Việt Nam cập nhật về tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc ở Biển Đông

Thanh Hà |

Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam cho biết, tàu Hải Dương Địa chất 4 đã rời vùng biển của Việt Nam.

Trong cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 6.4, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi liên quan đến Biển Đông.

Theo đó, trả lời yêu cầu bình luận về việc ngày 4.4, tờ China Daily của Trung Quốc đăng một cuộc phỏng vấn với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Trong đó, ông Anwar Ibrahim kêu gọi đối thoại để giải quyết tranh chấp Biển Đông và cho rằng đây không phải là vấn đề "không thể vượt qua".

Nêu quan điểm của Việt Nam về phát ngôn trên và việc giải quyết khác biệt trên Biển Đông, bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: "Việt Nam là quốc gia kiên định với lập trường giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế".

Bà Hằng nói thêm, Việt Nam ủng hộ việc các nước có thể cùng nhau hợp tác giải quyết các bất đồng trong vấn đề biển Đông trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các nước, được xác định bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, trật tự pháp lý trên biển, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thúc đẩy phát triển bền vững biển và đại dương.

"Với chủ trương trên, Việt Nam luôn sẵn sàng cùng các quốc gia liên quan đàm phán, giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ do lịch sử để lại, đóng góp tích cực cho quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước cũng như đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới" - Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng cho hay.

Cũng trong cuộc họp báo, cập nhật thông tin về việc tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc được cho là đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng cho biết: "Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam cho biết, tàu Hải Dương Địa chất 4 đã rời khỏi vùng biển của Việt Nam".

Đại diện Bộ Ngoại giao cũng chia sẻ thêm: "Việt Nam có chủ trương nhất quán là mọi hoạt động ở Biển Đông cần tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, đối với các vùng biển Việt Nam, được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982".

Cũng liên quan tới Biển Đông, về việc Tổ chức Khoa học và Tự nhiên Trung Quốc công bố danh sách 33 khu vực khảo sát thường xuyên trong đó có một số tuyến bao trùm lên quần đảo Trường Sa và vùng biển của Việt Nam, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: "Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982".

"Việc tiến hành khảo sát, nghiên cứu khoa học trong phạm vi quần đảo Trường Sa và vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982 mà không được sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam với vùng biển của mình, do đó không có giá trị" - bà Hằng nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc sẵn sàng mở cửa cho hàng hóa Việt Nam, nhất là nông sản

Thanh Hà |

Ngày 4.4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã điện đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc điện đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường trong chiều 4.4.

Việt Nam phản ứng vụ tàu Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng việc tàu thăm dò Hải dương Địa chất 4 của Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Quán karaoke ở Hà Nội chi hàng tỉ đồng, gấp rút sang sửa để sớm mở cửa lại

KHÁNH AN |

Nhiều quán karaoke trên địa bàn thành phố Hà Nội đang gấp rút hoàn thiện những hạng mục còn thiếu về phòng cháy chữa cháy để được cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ.

PVI đứng ra nhận bồi thường bảo hiểm vụ trực thăng rơi ở Hạ Long

Hiếu Anh |

Thông tin tới Báo Lao Động, Bảo hiểm PVI cho biết, đơn vị sẽ đứng ra nhận trách nhiệm bồi thường bảo hiểm vụ trực thăng rơi ở Hạ Long.

Vivaso đề xuất giải quyết vướng mắc tại Hãng phim truyện Việt Nam

AN NGUYÊN |

Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) đã gửi văn bản tới Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch về hướng giải quyết những vướng mắc tại Hãng phim truyện Việt Nam.

Tìm thấy mảnh vỡ trực thăng quân sự chở tướng Nhật Bản mất tích

Thanh Hà |

Lực lượng cứu hộ ở Nhật Bản tìm thấy thêm nhiều phần của chiếc trực thăng quân sự chở 10 người biến mất khỏi màn hình radar ngày 6.4.

Vụ nguyên Chủ tịch UBND xã kêu oan: Tòa bất ngờ trả hồ sơ

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk -  Liên quan đến vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở UBND xã Ya Tờ Mốt (huyện Ea Súp) năm 2014, 2015, HĐXX TAND huyện Ea Súp bất ngờ tuyên hoãn phiên tòa, trả hồ sơ để tiếp tục điều tra bổ sung.

Trung Quốc sẵn sàng mở cửa cho hàng hóa Việt Nam, nhất là nông sản

Thanh Hà |

Ngày 4.4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã điện đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc điện đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường trong chiều 4.4.

Việt Nam phản ứng vụ tàu Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng việc tàu thăm dò Hải dương Địa chất 4 của Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.