Vi phạm lĩnh vực kiểm toán: Làm rõ ranh giới xử lý hành chính và hình sự

PHẠM ĐÔNG |

Về dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật yêu cầu làm rõ nguyên tắc xác định đối tượng bị xử phạt, ranh giới giữa xử lý hành chính và xử lý hình sự. Quy định cụ thể các hành vi vi phạm.

Vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán có xu hướng gia tăng

Chiều 22.12, Ủy ban Pháp luật đã họp phiên toàn thể lần thứ 10, thẩm tra dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước.

Trình bày tờ trình dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán Nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh nêu rõ, trải qua gần 30 năm hoạt động, quy mô hoạt động của Kiểm toán Nhà nước ngày càng được mở rộng, chất lượng và hiệu quả kiểm toán tăng dần qua từng năm.

Tuy nhiên, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, trên thực tế, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước có xu hướng gia tăng và mang tính đặc thù nhưng đến nay chưa có đầy đủ quy định về cơ chế bảo đảm thi hành, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm; thiếu chế tài cụ thể nên chưa xử lý được vi phạm.

Mặt khác, do chưa có chế tài cụ thể đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước ở cấp độ hành chính, nên từ khi Luật Kiểm toán Nhà nước có hiệu lực thi hành, chưa có cơ quan chức năng xử lý những hành vi vi phạm này.

Trường hợp xảy ra vi phạm trong hoạt động kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Theo quy định này, thường vi phạm không được xử lý kịp thời, phụ thuộc vào cơ quan, người có thẩm quyền.

Trong khi đó, thời gian một cuộc kiểm toán thông thường là 60 ngày, nên hầu hết các trường hợp Kiểm toán Nhà nước chỉ có thể sử dụng những phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ nhằm khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Do vậy, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước cho rằng, việc ban hành Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán là hết sức cần thiết, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động Kiểm toán Nhà nước.

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh. Ảnh: Quốc hội
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh. Ảnh: Quốc hội

Thẩm tra nội dung này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang nêu rõ, đây là lần đầu tiên xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

Do vậy, cần thống nhất quan điểm chỉ quy định việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm đã rõ, xảy ra thường xuyên, mang tính phổ biến để bảo đảm tính khả thi, qua quá trình thực hiện sẽ tiến hành tổng kết, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung trong trường hợp cần thiết.

Quy định cụ thể các hành vi vi phạm

Kết luận cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, các đại biểu đánh giá cao tinh thần tích cực, khẩn trương của Kiểm toán Nhà nước phối hợp với các cơ quan có liên quan để xây dựng hồ sơ dự thảo pháp lệnh.

Đây là một bước nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Kiểm toán Nhà nước. Các ý kiến cơ bản tán thành với tờ trình, đồng thời góp ý cụ thể về các nội dung như: cần làm rõ nguyên tắc xác định đối tượng bị xử phạt, ranh giới giữa xử lý hành chính và xử lý hình sự.

Đồng thời quy định cụ thể các hành vi vi phạm. Rà soát các giải pháp khắc phục hậu quả. Làm rõ thẩm quyền xử phạt của các chức danh trong Kiểm toán Nhà nước; cũng như trình tự, thủ tục khiếu nại.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị, Kiểm toán Nhà nước khẩn trương hoàn thiện lại hồ sơ trên cơ sở tiếp thu các ý kiến phát biểu tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Pháp luật. Thường trực Ủy ban Pháp luật sẽ hoàn thiện Báo cáo thẩm tra để trình phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 1.2023.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Năm 2023, KTNN sẽ kiểm toán các lĩnh vực trọng yếu dễ phát sinh tiêu cực

Thiên Bình |

Năm 2023, Kiểm toán nhà nước (KTNN) sẽ thực hiện 129 nhiệm vụ kiểm toán, giảm 49 nhiệm vụ so với năm 2022, tập trung kiểm toán các chủ đề lớn gắn với việc quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước; những vấn đề, lĩnh vực trọng yếu dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; bám sát, phục vụ tích cực các hoạt động của Quốc hội về lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Yêu cầu báo cáo kết luận kiểm toán tại dự án Cát Linh - Hà Đông

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải ngày 26.9 cho hay, đã yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt báo cáo rõ, chi tiết quá trình thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Giám sát sách giáo khoa: Không làm thay thanh tra, kiểm tra, kiểm toán

PHẠM ĐÔNG |

Về việc giám sát đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, đoàn giám sát không làm thay cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Đoàn giám sát cần xác định rõ phạm vi, giai đoạn, đối tượng; căn cứ để đánh giá.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Năm 2023, KTNN sẽ kiểm toán các lĩnh vực trọng yếu dễ phát sinh tiêu cực

Thiên Bình |

Năm 2023, Kiểm toán nhà nước (KTNN) sẽ thực hiện 129 nhiệm vụ kiểm toán, giảm 49 nhiệm vụ so với năm 2022, tập trung kiểm toán các chủ đề lớn gắn với việc quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước; những vấn đề, lĩnh vực trọng yếu dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; bám sát, phục vụ tích cực các hoạt động của Quốc hội về lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Yêu cầu báo cáo kết luận kiểm toán tại dự án Cát Linh - Hà Đông

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải ngày 26.9 cho hay, đã yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt báo cáo rõ, chi tiết quá trình thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Giám sát sách giáo khoa: Không làm thay thanh tra, kiểm tra, kiểm toán

PHẠM ĐÔNG |

Về việc giám sát đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, đoàn giám sát không làm thay cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Đoàn giám sát cần xác định rõ phạm vi, giai đoạn, đối tượng; căn cứ để đánh giá.