Ưu tiên xếp lương giáo viên cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp

Vương Trần - Giang Linh |

Thời gian tới, khi cải cách chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ ưu tiên xếp lương giáo viên cao nhất trong thang bảng lương khối hành chính sự nghiệp. Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo rà soát các quy định tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề nhà giáo để tăng lên mức cao nhất.

Rà soát thúc đẩy cơ chế tự chủ mầm non, tiểu học, đại học

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 7.11, nội dung liên quan tới cải cách tiền lương, đặc biệt tiền lương của đội ngũ nhà giáo nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu.

Đại biểu Trần Kim Yến (Đoàn TP.HCM) nêu hiện tượng tinh giản biên chế cơ học và cào bằng đã gây ảnh hưởng lớn đến ngành giáo dục; nhiều nơi thiếu giáo viên song việc tuyển dụng lại rất khó khăn; giáo viên nghỉ việc ngày càng nhiều do thu nhập thấp, không đảm bảo cuộc sống. "Bộ Nội vụ có giải pháp gì?", bà Yến chất vấn Bộ trưởng Nội vụ.

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết thời gian qua toàn quốc đã có thành công bước đầu về tinh giản biên chế. Từ 2017-2021, toàn quốc giảm 10% công chức và 11,6% viên chức hưởng lương ngân sách.

Bộ trưởng giải thích thêm, trong số viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì ngành giáo dục giảm 6,4%, còn lại toàn ngành y tế giảm 32% do thúc đẩy được tự chủ, chuyển số biên chế đó sang hưởng lương tự chủ. Do đó, hai khái niệm này khác nhau.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Trà cho hay, thực tiễn giai đoạn vừa qua, nhiều địa phương thực hiện việc giảm biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì lại cắt hẳn biên chế đi. Cho nên thiếu số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, nhất là ngành giáo dục.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Media Quốc hội
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Media Quốc hội

Với ngành giáo dục, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng cần tập trung hoàn thiện thể chế như Luật Giáo dục, Luật Nhà giáo để có giải pháp đảm bảo số lượng, chất lượng, đời sống nhà giáo; sửa định mức giáo viên và mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục mầm non đến đại học. Bà đề nghị Bộ Tài chính rà soát thúc đẩy cơ chế tự chủ mầm non, tiểu học, đại học.

Lương nhà giáo đã cải thiện nhưng "vẫn còn thấp"

Chung mối quan tâm về giáo viên, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội) cho biết giám sát của Ủy ban cho thấy mức lương giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non còn rất thấp nhưng áp lực công việc rất lớn.

Tại buổi đối thoại của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo với một triệu nhà giáo vừa qua, có 6.000 câu hỏi gửi tới Bộ trưởng liên quan đến vấn đề này.

Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo yêu cầu lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

"Đề nghị Bộ trưởng Nội vụ cho biết chủ trương này của Đảng có được cụ thể trong cải cách tiền lương của năm 2024 hay không? Giải pháp về chính sách cho nhà giáo thế nào?" - đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga chất vấn Bộ Nội vụ.

Câu hỏi này cũng được bà Nga chuyển tới Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà phân tích, thu nhập nhà giáo hiện nay gồm lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp. Lương nhà giáo đã cải thiện hơn trước nhưng so với tính chất đặc thù nghề nghiệp thì "vẫn còn thấp".

"Thời gian tới, khi cải cách chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ ưu tiên xếp lương cao nhất trong thang bảng lương khối hành chính sự nghiệp. Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo rà soát các quy định tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề nhà giáo để tăng lên mức cao nhất", Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay.

Phát biểu tranh luận tại hội trường, đại biểu Trần Kim Yến (Đoàn TPHCM) cho biết, một trong các giải pháp Bộ trưởng đặt ra là sớm điều chỉnh, bổ sung sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thực tiễn; việc giảm biên chế là giảm số lượng viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước để chuyển sang hưởng lương từ tự chủ.

Đại biểu Kim Yến cho rằng như vậy nguồn trả lương cho giáo viên là từ người học. "Chúng ta đang đẩy thế khó cho người học, phụ huynh và cho gia đình, trong khi thu nhập của số đông người dân không tăng, thậm chí là sụt giảm", bà Yến nói.

Đại biểu Kim Yến đề nghị Bộ trưởng có giải pháp để đảm bảo số lượng con em đến trường học, giảm áp lực cho nhà trường cũng như cho giáo viên.

Vương Trần - Giang Linh
TIN LIÊN QUAN

Hơn 7.000 viên chức sẽ được chuyển thành công chức trước cải cách tiền lương

Thùy Linh- Phạm Đông |

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết thực tế đang tồn tại là có 7.191 người đang làm việc ở một số cơ quan quản lý Nhà nước nhưng lại là biên chế viên chức, cần được chuyển thành công chức để bảo đảm quyền lợi cho họ.

Sẽ rà soát, xét thăng hạng cho nhân viên trường học để xếp lương tốt hơn

Vương Trần - Phạm Đông |

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đánh giá, chế độ lương với các viên chức hay nhân viên trường học còn rất thấp, chưa đảm bảo được mức lương tối thiểu vùng theo quy định.

Cải cách tiền lương, tin vui với hàng triệu giáo viên

Vân Trang |

Sau cuộc cải cách tiền lương từ năm 2024, mức lương giáo viên sẽ được xếp theo vị trí việc làm, không phân biệt thâm niên, năm kinh nghiệm.

Hà Nội tuyển sinh trực tuyến để chấm dứt việc phụ huynh xếp hàng nộp hồ sơ xin học

Trang Hà |

Tất cả các trường học trên địa bàn Hà Nội sẽ áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến từ năm học 2024-2025, nhằm chấm dứt tình trạng phụ huynh học sinh xếp hàng nộp hồ sơ.

Tin 20h: Bờ biển tuyệt đẹp ở Hạ Long ô nhiễm nghiêm trọng, bốc mùi hôi thối

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 24.11: Bảng lương giáo viên tiểu học mới sau cải cách tiền lương 2024; Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ven bờ vịnh Hạ Long; Bờ sông Hồng sạt lở nghiêm trọng, nhà dân nứt toác;...

Ghép gan bất đồng nhóm máu cho trẻ nhỏ

Lệ Hà |

Ngày 24.11, trong hội thảo khoa học thành tựu 200 ca ghép gan tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện thông báo ca ghép gan bất đồng nhóm máu từ người cho sống (ca ghép thứ 200) được thực hiện thành công tại bệnh viện.

Không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên, cấm biếu quà cho lãnh đạo

Vương Trần |

Quy định của Ban Bí thư nêu rõ, không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp uỷ, chính quyền các tỉnh, thành phố; nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức.

Có nên sát hạch người lái xe dưới 50 phân khối?

Hồng Diệp - Xuân Mai |

Trong phiên họp Quốc hội ngày 21.11, Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ ban hành về quy định đào tạo, sát hạch sử dụng xe gắn máy dung tích dưới 50 phân khối. Kiến nghị này nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ người dân.

Hơn 7.000 viên chức sẽ được chuyển thành công chức trước cải cách tiền lương

Thùy Linh- Phạm Đông |

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết thực tế đang tồn tại là có 7.191 người đang làm việc ở một số cơ quan quản lý Nhà nước nhưng lại là biên chế viên chức, cần được chuyển thành công chức để bảo đảm quyền lợi cho họ.

Sẽ rà soát, xét thăng hạng cho nhân viên trường học để xếp lương tốt hơn

Vương Trần - Phạm Đông |

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đánh giá, chế độ lương với các viên chức hay nhân viên trường học còn rất thấp, chưa đảm bảo được mức lương tối thiểu vùng theo quy định.

Cải cách tiền lương, tin vui với hàng triệu giáo viên

Vân Trang |

Sau cuộc cải cách tiền lương từ năm 2024, mức lương giáo viên sẽ được xếp theo vị trí việc làm, không phân biệt thâm niên, năm kinh nghiệm.