Việt Nam đang ở giữa giai đoạn coi COVID-19 là đại dịch và bệnh lưu hành

Vương Trần - Phạm Đông |

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay, Việt Nam đang ở giữa giai đoạn coi COVID-19 là đại dịch và bệnh lưu hành. Bộ Y tế đang xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp như điều chỉnh giữa các ca bệnh, hướng dẫn cách ly F1, tạm dừng  không khai báo y tế tại cửa khẩu...

Áp dụng linh hoạt 5K

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4.2022 diễn ra chiều nay (29.4), Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã trả lời báo chí liên quan tới công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay, độ bao phủ vaccine tại Việt Nam rất cao. Việt Nam là một trong 6 nước đứng đầu độ bao phủ vaccine. Công tác tiêm chủng vaccine phòng dịch COVID-19 cho trẻ em tiếp tục được đẩy nhanh tiến độ. Cho đến hết ngày 28.4, cả nước đã có 1,2 triệu liều vaccine được tiêm cho trẻ em từ 5-12 tuổi.

Theo ông Tuyên, Việt Nam đã hoàn toàn mở cửa. Công nhân trở lại làm việc, du lịch mở cửa, các chuyến bay thương mại đã hoạt động.

Trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, các cơ quan vẫn phải duy trì và đẩy nhanh tiến độ tiêm vacicne. Bộ Y tế đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên. Tỉ lệ tiêm vaccine mũi 3 đã đạt được gần 60%.

Bộ Y tế cũng giao hội đồng vaccine họp và chuẩn bị tiêm mũi 4. Đồng thời từ đó đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; hoàn thành cho trẻ hai mũi trong quý 2 (với những trẻ chưa bị nhiễm).

Liên quan tới việc áp dụng 5K, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, vấn đề ngay từ đầu Bộ Y tế không đưa ra cứng nhắc, rất linh hoạt để đảm bảo hiệu quả.

Trước hết, chúng ta phải thường xuyên đeo khẩu trang, khử khuẩn. Đây là 2K thường xuyên. Còn 3K còn lại là khai báo, khoảng cách và không tụ tập đông người thì sẽ linh hoạt hơn. Việc áp dụng này do đặc thù của từng địa phương, đơn vị, bộ ngành sao cho phù hợp.

Việt Nam đã coi COVID-19 là bệnh lưu hành chưa?

Về việc Việt Nam đã coi COVID-19 là bệnh lưu hành chưa? Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, hiện nay chưa nước nào trên thế giới coi COVID-19 là bệnh lưu hành. Tuy nhiên có một số quốc gia nới lỏng các biện pháp phòng dịch như không bắt buộc cách ly F1, không bắt buộc đeo khẩu trang như ở Anh, Đan Mạch... Một số quốc gia dần coi COVID-19 là bệnh lưu hành như Thái Lan, Úc, Tây Ban Nha... Việc này căn cứ vào chỉ số tử vong thấp, tỉ lệ bệnh nặng nhập viện thấp.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì thế giới đang trong giai đoạn đại dịch, vẫn có thể xuất hiện biến chủng mới.

Theo đó, Thứ trưởng Tuyên cho hay, Việt Nam đang ở giữa giai đoạn coi COVID-19 là đại dịch và bệnh lưu hành. Bộ Y tế đang xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp như điều chỉnh giữa các ca bệnh, hướng dẫn cách ly F1, tạm dừng không khai báo y tế tại cửa khẩu...

"Như vậy, dù là dịch đã được kiểm soát tốt. Trong bối cảnh Việt Nam có độ bao phủ vaccine rất lớn nhưng độ mở rất lớn, nên người dân không nên chủ quan chống dịch" - ông Tuyên nói.

Vương Trần - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Cà Mau: Tuyên tuyền chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 cho công nhân lao động

Thiệu Vũ |

Cà Mau - LĐLĐ tỉnh phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức trao đổi, tư vấn và tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 trong công nhân lao động.

Công đoàn tặng vật tư phòng chống dịch COVID-19 tại các trường học

Hải Anh |

Hà Nội – Liên đoàn Lao động huyện Ba Vì đã đến thăm hỏi, động viên và tặng vật tư phòng chống dịch COVID-19 cho học sinh và thầy cô giáo tại 13 trường học trên địa bàn huyện.

Bộ Y tế hướng tới điều trị COVID-19 như bệnh thông thường, “bệnh lưu hành”

Vương Trần |

Bộ Y tế tiếp tục theo dõi tình hình, cập nhật sự biến đổi của virus SARS-CoV-2 để có thể coi bệnh COVID-19 là "bệnh lưu hành"  khi thời điểm thích hợp. Đồng thời, Bộ Y tế đang tiến hành từng bước, hướng tới điều trị COVID-19 như điều trị bệnh nhân thông thường.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Cà Mau: Tuyên tuyền chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 cho công nhân lao động

Thiệu Vũ |

Cà Mau - LĐLĐ tỉnh phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức trao đổi, tư vấn và tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 trong công nhân lao động.

Công đoàn tặng vật tư phòng chống dịch COVID-19 tại các trường học

Hải Anh |

Hà Nội – Liên đoàn Lao động huyện Ba Vì đã đến thăm hỏi, động viên và tặng vật tư phòng chống dịch COVID-19 cho học sinh và thầy cô giáo tại 13 trường học trên địa bàn huyện.

Bộ Y tế hướng tới điều trị COVID-19 như bệnh thông thường, “bệnh lưu hành”

Vương Trần |

Bộ Y tế tiếp tục theo dõi tình hình, cập nhật sự biến đổi của virus SARS-CoV-2 để có thể coi bệnh COVID-19 là "bệnh lưu hành"  khi thời điểm thích hợp. Đồng thời, Bộ Y tế đang tiến hành từng bước, hướng tới điều trị COVID-19 như điều trị bệnh nhân thông thường.