Việt Nam cam kết đặt người dân vào trung tâm chính sách trong đại dịch

Song Minh |

Tại Liên Hợp Quốc, Việt Nam khẳng định quyết tâm đặt người dân vào trung tâm của các chính sách, tăng cường khả năng ứng phó y tế đối với đại dịch COVID-19.

Ngày 13.9, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva (Thụy Sĩ), khóa họp lần thứ 48 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã diễn ra chủ yếu theo hình thức trực tuyến, bảo đảm yêu cầu phòng chống dịch COVID-19. Đoàn Việt Nam tham dự do Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva làm trưởng đoàn.

Ngày 14.9, phát biểu tại phiên đối thoại với Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc về Báo cáo cập nhật về tình hình nhân quyền trên thế giới, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam, Tham tán Công sứ Nguyễn Phương Anh cho rằng, trước những thách thức chưa từng có và ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 tạo ra, các nước cần tăng cường sự đoàn kết và hợp tác chặt chẽ để ứng phó hiệu quả đối với đại dịch COVID-19, nhất là bảo đảm tiếp cận kịp thời và bình đẳng đối với vaccine COVID-19 và các biện pháp điều trị COVID-19 cho tất cả mọi người.

Đại diện Việt Nam cảm ơn sự hỗ trợ kịp thời của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, nhất là khi Việt Nam phải đối mặt với làn sóng COVID-19 nghiêm trọng do những biến chủng mới gây ra.

Bên cạnh đó, Đại diện Việt Nam khẳng định Việt Nam quyết tâm đặt người dân vào trung tâm của các chính sách, tăng cường khả năng ứng phó y tế đối với đại dịch COVID-19, thực hiện các chương trình hỗ trợ xã hội và tài chính với quy mô phù hợp nhằm bảo đảm các quyền con người cơ bản của người dân. Bảo vệ và hiện thực hóa quyền con người cho tất cả mọi người trong bối cảnh hậu COVID-19 cần một bước chuyển căn bản trong cách tiếp cận và ưu tiên, do đó, Việt Nam kêu gọi Hội đồng Nhân quyền tham gia vào nhiệm vụ phục hồi sau đại dịch COVID-19 nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Trước đó, trình bày báo cáo cập nhật về tình hình nhân quyền trên thế giới, Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc Bachelet nhấn mạnh, biến đổi khí hậu trở thành "thách thức lớn nhất đối với quyền con người trong kỷ nguyên của chúng ta"; biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến một số quyền con người, bao gồm quyền lương thực, quyền tiếp cận đối với nguồn nước, quyền giáo dục, quyền nhà ở, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền phát triển và thậm chí là tính mạng của con người.

Bà Bachelet cũng điểm lại tác động của biến đổi khí hậu đối với một loạt các nước và khu vực, bao gồm các nước tại khu vực Sahel, Trung Á, Đông Nam Á, Trung Mỹ... Bà Bachelet đồng thời kêu gọi các nước hành động mạnh mẽ để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh ứng phó và phục hồi sau đại dịch COVID-19, bà Bachelet kêu gọi các nước cần có cách tiếp cận dựa trên quyền con người, lựa chọn các chính sách có thể khắc phục tình trạng bất bình đẳng và khuyến khích các giải pháp đổi mới sáng tạo liên quan đến môi trường nhằm hướng tới xây dựng lại các nền kinh tế xanh hơn giai đoạn hậu COVID-19.

Khóa họp thứ 48 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc kéo dài 4 tuần, từ 13.9 đến hết 8.10, dự kiến tổ chức 6 phiên thảo luận chuyên đề; 26 phiên đối thoại với các báo cáo viên đặc biệt; 4 phiên đối thoại với Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc; 5 phiên đối thoại tăng cường; 1 phiên đối thoại với Trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc; 1 phiên đối thoại với Ủy ban Tư vấn của Hội đồng Nhân quyền; thảo luận 86 báo cáo; tổ chức đối thoại về báo cáo của các cơ chế nhân quyền Liên Hợp Quốc về tình hình nhân quyền tại một số nước.

Ngoài ra, theo chương trình, tại Khóa họp, Hội đồng Nhân quyền cũng xem xét thông qua báo cáo Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của 15 nước, xem xét thông qua quyết định bổ nhiệm 3 chuyên gia phụ trách các cơ chế Thủ tục đặc biệt; thảo luận và thông qua khoảng 25 dự thảo Nghị quyết.

Khóa 48 Hội đồng Nhân quyền kéo dài hơn so với các khóa họp tháng Chín hằng năm do gần đây Hội đồng Nhân quyền đã thành lập nhiều cơ chế nhân quyền và phiên thảo luận chuyên đề mới, đồng thời gia tăng tần suất đối thoại về báo cáo của những cơ chế này.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do COVID-19

LƯƠNG HẠNH |

Trước sự ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp vượt qua đại dịch.

Sở và Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội giám sát thực hiện chế độ chính sách

Hải Anh |

Theo kế hoạch phối hợp công tác năm học 2021-2022, Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Ban Thường vụ Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội sẽ chỉ đạo hệ thống ngành Giáo dục và Đào tạo, hệ thống Công đoàn các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt một số nội dung phối hợp trọng tâm. Trong đó có giám sát việc thực hiện chế độ chính sách.

TP Bắc Giang: Nhiều CNLĐ được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68

Bùi Văn Khước |

Thực hiện chỉ đạo của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang, Liên đoàn Lao động thành phố đã chỉ đạo công đoàn cơ sở phối hợp lãnh đạo các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và lập thủ tục đề nghị hỗ trợ công nhân lao động của doanh nghiệp theo Nghị quyết 68/NQ-CP.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do COVID-19

LƯƠNG HẠNH |

Trước sự ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp vượt qua đại dịch.

Sở và Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội giám sát thực hiện chế độ chính sách

Hải Anh |

Theo kế hoạch phối hợp công tác năm học 2021-2022, Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Ban Thường vụ Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội sẽ chỉ đạo hệ thống ngành Giáo dục và Đào tạo, hệ thống Công đoàn các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt một số nội dung phối hợp trọng tâm. Trong đó có giám sát việc thực hiện chế độ chính sách.

TP Bắc Giang: Nhiều CNLĐ được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68

Bùi Văn Khước |

Thực hiện chỉ đạo của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang, Liên đoàn Lao động thành phố đã chỉ đạo công đoàn cơ sở phối hợp lãnh đạo các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và lập thủ tục đề nghị hỗ trợ công nhân lao động của doanh nghiệp theo Nghị quyết 68/NQ-CP.