Vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán có xu hướng tăng, thiếu chế tài xử lý

PHẠM ĐÔNG |

Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước, trải qua gần 30 năm hoạt động, thực tế các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước có xu hướng gia tăng và mang tính đặc thù nhưng đến nay còn thiếu các quy định về chế tài cụ thể để bảo đảm thi hành, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. 

Tiếp tục phiên họp thứ 20, sáng 13.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét về dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn, trong Luật Kiểm toán Nhà nước, đơn vị được kiểm toán là cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, đây chủ yếu là các cơ quan quản lý nhà nước. 

Việc phân định hành vi vi phạm nào là hành vi phát sinh từ công vụ, nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và các cơ quan nhà nước để loại trừ đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính, bảo đảm tính khả thi của Pháp lệnh trong thực tiễn là điều quan trọng và cần thiết.

Theo ông Tuấn, trải qua gần 30 năm hoạt động, thực tế các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước có xu hướng gia tăng và mang tính đặc thù nhưng đến nay còn thiếu các quy định về chế tài cụ thể để bảo đảm thi hành, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, tính nghiêm minh của Luật Kiểm toán Nhà nước.

“Việc ban hành Pháp lệnh tạo cơ sở pháp lý cho việc xử phạt hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, cũng như nâng cao hiệu lực hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và tính nghiêm minh của pháp luật” - ông Tuấn cho biết.

Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Nghĩa Đức
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Nghĩa Đức

Về hình thức xử phạt, căn cứ quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt hành chính bao gồm phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Trong đó, mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước của cá nhân là 50 triệu đồng, với tổ chức là 100 triệu đồng.

Đáng chú ý, Pháp lệnh đã chia ra 7 nhóm loại hành vi vi phạm (là các hành vi phổ biến, xảy ra thường xuyên trên thực tế) tương ứng với đó là hình thức, mức phạt tiền và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Với mỗi hành vi vi phạm sẽ tương ứng với là hình thức, mức phạt tiền và các biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể. Trong đó, như Hành vi vi phạm quy định về gửi báo cáo định kỳ sẽ phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách thuộc phạm vi quản lý đến 15 ngày so với thời hạn quy định.

Mức phạt tiền này có thể lên tới 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi từ chối gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước. 

Hay như hành vi không ký biên bản kiểm toán, không chấp hành quyết định kiểm toán có thể bị phạt tiền đến 40 triệu đồng.

Với hành vi mua chuộc, hối lộ Trưởng đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán; cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước thì mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng. Ngoài phạt tiền sẽ buộc nộp lại số tiền tương ứng với số tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác đã đưa hoặc sẽ đưa để mua chuộc, hối lộ…

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Nghĩa Đức
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Nghĩa Đức

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị chỉnh lý kỹ thuật văn bản để bảo đảm rõ ràng, chính xác hơn.

Trong đó, bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc nộp lại số tiền tương ứng với số tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác đã đưa hoặc sẽ đưa để mua chuộc, hối lộ Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tại phiên họp. Ảnh: Nghĩa Đức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tại phiên họp. Ảnh: Nghĩa Đức

Tại phiên họp, 100% các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết tán thành về nguyên tắc, giao lại hai cơ quan Kiểm toán nhà nước và Ủy ban Pháp luật bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, trình Thường vụ Quốc hội bằng văn bản kèm báo cáo tiếp thu, giải trình, hoàn chỉnh dự thảo trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành Pháp lệnh trong tháng 2.2023.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Kiểm toán Nhà nước cần mài sắc vũ khí công khai, minh bạch

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Kiểm toán Nhà nước ngày càng phát huy vai trò hơn nữa trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và ngày càng có vai trò quan trọng trong thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Từ đó góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương về tài chính và ngân sách.

Có thể mời kiểm toán trước, trong quá trình triển khai cao tốc Bắc - Nam

Vương Trần |

Liên quan tới công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan phải thực hiện đúng quy định pháp luật, bảo đảm chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, thất thoát, lãng phí...

Vi phạm lĩnh vực kiểm toán: Làm rõ ranh giới xử lý hành chính và hình sự

PHẠM ĐÔNG |

Về dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật yêu cầu làm rõ nguyên tắc xác định đối tượng bị xử phạt, ranh giới giữa xử lý hành chính và xử lý hình sự. Quy định cụ thể các hành vi vi phạm.

Nhân chứng kể chi tiết vụ tai nạn giao thông 8 người chết tại Quảng Nam

Nguyễn Linh - Văn Trực |

Những nạn nhân sống sót bàng hoàng kể lại vụ tai nạn giao thông khiến 8 người tử vong tại tỉnh Quảng Nam.

Quảng Ninh sắp có cây cầu thứ 2 trị giá 1.700 tỉ đồng trên vịnh Cửa Lục

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để có thể hợp long cầu Cửa Lục 3 vào tháng 5 tới và hoàn thành dự án cầu Cửa Lục 3 dự kiến vào tháng 9.2023. Đây là cây cầu thứ 2 bắc qua vịnh Cửa Lục – nơi được lựa chọn là trung tâm kết nối mới của TP.Hạ Long - theo Quy hoạch chung TP.Hạ Long đến năm 2040 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Giới trẻ đua nhau đi cầu duyên ngày Valentine

Thái Mạnh |

Ngoài việc chuẩn bị những món quà thật ý nghĩa gửi tặng cho người mình thương dịp Valentine, nhiều bạn trẻ đến chùa Hà (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) để cầu cho bản thân sớm tìm được một nửa phù hợp, hay đối với những cặp đôi thì cầu cho tình yêu mãi bền chặt.

Kỳ họp Quốc hội bất thường chỉ xem xét những vấn đề quan trọng, cấp bách

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, việc tổ chức kỳ họp bất thường do yêu cầu chung, do có chỉ đạo từ Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ động đề xuất, cần cân nhắc quy định rõ về thời hạn gửi triệu tập trước khi kỳ họp bắt đầu sao cho hợp lý, sát với thực tiễn.

Gần 710 triệu cổ phiếu FLC bị huỷ niêm yết

Đức Mạnh |

Ông Trần Anh Đào - Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM - đã ký quyết định hủy niêm yết gần 710 triệu cổ phiếu FLC.

Kiểm toán Nhà nước cần mài sắc vũ khí công khai, minh bạch

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Kiểm toán Nhà nước ngày càng phát huy vai trò hơn nữa trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và ngày càng có vai trò quan trọng trong thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Từ đó góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương về tài chính và ngân sách.

Có thể mời kiểm toán trước, trong quá trình triển khai cao tốc Bắc - Nam

Vương Trần |

Liên quan tới công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan phải thực hiện đúng quy định pháp luật, bảo đảm chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, thất thoát, lãng phí...

Vi phạm lĩnh vực kiểm toán: Làm rõ ranh giới xử lý hành chính và hình sự

PHẠM ĐÔNG |

Về dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật yêu cầu làm rõ nguyên tắc xác định đối tượng bị xử phạt, ranh giới giữa xử lý hành chính và xử lý hình sự. Quy định cụ thể các hành vi vi phạm.