Về xã Bế Văn Đàn, mảnh đất mang tên người anh hùng lịch sử

Trịnh Văn An |

Trong 56 ngày đêm diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ những chiến công của anh Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Can đã trở nên bất diệt.

Chiến công bất diệt

Liệt sĩ Bế Văn Đàn sinh năm 1931 (người dân tộc Tày), tại xóm Bản Buống, xã Triệu Ẩu (nay là xã Bế Văn Đàn). Xuất thân trong một gia đình nghèo, ngay từ thời niên thiếu, anh đã vất vả lam lũ với cuộc sống, chứng kiến nỗi nhục mất nước. Tháng 1.1949, Bế Văn Đàn đã xung phong vào bộ đội với mong muốn được ra trận chiến đấu, giải phóng quê hương.

Anh được biên chế vào Đại đội 674, Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316, quân chủ lực của Bộ Quốc phòng. Những năm 1949 - 1953, chiến sĩ Bế Văn Đàn đã cùng đơn vị tham gia nhiều trận đánh trong các chiến dịch. Thời cơ đến, Bộ Chính trị chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, quyết tâm tiêu diệt địch cụm cứ điểm Điện Biên Phủ, giải phóng Tây Bắc.

Khi ấy, người chiến sĩ trẻ Bế Văn Đàn được chỉ huy phân công làm liên lạc viên tiểu đoàn. Một đại đội thuộc tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ chặt địch ở Mường Pồn, huyện Điện Biên. Bị khóa chặt, cô lập, địch tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ phản kích, hòng thoát khỏi vòng vây của ta. Trận đánh diễn ra mỗi lúc càng ác liệt giằng co hơn.

Sau một lần làm nhiệm vụ truyền tin từ các chỉ huy tới các đơn vị, anh Bế Văn Đàn bị thương, song khi cấp trên lệnh ở lại cùng anh em trực tiếp chiến đấu, anh chấp hành tắp lự. Sau hai đợt nhào ra bị thất bại, đến lần thứ ba địch điên cuồng phản kích, bằng mọi cách nhằm chọc thủng vòng vây của ta.

Lúc này, đơn vị thương vong nhiều, chỉ còn lại 17 tay súng, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng anh vẫn giữ vững vị trí chiến đấu. Khẩu trung liên của chiến sĩ Chu Văn Pù không nhả đạn được vì địa hình khi đó khuất tầm ngắm bắn, 1 khẩu khác người ngắm bắn đã hy sinh.

Nghe thấy súng của ta thưa dần, địch lại rào rào bắn phá, tình thế cấp bách hơn bao giờ hết. Lúc này, chiến sĩ Bế Văn Đàn lao đến, ngồi xuống trong tư thế quỳ, cầm khẩu trung liên đặt hai chân đế lên bờ vai giữ chặt và hô đồng đội bắn ngay.

Đồng chí Pù còn chần chừ chưa bóp cò. Trong giây lát, anh hùng Bế Văn Đàn hô to: “Kẻ thù đang trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi!”. Anh Chu Văn Pù nghiến răng bóp cò, trút lửa về phía địch, hàng chục tên ngã xuống, đợt phản kích của chúng bị bẻ gẫy hoàn toàn.

Ta tiếp tục giữ vững trận địa chiến đấu. Nhưng, trong lúc lấy thân mình làm giá súng, đồng chí Bế Văn Đàn bị thương nặng vùng ngực; anh hy sinh khi quân thù bị đánh tan đội hình phản kích. Khi đó, khẩu súng vẫn được Bế Văn Đàn gá chặt chân đế trên vai mình, hướng nòng súng về phía quân thù. Hình ảnh đó đã trở thành một biểu tượng cao đẹp về ý chí chiến đấu ngoan cường nhằm thẳng quân thù mà bắn.

Xóm làng phát triển

Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, trời bắt đầu vào hè, nắng vàng phủ bóng khắp nơi, chúng tôi (PV) tìm về xã Bế Văn Đàn, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Chính thức mang tên theo người anh hùng liệt sĩ từ năm 2020, Bế Văn Đàn đang thay da đổi thịt từng ngày.

Đường đi lại trong lối xóm đã khang trang hơn, nhiều hộ đã vươn lên kinh tế khá giả từ các mô hình chăn nuôi, trồng cây mía đường. Trao đổi với PV, ông Hoàng Văn Đông (SN 1973, xóm Bắc Vọng) - cho biết: “Mỗi năm gia đình đều duy trì việc nuôi và xuất bán 2 lứa lợn (khoảng 3 tấn lợn hơi) sau khi trừ chi phí mỗi năm gia đình thu về khoảng 150 triệu đồng”.

Ông Lý Quốc Hội - Phó Chủ tịch UBND xã Bế Văn Đàn - cho hay: “Thực hiện các chỉ đạo của cấp trên những năm gần đây người dân tăng thu nhập từ việc trồng cây sắn, mía và các chương trình mục tiêu quốc gia”. Mức thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 32 triệu đồng/người/năm (so với năm 2019 khoảng 20 triệu đồng/người/năm, thời gian tới địa phương cố gắng giúp bà con tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình, chuyển đối mô hình kinh tế từ trồng trọt sang chăn nuôi. Hiện cả xã (641 hộ dân) còn 124 hộ nghèo, 115 hộ cận nghèo và tỉ lệ vẫn đang giảm đều qua các năm. Trong các 19 tiêu chí Nông thôn mới, xã đã đạt 15, năm 2024 xã Bế Văn Đàn phấn đấu đạt thêm 4 tiêu chí.

Trịnh Văn An
TIN LIÊN QUAN

Triển lãm ảnh “Yên Bái - Dấu son trong chiến dịch Điện Biên Phủ”

BÀI VÀ ẢNH: ĐINH ĐẠI |

Ngày 24.4, tại Yên Bái đã diễn ra triển lãm ảnh chuyên đề “Yên Bái - Dấu son trong chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Thăm các cựu chiến binh ở Quảng Trị từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

HÀN NGUYÊN |

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị đã đến thăm hỏi, tặng quà cho các cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Gặp cựu chiến binh, thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

PHẠM ĐÔNG |

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai nhấn mạnh cuộc gặp mặt cựu chiến binh, thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ là hoạt động sâu sắc, thiết thực, thể hiện đạo lý tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn," "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc, tri ân các thế hệ đi trước đã hy sinh vì độc lập dân tộc.

Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ - biểu tượng của sức mạnh Việt Nam

Nhóm PV |

70 năm trước, với sức mạnh trí tuệ và bản lĩnh anh hùng, quân và dân ta đã “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều,” giành toàn thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ba tiếng Điện Biên Phủ đã trở thành niềm tự hào và biểu tượng của sức mạnh Việt Nam.

Cận cảnh chiếc xe đạp thồ chở hơn 340kg hàng phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” có sự đóng góp to lớn của quân và dân Thanh Hóa. Đến nay sau 70 năm, những tư liệu, hiện vật quý vẫn đang được lưu giữ, bảo tồn tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là bước phát triển đến đỉnh cao của cuộc chiến tranh nhân dân

Văn Đức Thành |

Sáng 11.4, tại Điện Biên, diễn ra hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” do Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và tỉnh Điện Biên tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Báo chí cách mạng - mũi xung kích trong chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm xưa

VƯƠNG TRẦN |

Gần 70 năm đã trôi qua, kể từ ngày quân và dân ta giành toàn thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, một mốc son chói lọi bằng vàng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Thế giới có nhiều đổi thay nhưng thời gian không làm phai mờ chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Góp phần vào chiến thắng này có sự đóng góp không nhỏ của nền báo chí cách mạng nước nhà.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Triển lãm ảnh “Yên Bái - Dấu son trong chiến dịch Điện Biên Phủ”

BÀI VÀ ẢNH: ĐINH ĐẠI |

Ngày 24.4, tại Yên Bái đã diễn ra triển lãm ảnh chuyên đề “Yên Bái - Dấu son trong chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Thăm các cựu chiến binh ở Quảng Trị từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

HÀN NGUYÊN |

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị đã đến thăm hỏi, tặng quà cho các cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Gặp cựu chiến binh, thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

PHẠM ĐÔNG |

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai nhấn mạnh cuộc gặp mặt cựu chiến binh, thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ là hoạt động sâu sắc, thiết thực, thể hiện đạo lý tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn," "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc, tri ân các thế hệ đi trước đã hy sinh vì độc lập dân tộc.

Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ - biểu tượng của sức mạnh Việt Nam

Nhóm PV |

70 năm trước, với sức mạnh trí tuệ và bản lĩnh anh hùng, quân và dân ta đã “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều,” giành toàn thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ba tiếng Điện Biên Phủ đã trở thành niềm tự hào và biểu tượng của sức mạnh Việt Nam.

Cận cảnh chiếc xe đạp thồ chở hơn 340kg hàng phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” có sự đóng góp to lớn của quân và dân Thanh Hóa. Đến nay sau 70 năm, những tư liệu, hiện vật quý vẫn đang được lưu giữ, bảo tồn tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là bước phát triển đến đỉnh cao của cuộc chiến tranh nhân dân

Văn Đức Thành |

Sáng 11.4, tại Điện Biên, diễn ra hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” do Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và tỉnh Điện Biên tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Báo chí cách mạng - mũi xung kích trong chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm xưa

VƯƠNG TRẦN |

Gần 70 năm đã trôi qua, kể từ ngày quân và dân ta giành toàn thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, một mốc son chói lọi bằng vàng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Thế giới có nhiều đổi thay nhưng thời gian không làm phai mờ chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Góp phần vào chiến thắng này có sự đóng góp không nhỏ của nền báo chí cách mạng nước nhà.