Quy định về tuổi hưu mới được ban hành:

Vẫn còn băn khoăn về đối tượng được nghỉ hưu sớm

Quỳnh Chi - Anh Thư |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu, nhằm cụ thể hoá Luật Lao động năm 2019 về tuổi nghỉ hưu, có hiệu lực từ ngày 1.1.2021. Tuy nhiên, vẫn còn những băn khoăn về đối tượng nghỉ hưu sớm, trong đó có các giáo viên, nhất là giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu sớm nhưng chưa được nêu rõ trong nghị định.

Giải đáp nhiều thắc mắc về tăng tuổi hưu

Nghị định nêu rõ, tuổi nghỉ hưu của người lao động (NLĐ) trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Về quy định chuyển tiếp, đối với lao động nam sinh tháng 12.1960 và lao động nữ sinh tháng 12.1965 làm việc trong điều kiện bình thường thì thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày 31.12.2020, thời điểm hưởng lương hưu bắt đầu từ ngày 1.1.2021.

Phụ lục của nghị định nêu rõ lộ trình tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường gắn với tháng, năm sinh. Cụ thể, với lao động nam sinh từ tháng 1-9.1961, tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi 3 tháng. Tuy nhiên, lao động nam sinh từ tháng 10.1961-6.1962, tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi 6 tháng. Tương tự tính luỹ tiến như vậy, lao động nam sinh tháng 4.1966 trở đi có tuổi nghỉ hưu đủ 62 tuổi.

Bên cạnh đó, lao động nữ sinh từ tháng 1-8.1966, tuổi nghỉ hưu là 55 tuổi 4 tháng. Lao động nữ sinh từ tháng 9.1966-4.1967, tuổi nghỉ hưu là 55 tuổi 8 tháng. Với cách tính luỹ tiến như vậy, lao động nữ sinh tháng 5.1975 có tuổi nghỉ hưu đủ 60 tuổi.

Về cách hướng dẫn này, nhiều lao động nam thắc mắc tại sao cùng sinh năm 1961 nhưng lại có người có tuổi nghỉ hưu là 60 năm 3 tháng, có người lại có tuổi nghỉ hưu 60 năm 6 tháng. Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động và Xã hội - giải thích, nghị định hướng dẫn tuổi về hưu đến năm 2021 là 60 tuổi 3 tháng với nam và 55 tuổi 4 tháng với nữ. Tuổi về hưu không quy định tuổi sinh ra mà quy định năm về hưu. Ví dụ, đến năm 2021, lao động nam sinh từ tháng 1-9.1961 sẽ về hưu 60 tuổi, và sẽ cộng thêm 3 tháng. Đến năm 2022, lao động nam sinh từ tháng 10.1961-6.1962 sẽ về hưu 60 tuổi 3 tháng và sẽ cộng thêm 3 tháng, vì vậy phải tịnh tiến lên là 60 tuổi 6 tháng.

Những ai được nghỉ hưu sớm

Gần đây, nhiều người có nhu cầu được nghỉ hưu sớm, nhất là những NLĐ trực tiếp, đủ năm đóng bảo hiểm lại đang ở trong môi trường nặng nhọc, nguy hiểm. Một số đối tượng khác cũng có mong mỏi này là các giáo viên, nhất là giáo viên mầm non.

Chị Trần Thị Khuyên - một bạn đọc của Lao Động - chia sẻ: “Chúng tôi rất mong các cơ quan nhà nước quan tâm đến giáo viên mầm non, cho giáo viên mầm non về hưu sớm từ tuổi 50. Vì nghề này chăm sóc trẻ rất cực nhọc nên không đủ sức để làm việc lúc tuổi đã quá 50 tuổi. Một giáo viên già 50 tuổi mà phải dạy tới 20 học sinh thì quá là nặng nhọc: Chăm cho ăn cho ngủ, phải dạy, phải soạn giáo án, làm đồ dùng dạy học, sáng đi làm từ 6h-18h mới về đến nhà... Chúng tôi mong nhà nước quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên về hưu sớm trước tuổi 50 hoặc tuổi 50. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên mầm non không đủ 20 năm mà đã 50 tuổi thì cũng xin cho chúng tôi được hưởng lương hưu hàng tháng sau khi về hưu, sẽ bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội”.

Còn giáo viên Trịnh Kim Tiến bày tỏ: “Rất mong chính phủ xem xét và giải quyết cho giáo viên nam ở bậc tiểu học 50 tuổi trở lên là cho nghỉ hưu trước tuổi. Bởi vì ở độ tuổi này, giáo viên nam không bao giờ dạy được lớp 1, đặc biệt là dạy chương trình mới của lớp 1”.

Điều đáng nói là Nghị định 135/2020 không quy định cụ thể giáo viên có được nghỉ hưu sớm.

Ngoài những trường hợp hợp nghỉ hưu ở điều kiện lao động bình thường, Nghị định 135/2020/NĐ-CP cũng quy định rõ hơn việc nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của NLĐ theo khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019. Theo đó, NLĐ thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại thời điểm nghỉ hưu: NLĐ có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) ban hành; NLĐ có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1.1.2021; NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; NLĐ có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1.1.2021.

Điều này nghĩa là các giáo viên muốn nghỉ hưu sớm thì phải đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1.1.2021. Hoặc, chứng minh được mình bị suy giảm lao động từ 61% trở lên.

Cần đưa nghề giáo viên vào danh mục công việc nặng nhọc?

Thông tư số 15/2016/TT-BLĐ ban hành ngày 28.06.2016 của Bộ LĐTBXH quy định danh mục nghề nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm lại không có nghề giáo viên.

Về vấn đề này, hồi tháng 6, khi khi góp ý Dự thảo Nghị định quy định tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) đã đề xuất đưa giáo viên mầm non vào danh mục nghề nặng nhọc.

Đề xuất này của Tổng LĐLĐVN được đại diện ngành Giáo dục là ông Nguyễn Ngọc Ân - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam - ủng hộ. Ông Ân dẫn khảo sát nhanh trên gần 10.700 giáo viên mầm non trong 1 tuần, 96% giáo viên đề nghị giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như cũ.

Ngoài ra, định mức quy định và thực tế giờ làm việc của giáo viên mầm non khoảng 10 tiếng mỗi ngày. “Các cô phải lao đến trường lúc 6h sáng và 6h tối mới trở về. Cường độ làm việc cao, sức ép từ sự giữ an toàn cho trẻ căng thẳng kéo dài làm cho sức khỏe giảm sút nhanh, nghiêm trọng theo thời gian” - ông Ân nói.

Theo thống kê năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), bậc mầm non có hơn 421.000 NLĐ, trong đó 322.00 giáo viên trực tiếp đứng lớp. Năm 2018, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM nghiên cứu về bệnh nghề nghiệp trên 379 giáo viên mầm non, kết quả gần 34% bị khó thở đau tức ngực, 30% ho khan tiếng, gần 69% stress nghề nghiệp và 49% giảm thị lực... Theo một khảo sát khác cho thấy, 96% người được hỏi đồng ý bổ sung giáo viên mầm non là nghề nặng nhọc.

Vì thế, cần có nghiên cứu sâu hơn để giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, vào danh mục công việc nặng nhọc thì sau 15 năm đứng lớp có thể được nghỉ hưu trước 5 năm so với quy định tại Nghị định 135/2020 cũng như Luật Lao Động 2019.

Quỳnh Chi - Anh Thư
TIN LIÊN QUAN

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Vợ chồng trẻ đau đầu chuyện biếu Tết nội, ngoại

Phương Trang |

Biếu quà Tết nhà nội, nhà ngoại bao nhiêu là đủ, biếu quà làm sao để không làm mất lòng ai,... luôn là nỗi niềm đau đáu của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an xác minh 89 gói thầu mua sắm chống dịch ở Hà Nội

Ái Vân |

Cơ quan thanh tra đã chuyển thông tin để Bộ Công an giao cơ quan chức năng xác minh, làm rõ đối với một số gói thầu mua sắm thiết bị, vật tư, sinh phẩm, kit xét nghiệm của nhiều đơn vị, bệnh viện tại Hà Nội.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…