thứ ba, các yếu tố nền tảng về thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh, hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo… được cải thiện tương đối rõ nét: Hoàn thành 475km đường cao tốc, nâng tổng số km đường cao tốc của cả nước lên 1.892km; khánh thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Hòa Lạc; các ngành, lĩnh vực công nghiệp mới, công nghiệp chíp, bán dẫn được thúc đẩy.

Thứ tư, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng. Công tác an sinh xã hội được triển khai kịp thời, hiệu quả. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm. Trong bối cảnh nền kinh tế, doanh nghiệp, người lao động gặp nhiều khó khăn, nước ta vẫn đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu xã hội năm 2023 được Quốc hội giao.

Thứ năm, hoạt động đối ngoại, ngoại giao cấp cao, ngoại giao kinh tế là điểm sáng nổi bật, đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử.

Đặc biệt, tiếp đón thành công chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Mỹ Joe Biden; chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Nâng cấp quan hệ với Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững; Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì Hòa bình và Thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”.

Những kết quả đạt được nêu trên là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, nỗ lực phấn đấu của người dân, doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự phối hợp, đồng hành của Quốc hội, các cơ quan trong hệ thống chính trị. Sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành, địa phương.

Quán triệt chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm; chủ động, kịp thời; tăng tốc, sáng tạo; hiệu quả, bền vững”, bám sát các quan điểm, định hướng chỉ đạo, điều hành năm 2024 của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, những kết quả đạt được nêu trên cũng là những nhiệm vụ, giải pháp các cấp, các ngành, các địa phương cần tiếp tục phát huy, thực hiện hiệu quả trong năm 2024.

Từ đó thực hiện thắng lợi, đạt kết quả cao nhất các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đã được Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội đặt ra.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt kỷ lục về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Ảnh: Phương Anh
Xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt kỷ lục về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Ảnh: Phương Anh

Bước sang năm 2024 với nhiều dự báo sẽ có tín hiệu hồi phục tích cực hơn, Bộ trưởng nhận định mục tiêu tăng trưởng GDP Việt Nam từ 6,0 - 6,5% sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì?

- Dự báo năm tới nền kinh tế nước ta có thể đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới. Cạnh tranh địa chính trị gia tăng, kinh tế toàn cầu chưa phục hồi ổn định, các thị trường xuất khẩu, đối tác lớn tiếp tục bị thu hẹp, đơn hàng xuất khẩu giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; tình hình lao động việc làm bị ảnh hưởng…

Bên cạnh đó, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực phát triển. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến niềm tin, tâm lý của nhà đầu tư, doanh nghiệp. Dòng vốn, thanh khoản của nền kinh tế còn nhiều khó khăn.

Trước bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đang có nhiều biến động nhanh chóng như hiện nay, đã xuất hiện những khó khăn, thách thức mới chúng ta phải đối mặt và cả những thuận lợi, cơ hội chúng ta có thể tận dụng.

Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh đang trên đà phục hồi khá tốt, tuy nhiên bối cảnh thế giới vẫn còn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, phía trước vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thách thức. Các vấn đề nội tại của nền kinh tế như năng lực sản xuất, doanh nghiệp, cơ cấu đầu tư, thị trường, sự phụ thuộc vào khu vực đầu tư nước ngoài, thị trường xuất khẩu... chưa thể cải thiện trong một sớm, một chiều.

Trong khi đó, khả năng chống chịu của các doanh nghiệp trong nước, sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 hiện rất khó khăn, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngoài ra, khó khăn nội tại lớn nhất vẫn là tình trạng cán bộ có biểu hiện e ngại, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm dẫn đến chậm trễ trong giải quyết công việc.

Do đó, cần có các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động, phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ hơn, tạo thành tác động cộng hưởng, phát huy tối đa hiệu quả các chính sách, nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, tranh thủ mọi cơ hội, tận dụng thời gian để phục hồi tăng trưởng, thực hiện các giải pháp trong trung và dài hạn như tăng trưởng xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn… phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Đức Mạnh thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Triển vọng kinh tế năm 2024 - kỳ vọng bứt phá mới

TS. Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế |

Vào năm 2024 với tâm thế lạc quan, bởi về tổng thể, giai đoạn khó khăn nhất trên hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch đã ở phía sau, nhất là với một số lĩnh vực như bất động sản và dệt may, gia dày và công nghiệp điện tử... Hầu hết các chỉ số tăng trưởng kinh tế năm 2024 sẽ tích cực hơn năm 2023. Việt Nam vẫn là điểm sáng về tốc độ tăng trưởng, cải thiện cơ cấu kinh tế và nâng tầm vị thế quốc tế.

Việt Nam đang vươn lên thành quốc gia có ảnh hưởng kinh tế tầm thế giới

Linh Nhi |

Giáo sư Klaus Schwab - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) - đánh giá Việt Nam không chỉ là một ngôi sao ở khu vực, mà còn đang trong quá trình vươn lên trở thành một quốc gia có ảnh hưởng kinh tế ở tầm thế giới.

Những con số ấn tượng về kinh tế Việt Nam năm 2023

Phương Anh |

Theo số liệu thống kê của Văn phòng chính phủ, năm 2023, tình hình kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và tăng trưởng tốt trên các lĩnh vực quan trọng.

Nhậu say đến đi không vững, người đàn ông hốt hoảng khi nghe mức phạt

Nguyên Chân |

TPHCM - Biết được mức phạt khi vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông tỏ ra hốt hoảng, liên tục nói "lấy tiền đâu đóng".

Không khí lạnh tác động đến thời tiết Tết Nguyên đán 2024 như thế nào?

AN AN - MINH HÀ |

Theo nhận định từ đại diện cơ quan khí tượng, thời tiết Tết Nguyên đán 2024 ở Bắc Bộ sẽ khá rét do tác động của không khí lạnh.

Mua áo cho con từ quà Tết công đoàn

Bảo Hân |

Từ quà tặng 300.000 đồng trong chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” trên sàn giao dịch thương mại điện tử, chị Đỗ Thị Hồng - công nhân Công ty Cổ phần Giầy Hạ Hòa tại tỉnh Phú Thọ mua chiếc áo mới cho con gái để “diện” đi chơi Tết.

Hơn 14.500 người lao động được chăm lo Tết

Hoàng Bin |

Hoàn cảnh khó khăn khiến nhiều lao động nghèo tại Quảng Nam nặng gánh lo âu khi Tết đến gần. Nhận được những phần quà Tết ý nghĩa, thiết thực từ tổ chức Công đoàn giúp NLĐ vui như Tết.

Thị trường chứng khoán sẽ duy trì đà tăng điểm

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán vẫn đang xác nhận xu hướng tăng điểm cho dù đã có nhịp "chững lại" tạm thời. Với kỳ nghỉ Tết đang đến gần, thanh khoản của thị trường cũng được dự báo sẽ thấp hơn thời gian qua.

Triển vọng kinh tế năm 2024 - kỳ vọng bứt phá mới

TS. Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế |

Vào năm 2024 với tâm thế lạc quan, bởi về tổng thể, giai đoạn khó khăn nhất trên hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch đã ở phía sau, nhất là với một số lĩnh vực như bất động sản và dệt may, gia dày và công nghiệp điện tử... Hầu hết các chỉ số tăng trưởng kinh tế năm 2024 sẽ tích cực hơn năm 2023. Việt Nam vẫn là điểm sáng về tốc độ tăng trưởng, cải thiện cơ cấu kinh tế và nâng tầm vị thế quốc tế.

Việt Nam đang vươn lên thành quốc gia có ảnh hưởng kinh tế tầm thế giới

Linh Nhi |

Giáo sư Klaus Schwab - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) - đánh giá Việt Nam không chỉ là một ngôi sao ở khu vực, mà còn đang trong quá trình vươn lên trở thành một quốc gia có ảnh hưởng kinh tế ở tầm thế giới.

Những con số ấn tượng về kinh tế Việt Nam năm 2023

Phương Anh |

Theo số liệu thống kê của Văn phòng chính phủ, năm 2023, tình hình kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và tăng trưởng tốt trên các lĩnh vực quan trọng.