Ưu tiên vaccine COVID-19 cho TPHCM, Hà Nội, các tỉnh nhiều khu công nghiệp

VƯƠNG TRẦN |

Thủ tướng nêu rõ yêu cầu thay đổi chính sách ưu tiên về vaccine và kêu gọi các địa phương trên cả nước chia sẻ, ưu tiên vaccine cho TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương...

Nỗ lực hết sức mình để thực hiện mục tiêu kép

Chiều tối 30.7, Văn phòng Chính phủ vừa có thông tin báo chí về việc Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện các giải pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã tích cực, quyết liệt triển khai phòng chống dịch với mục tiêu bảo vệ sức khỏe nhân dân là trên hết, trước hết. Đồng thời, nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội tại những nơi an toàn về phòng chống dịch, mục tiêu cuối cùng là vì ấm no, an toàn, hạnh phúc của nhân dân.

Nhờ đó, những thành tích, kết quả đạt được rất đáng kể, rất tích cực, được Đảng, Nhà nước, Quốc hội ghi nhận.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến còn phức tạp, đặc biệt là ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh xung quanh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An và một số địa phương ở miền Nam, miền Trung. Tình hình dịch bệnh cũng rất phức tạp trên thế giới, nhất là biến chủng Delta bùng phát mạnh, lây lan nhanh và tử vong tại nhiều nước, kể cả các quốc gia đã đạt tỷ lệ tiêm chủng cao.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp. Ảnh Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp. Ảnh Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ những hạn chế, bất cập trong công tác chống dịch thời gian qua. Trong đó, hạn chế, bất cập lớn nhất là khâu tổ chức thực hiện.

Vẫn còn có nơi, có lúc có biểu hiện rất lơ là, chủ quan, mất cảnh giác khi chưa có dịch hoặc khi dịch đã đi qua; mất bình tĩnh, lo sợ, hoảng hốt, lúng túng, bị động, mất kiên trì khi dịch bùng phát.

Việc chuẩn bị “4 tại chỗ” chưa tốt, đặc biệt khi dịch bùng phát mạnh mẽ, diễn biến phức tạp thì mất kiểm soát, không có khả năng đáp ứng. Một bộ phận người dân chưa nhận thức được hết về nguy cơ lây lan, phát triển của dịch, cho nên ý thức chấp hành các quy định, hướng dẫn chưa nghiêm.

“Dịch lây giữa người với người, nên chấp hành nghiêm việc giãn cách thì ngăn chặn ngay được sự lây lan”, Thủ tướng nhấn mạnh nội dung này.

Dứt khoát không để khủng hoảng y tế, khủng hoảng về kinh tế - xã hội

Về các bài học kinh nghiệm rút ra, Thủ tướng nhấn mạnh, trước hết phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân.

Khi tình hình đã diễn biến phức tạp, phải phân loại F0 theo tình trạng bệnh, phân tầng điều trị để tập trung lực lượng y tế cứu chữa những người bệnh nặng, giảm tối đa tử vong; không được để thiếu nhân lực và trang thiết bị y tế cần thiết, đặc biệt là oxy y tế và máy thở.

Theo Thủ tướng, chúng ta vẫn nhất quán mục tiêu chống dịch hiệu quả với mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân là trên hết, trước hết, đồng thời phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước để có nguồn lực chống dịch và bảo đảm ấm no, hạnh phúc, an toàn cho người dân.

Trên phạm vi cả nước trong lúc này, cần tập trung ưu tiên số 1 cho nhiệm vụ chống dịch, kiểm soát được dịch bệnh thì mới phát triển được kinh tế - xã hội.

Cùng với đó, bám sát thực tiễn, tận dụng tối đa khả năng có thể để khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh, những nơi an toàn có điều kiện thì mở rộng sản xuất, “an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”.

Theo Thủ tướng, kinh nghiệm vừa chống dịch, vừa sản xuất đã có tại nhiều địa phương và việc tổ chức sản xuất tốt cũng là một biện pháp cách ly nếu an toàn.

Một mục tiêu khác là dứt khoát không để khủng hoảng y tế, không để khủng hoảng kinh tế - xã hội, không để khủng hoảng truyền thông - Thủ tướng nhấn mạnh.

Phải xác định cuộc chiến trường kỳ, lâu dài

Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ: Dịch bệnh COVID-19 với virus SARS-Cov-2 và các biến thể là căn bệnh thế kỷ, tạm thời chưa có thuốc điều trị, vì vậy, phải có chiến lược tiếp cận, nhiệm vụ, giải pháp mới hơn.

Phải xác định cuộc chiến đấu này còn rất trường kỳ, lâu dài, vất vả, kể cả khi có vaccine cũng không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, phải chuẩn bị tâm thế, nguồn lực, biện pháp phù hợp, bình tĩnh, sáng suốt, kiên trì, linh hoạt, cương quyết, quyết liệt nhưng rất mềm dẻo, phù hợp với từng nơi, từng lúc.

Căn cứ tình hình thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Thủ tướng nhắc lại phòng ngừa là cơ bản, là chiến lược, cộng với vaccine và ý thức của người dân, các biện pháp công nghệ thì mới thích ứng với điều kiện chống dịch trong tình hình mới.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh Nhật Bắc
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh Nhật Bắc

Khi thực hiện cách ly, giãn cách, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ nhưng phải đáp ứng 3 yêu cầu: Hỗ trợ tối đa người dân về lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc; đáp ứng các yêu cầu y tế của người dân ở mọi lúc, mọi nơi; đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, chính đáng, hợp pháp của người dân.

Thủ tướng yêu cầu TP Hồ Chí Minh và các tỉnh đang bùng phát dịch phải có giải pháp giảm tối đa ca tử vong. Phong tỏa, cách ly phải triệt để, kết hợp với các chính sách, biện pháp để kiềm chế đỉnh dịch và kém số ca mắc đi xuống.

Thay đổi chính sách ưu tiên về vaccine

Thủ tướng nêu rõ yêu cầu thay đổi chính sách ưu tiên về vaccine. Theo đó, ngoài các lực lượng tuyến đầu, tình nguyện, các tổ COVID-19 cộng đồng, người cao tuổi, những người tham gia vào các chuỗi cung ứng sản xuất, Thủ tướng tán thành với nhiều ý kiến tại cuộc họp là phải ưu tiên vaccine cho TP Hồ Chí Minh.

Thủ tướng kêu gọi các địa phương trên cả nước chia sẻ, ưu tiên vaccine cho TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương... Ban Chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế, các cơ quan chuyên môn tính toán cụ thể mức độ ưu tiên phù hợp với tình hình và khả năng cung ứng.

Thủ tướng nhấn mạnh, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh có diễn biến xấu về dịch bệnh phải tăng cường các bệnh viện hồi sức cấp cứu với mức độ cao hơn, việc chuẩn bị và khi thực hiện phải sớm hơn, cao hơn.

Quyết liệt hơn nữa trong thực hiện chiến lược vaccine, đặc biệt là đẩy mạnh ngoại giao vaccine, hợp tác công tư để mua được nhiều nhất, nhanh nhất có thể. Tổ chức tiêm kịp thời, hiệu quả, an toàn, không để lãng phí vaccine và thời gian.

Đồng thời, rút gọn các thủ tục về hành chính để tập trung thúc đẩy nhanh chóng, mạnh mẽ, kịp thời việc nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và công nhận vaccine trong nước để có thể làm chủ trong vấn đề này.

Khuyến khích các đơn vị nghiên cứu, nhập khẩu, sản xuất thuốc phục vụ phòng chống dịch. Tăng cường chuyển giao công nghệ, sản xuất máy thở.

Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục nghiên cứu việc hỗ trợ người lao động, người nhập cư tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh có khu công nghiệp nói riêng, người bị mất thu nhập nói chung trên cơ sở dữ liệu của ngành bảo hiểm.

Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thiện các công nghệ và hướng dẫn ứng dụng công nghệ để góp phần phòng chống dịch.

Bộ Tài chính phân bổ thêm ngân sách cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thiếu nguồn lực trên cơ sở cân đối ngân sách và tiết kiệm.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục kêu gọi sự chung sức, đồng lòng của hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, nhân dân và doanh nghiệp cả nước theo tinh thần “dễ mười lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Các Bộ trưởng, trưởng ngành, lãnh đạo các địa phương cần phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất với cương vị, thẩm quyền được giao, chủ động, linh hoạt, làm hết sức mình để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Tiêm vaccine COVID-19 bao lâu thì phát huy tác dụng phòng bệnh?

AN An (T/H) |

Tiêm vaccine COVID-19 Pfizer cần ít nhất 7 ngày sau tiêm liều thứ hai để tạo ra kháng thể miễn dịch. Đối với vaccine Moderna, khả năng miễn dịch đạt được từ ít nhất là 14 ngày sau liều thứ hai.

Sắp vượt 3.000 ca mắc COVID-19, Đồng Tháp kêu gọi hệ thống y tế trợ giúp

Lục Tùng |

UBND tỉnh Đồng Tháp khẩn thiết kêu gọi toàn hệ thống y tế tham gia trợ giúp khi địa phương này sắp vượt 3.000 ca mắc COVID-19.

Phú Yên khuyến cáo người dân không mua bán sử dụng test nhanh COVID-19

Phương Uyên |

Lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra phức tạp, trên mạng xã hội rao bán tràn lan bộ kit test nhanh COVID-19 xuất xứ từ nước ngoài.

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Số phận của hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa Nga - Mỹ

Khánh Minh |

Nga tuyên bố đình chỉ New START - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng với Mỹ nhằm ngăn chặn ngày tận thế hạt nhân.

Bất bình chó thả rông công viên, không rọ mõm, không ai xử phạt

MINH HÀ - HÀ CHI |

Theo ghi nhận tại một số địa điểm công cộng ở Hà Nội như công viên Thống Nhất, bãi đất trống khu vực Hồ Tây mặc dù đã có biển cảnh báo cấm chó thả rông tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra khiến người dân không khỏi bất an, lo lắng.

Xét xử cựu thiếu tá công an làm giả quyết định khởi tố

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 22.2, TAND TPHCM  đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Tuấn Thanh - cựu thiếu tá, điều tra viên thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TPHCM về tội 'giả mạo trong công tác'.

Một nghìn lẻ một tranh chấp phổ biến trong quản lý chung cư

ĐỨC MẠNH |

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thống kê hiện có 129/845 tòa nhà, cụm tòa chung cư tại Hà Nội có tranh chấp, khiếu kiện trong khi con số trên tại TPHCM là 105/935.

Tiêm vaccine COVID-19 bao lâu thì phát huy tác dụng phòng bệnh?

AN An (T/H) |

Tiêm vaccine COVID-19 Pfizer cần ít nhất 7 ngày sau tiêm liều thứ hai để tạo ra kháng thể miễn dịch. Đối với vaccine Moderna, khả năng miễn dịch đạt được từ ít nhất là 14 ngày sau liều thứ hai.

Sắp vượt 3.000 ca mắc COVID-19, Đồng Tháp kêu gọi hệ thống y tế trợ giúp

Lục Tùng |

UBND tỉnh Đồng Tháp khẩn thiết kêu gọi toàn hệ thống y tế tham gia trợ giúp khi địa phương này sắp vượt 3.000 ca mắc COVID-19.

Phú Yên khuyến cáo người dân không mua bán sử dụng test nhanh COVID-19

Phương Uyên |

Lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra phức tạp, trên mạng xã hội rao bán tràn lan bộ kit test nhanh COVID-19 xuất xứ từ nước ngoài.