thảo luận về Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi):

Việc bỏ sổ hộ khẩu là mong ước của người dân

VƯƠNG CHUNG HÀ |

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 10, sáng 21.10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi). Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với phương án cho phép duy trì giá trị của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đến hết 31.12.2022.

Đề nghị duy trì giá trị sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đến hết năm 2022

Liên quan tới quy định về thời hạn giá trị của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng - trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) cho biết: Qua thảo luận, đa số ý kiến đề nghị cho phép người dân được tiếp tục sử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp cho đến hết ngày 31.12.2022 để chứng minh thông tin về nơi cư trú. Theo đó, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú trong trường hợp này không được coi là công cụ quản lý cư trú như hiện nay mà chỉ đơn thuần là giấy tờ xác nhận nơi cư trú công dân.

Việc cho phép người dân tiếp tục sử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú sẽ tránh được việc làm phát sinh thêm thủ tục, thêm khó khăn, phiền phức cho người dân, tạo áp lực quá lớn cho các cơ quan quản lý, đăng ký cư trú tại thời điểm Luật mới có hiệu lực thi hành.

Tuy nhiên, một số ý kiến khác nhất trí với quy định như trong dự thảo Luật đã trình tại kỳ họp thứ 9 là Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hết giá trị kể từ thời điểm Luật có hiệu lực thi hành là từ ngày 1.7.2021 bởi cho rằng phương thức quản lý cư trú mới là tiến bộ, cần được thực hiện ngay một cách đồng bộ; quy định như vậy cũng tạo áp lực để Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cần tích cực, khẩn trương hơn nữa trong việc hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ về xây dựng Chính phủ điện tử.

Thảo luận về việc này, Đại biểu Trần Thị Dung (đoàn Điện Biên) cho rằng: Việc bỏ sổ hộ khẩu là vấn đề lớn liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân và phương thức hoạt động của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Do đó, cần phải được xem xét, cân nhắc, đánh giá một cách thận trọng, toàn diện để tránh làm khó cho người dân. Bà Dung đồng tình với phương án kéo dài thời gian có hiệu lực đối với sổ hộ khẩu cho đến 31.12.2022.

Cùng quan điểm, Đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) tán thành với phương án cho phép người dân tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú được cấp cho đến ngày 31.12.2022 để chứng minh thông tin về cư trú khi giao dịch dân sự với các cơ quan chức năng.

Giải trình thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh, việc bỏ sổ hộ khẩu là niềm mong ước của người dân. Nếu làm được thì sẽ mang lại sự phấn khởi cho người dân cả nước. Sổ hộ khẩu hiện nay có rất nhiều điều khoản khác quy định đi theo, ăn theo, giờ phải thay đổi phương thức quản lý. Từ nay cho đến 1.7.2021, sẽ vận động tất cả người dân gửi tiết kiệm, đăng ký nhà ở, đăng ký các giấy tờ pháp lý theo giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu… thì cần có sự chuyển đổi bằng căn cước công dân.

Bộ trưởng Bộ Công an cũng thông tin, hiện nay thông tin về cơ sở dữ liệu dân cư đã thu thập được khoảng 90%, giờ chỉ thẩm định, phúc tra và đưa vào trong hệ thống máy. Còn 10% sẽ cố gắng, có thể trong năm 2020 hoàn thành.

Diện tích nhà thuê tối thiểu 8m2/người mới được đăng ký thường trú?

Về điều kiện đăng ký thường trú, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, nhiều ý kiến nhất trí với nội dung dự thảo Luật là cần quy định mức diện tích bình quân về chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ làm điều kiện đăng ký thường trú; tuy nhiên, một số ý kiến còn băn khoăn bởi việc giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức diện tích bình quân về chỗ ở có thể sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử trong thực hiện quyền cư trú của người dân giữa các địa phương.

Thảo luận nội dung này, Đại biểu Bùi Quốc Phòng (đoàn Thái Bình) nhất trí với phương án là việc bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người, bởi mức tối thiểu 8m2 hoặc cao hơn cho một người cũng là mức đã được đưa thành chỉ tiêu phấn đấu và phải hoàn thành trong năm 2020 của hầu hết các địa phương, phù hợp với chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Đại biểu Triệu Thanh Dung (đoàn Cao Bằng) cho rằng, cần quy định một trong các điều kiện để đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ là phải đảm bảo diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người.

“Tôi cho rằng, luật cần có quy định để đảm bảo việc đáp ứng cơ sở hạ tầng, các dịch vụ thiết yếu... Do đó, nên để Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định diện tích nhà ở tối thiểu phù hợp với địa phương mình” - đại biểu Dung nêu ý kiến.

Bộ trưởng bộ công an Tô Lâm: Không để cản trở, ngăn trở quyền tự do cư trú của công dân

Cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã giải trình thêm một số vấn đề liên quan đến các ý kiến của đại biểu

Quốc hội.

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, mục tiêu xây dựng Luật Cư trú là đảm bảo yêu cầu không để cản trở, ngăn trở quyền tự do cư trú của công dân. Đây là mục tiêu rất quan trọng. Mục tiêu thứ 2 là phải xác định được vị trí pháp lý của công dân, của người dân trên lãnh thổ Việt Nam. Dù ở đâu cũng phải có vị trí pháp lý để giao dịch, xác nhận. Mục tiêu thứ 3 là việc đăng ký để các cơ quan nhà nước quản lý hoạt động của người dân, công dân. Trong những quy định này, việc đăng ký quản lý không được làm phiền hà, nhũng nhiễu, phức tạp cho nhân dân. V.H.C

VƯƠNG CHUNG HÀ
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Tô Lâm: “Bỏ sổ hộ khẩu là mong ước của người dân”

Đặng Chung - Trần Vương- Nguyễn Hà |

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, việc bỏ sổ hộ khẩu là niềm mong ước của người dân. Trước đây chúng ta có một số quy định cần sổ này, sổ kia, nhưng khi bỏ được rồi, thay đổi phương thức quản lý thì mang lại niềm phấn khởi cho người dân.

Nhiều lợi ích cho người dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy

Việt Dũng thực hiện |

Dự án Luật Cư trú (sửa đổi) sẽ tiếp tục được trình để lấy ý kiến của Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 tới đây. Vấn đề được nhận được sự quan tâm của nhiều người dân đối với dự án Luật đó là quy định về việc quản lý cư trú từ phương thức thủ công (bỏ sổ hộ khẩu giấy) sang phương thức quản lý dân cư bằng mã số định danh. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với thượng tá - Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (V03) Bộ Công an - Nguyễn Thị Quế Thu về lộ trình, lợi ích của thay đổi này.

Bỏ sổ hộ khẩu giấy là chuyển quản lý cư trú từ thủ công sang điện tử

Việt Dũng |

Vẫn có những băn khoăn trong việc quản lý cư trú từ thủ công sang quản lý bằng điện tử theo Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), song việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực này là cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân trong việc thực hiện quyền tự do cư trú.

Thật mừng nếu sớm bỏ sổ hộ khẩu giấy

Tú Quỳnh |

Chuyện Bộ Công an đề nghị sớm bỏ sổ hộ khẩu giấy, chuyển sang quản lý theo số định danh cá nhân, từ tháng 7.2021 được đưa ra bàn luận tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của người dân. Đa số mọi người đều mong đợi việc này sẽ sớm được triển khai.

Chủ tịch Quốc hội: Bỏ sổ hộ khẩu, giảm bớt thủ tục rườm rà cho dân nhờ

Vương Trần |

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh điều này tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 10.8 khi cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cư trú (sửa đổi).

Quyền Linh: Khán giả khiếu nại vì tưởng tôi PR cho hơn 100 sản phẩm giả mạo

ĐÔNG DU |

Trả lời phỏng vấn Lao Động, nghệ sĩ Quyền Linh nói suốt hơn 1 năm qua, anh bị hàng trăm người lợi dụng cắt ghép hình ảnh để PR cho sản 100 sản phẩm của họ nhằm trục lợi.

Hội nghị An ninh Munich: Ông Zelensky kêu gọi hỗ trợ Ukraina nhanh hơn

Thanh Hà |

Tại Hội nghị An ninh Munich, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh hỗ trợ nhanh hơn.

Chiêu thức huy động vốn, chiếm đoạt hơn 300 tỉ của đa cấp Gold Time

Việt Dũng |

Nguyễn Khắc Đồi - Chủ tịch Công ty Gold Time - lập công ty, cùng đồng phạm huy động vốn theo hình thức đa cấp, chiếm đoạt hơn 300 tỉ đồng của nhà đầu tư.

Bộ trưởng Tô Lâm: “Bỏ sổ hộ khẩu là mong ước của người dân”

Đặng Chung - Trần Vương- Nguyễn Hà |

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, việc bỏ sổ hộ khẩu là niềm mong ước của người dân. Trước đây chúng ta có một số quy định cần sổ này, sổ kia, nhưng khi bỏ được rồi, thay đổi phương thức quản lý thì mang lại niềm phấn khởi cho người dân.

Nhiều lợi ích cho người dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy

Việt Dũng thực hiện |

Dự án Luật Cư trú (sửa đổi) sẽ tiếp tục được trình để lấy ý kiến của Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 tới đây. Vấn đề được nhận được sự quan tâm của nhiều người dân đối với dự án Luật đó là quy định về việc quản lý cư trú từ phương thức thủ công (bỏ sổ hộ khẩu giấy) sang phương thức quản lý dân cư bằng mã số định danh. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với thượng tá - Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (V03) Bộ Công an - Nguyễn Thị Quế Thu về lộ trình, lợi ích của thay đổi này.

Bỏ sổ hộ khẩu giấy là chuyển quản lý cư trú từ thủ công sang điện tử

Việt Dũng |

Vẫn có những băn khoăn trong việc quản lý cư trú từ thủ công sang quản lý bằng điện tử theo Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), song việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực này là cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân trong việc thực hiện quyền tự do cư trú.

Thật mừng nếu sớm bỏ sổ hộ khẩu giấy

Tú Quỳnh |

Chuyện Bộ Công an đề nghị sớm bỏ sổ hộ khẩu giấy, chuyển sang quản lý theo số định danh cá nhân, từ tháng 7.2021 được đưa ra bàn luận tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của người dân. Đa số mọi người đều mong đợi việc này sẽ sớm được triển khai.

Chủ tịch Quốc hội: Bỏ sổ hộ khẩu, giảm bớt thủ tục rườm rà cho dân nhờ

Vương Trần |

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh điều này tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 10.8 khi cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cư trú (sửa đổi).