Vì sao Bác Hồ hai lần chọn Tuyên Quang làm căn cứ địa cách mạng?

Phong Quang |

Cách mạng Tháng Tám thành công, trước khi rời Tân Trào, Tuyên Quang về Hà Nội, Bác Hồ dặn các đồng chí lãnh đạo Đảng “Một số các cô, các chú còn ở lại địa phương đây, giúp đồng bào tổ chức cuộc sống sao cho tươi đẹp hơn, ấm no, văn minh hơn. Biết đâu, chúng ta còn trở lên đây nhờ cậy đồng bào lần nữa…”.

Nơi hội tụ "thiên thời, địa lợi, nhân hoà"

Bước sang năm 1945, tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến, thời cơ giành chính quyền đến gần.

Lúc này, Bác chỉ đạo đồng chí Võ Nguyên Giáp cần chọn ngay trong các tỉnh Việt Bắc một địa điểm có dân tốt, có cơ sở cách mạng tốt, địa hình tốt, thuận tiện làm một trung tâm liên lạc với miền xuôi, miền ngược và ra nước ngoài. Khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ.

Cuối cùng Tuyên Quang đã được chọn như một căn cứ hội tụ đủ các yếu tố để trở thành "đại bản doanh của cách mạng".

Nhà văn Phù Ninh (tên thật Nguyễn Văn Mạch) một người đã gắn bó cả cuộc đời  cũng như có nhiều nghiên cứu lịch sử về mảnh đất căn cứ địa cách mạng Tuyên Quang. Ảnh: Giam Lam
Nhà văn Phù Ninh (tên thật Nguyễn Văn Mạch) một người đã gắn bó cả cuộc đời cũng như có nhiều nghiên cứu lịch sử về mảnh đất căn cứ địa cách mạng Tuyên Quang. Ảnh: Giam Lam

Theo lý giải của nhà văn Phù Ninh thì đó vừa là yêu cầu của cách mạng lúc đó nhưng cũng thể hiện tầm nhìn thiên tài của Bác. Khi Người về nước, Pác Bó là căn cứ địa đầu tiên nhưng tình hình chuyển biến mau lẹ, việc có một nơi phù hợp, an toàn để chỉ đạo sẽ quyết định tới sự thành bại của cách mạng.

Nhà văn Phù Ninh cho rằng, Tân Trào (Tuyên Quang) có đầy đủ các yếu tố theo yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi cuộc khởi nghĩa Thanh La ngày 10.3.1945 thắng lợi, đến cuối tháng 5.1945, Tuyên Quang và các vùng lân cận đã hình thành một vùng giải phóng rộng lớn. Đó chính là nơi có phong trào cách mạng tốt, địa thế tốt, nhân dân một lòng theo cách mạng.

Sau 18 ngày đêm băng rừng, ngày 21.5.1945 Bác về đến Tân Trào và cũng từ thời khắc đó Tân Trào đã trở thành “Đại bản doanh”, trung tâm lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước mà đỉnh cao là Cách mạng Tháng Tám vĩ đại.

Lán Nà Nưa (làng Tân Lập, Tân Trào, Tuyên Quang) nơi Bác Hồ từng ở một thời gian ngắn trước Cách mạng Tháng Tám thành công, tại đây do điều kiện làm việc gian khổ và thiếu thốn đã có lúc Bác ốm nặng tưởng chừng không qua khỏi.
Lán Nà Nưa (Tân Trào, Tuyên Quang) nơi Bác Hồ từng ở một thời gian ngắn trước Cách mạng Tháng Tám. Tại đây do điều kiện làm việc gian khổ, thiếu thốn đã có lúc Bác ốm nặng tưởng chừng không qua khỏi.

Trước khi rời Tân Trào về Hà Nội, bằng sự nhạy cảm chính trị và tầm nhìn chiến lược, Bác đã dặn lại các đồng chí trong Đảng: “Bây giờ, ta đã có chính quyền, chắc các cô, các chú cũng muốn về Hà Nội. Nhưng chưa được đâu! Lênin đã nói: “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn”. Bởi vậy, các cô, các chú còn ở lại địa phương đây, giúp đồng bào tổ chức cuộc sống sao cho tươi đẹp hơn, ấm no, văn minh hơn. Biết đâu, chúng ta còn trở lên đây nhờ cậy đồng bào lần nữa…”.

Cách mệnh đã do Việt Bắc mà thành công, thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi

Đó là lần thứ 2 Bác Hồ và Trung ương Đảng trở lại Tuyên Quang. Cuối năm 1945 Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, Bác đã nói với Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Ta lại trở về Tân Trào”.

Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định trở lại căn cứ địa Việt Bắc, với niềm tin vững chắc như nhận định của Người: “Cách mệnh đã do Việt Bắc mà thành công, thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi”.

Ngày 2.4.1947, Bác Hồ về đến làng Sảo, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang.

Từ mảnh đất "An toàn khu" Tuyên Quang, nhiều chủ trương, quyết sách quan trọng đã được ban hành để lãnh đạo toàn dân đi đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trong thời gian ở Tuyên Quang, Bác Hồ và Trung ương Đảng đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Đảng và cả cuộc kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Tư liệu
Trong thời gian ở Tuyên Quang, Bác Hồ và Trung ương Đảng đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2.1951) với nhiều quyết sách quan trọng. Ảnh: Tư liệu

PGS.TS Phạm Ngọc Anh (Nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng) cho rằng, lý do Bác hai lần chọn Tuyên Quang làm căn cứ địa cách mạng chính là lòng dân, ở đây đồng bào các dân tộc luôn hướng về cách mạng với những phong trào đấu tranh từ rất sớm.

Theo PGS.TS Phạm Ngọc Anh: "Một cuộc cách mạng có thành công được hay không thì yếu tố sự đồng lòng của người dân giữ vai trò quyết định. Do đó, trên nguyên tắc ở đâu có lòng dân hướng về cách mạng thì ở đó dễ thực hiện các quyết sách. Với tất cả những điều kiện thuận lợi như vậy Bác và Trung ương Đảng chọn Tuyên Quang làm Thủ đô kháng chiến là quyết định đúng đắn".

Mảnh đất này còn có vị trí chiến lược, là nơi “tiến có thể đánh, lui có thể giữ” cơ động, vững chắc trong chiến tranh giải phóng lẫn chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Nơi đây có dự nguồn lương thực đủ cho các cơ quan đầu não cách mạng trong một thời gian nhất định khi bị địch cắt đứt nguồn tiếp tế.

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Bác đã ở Tuyên Quang gần 6 năm với 47 địa điểm khác nhau. Ngoài Bộ Quốc phòng đặt tại Thái Nguyên thì 14 bộ ngành của các cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận, được đóng tại Tuyên Quang.

Cũng vì vậy mà Tuyên Quang mảnh đất cách mạng còn được vinh dự biết đến với cái tên "Thủ đô khu giải phóng", "Thủ đô kháng chiến".

Phong Quang
TIN LIÊN QUAN

Đọc lại bức thư Bác Hồ gửi Báo Lao Động hơn 70 năm trước

Hoàn Minh |

Vào mùa xuân Canh Dần 1950 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi bức thư tới Báo Lao Động để trả lời những câu hỏi của báo về vai trò và nhiệm vụ của giai cấp công nhân Việt Nam.

Thi trực tuyến “Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước”

PHẠM DUY |

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức phát động cuộc thi “Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước” (5.6.1911 - 5.6.2021).

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Đọc lại bức thư Bác Hồ gửi Báo Lao Động hơn 70 năm trước

Hoàn Minh |

Vào mùa xuân Canh Dần 1950 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi bức thư tới Báo Lao Động để trả lời những câu hỏi của báo về vai trò và nhiệm vụ của giai cấp công nhân Việt Nam.

Thi trực tuyến “Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước”

PHẠM DUY |

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức phát động cuộc thi “Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước” (5.6.1911 - 5.6.2021).