Ứng dụng khoa học công nghệ: Kỳ vọng để Hà Nội trở thành thành phố thông minh

Phạm Đông |

Để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và phát triển kinh tế - xã hội, các đại biểu Quốc hội kỳ vọng trong thời gian tới Hà Nội sẽ ứng dụng công nghệ xây dựng thành phố thông minh để hướng tới sự bền vững, mang lại tiện ích, an toàn, thân thiện cho người dân. Để xây dựng thành công thành phố thông minh, thì tư duy quản lý và sự ủng hộ của người dân là điều quan trọng. Các đại biểu Quốc hội cho rằng Hà Nội sẽ thật sự trở nên thông minh hơn nếu biết đặt ra mục tiêu, lộ trình thực hiện khả thi.

Ứng dụng khoa học công nghệ cho bài toán giao thông

Theo dự kiến, sáng nay (25.9), HĐND TP.Hà Nội sẽ tiến hành quy trình bãi nhiệm chức vụ đối với ông Nguyễn Đức Chung và bầu tân Chủ tịch UBND TP.Hà Nội. Nhân sự được giới thiệu để HĐND thành phố bầu Chủ tịch UBND thành phố là ông Chu Ngọc Anh, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Trao đổi với Lao Động ngày 24.9, ông Bùi Danh Liên - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết, người dân rất kỳ vọng vào việc nói và làm của lãnh đạo thành phố, đặc biệt là tân Chủ tịch Hà Nội. Việc ứng dụng công nghệ xây dựng thành phố thông minh đã có từ nhiều năm trước, nhất là vấn đề giao thông.

“Để ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển giao thông tại Hà Nội là một bài toán rất dài, nó liên quan đến nhiều nguồn, nhiều chính sách. Chúng tôi cho rằng, bên cạnh sự kỳ vọng thì cũng cần có thời gian để chuyển hóa từ lượng sang chất, và ngược lại. Mọi người dân Hà Nội đều mong rằng tân Chủ tịch sẽ ứng dụng nhiều hơn nữa công nghệ thông tin vào công tác quản lý” - ông Liên nói.

Tuy nhiên, theo ông Liên, hiện nay Hà Nội vẫn là đơn vị trì trệ trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, đặc biệt là ngành giao thông vận tải. Để cải thiện vấn đề này, ông Liên cho rằng, giải pháp đầu tiên cần thực hiện là giải pháp về con người, phải thay đổi tận gốc từ vấn đề này. Người đứng đầu các cơ quan chuyên ngành cần phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực đó, có sự năng động sáng tạo và chịu tiếp thu cái mới.

Do đó, Hà Nội muốn xây dựng thành phố thông minh thì cần lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Để xây dựng thành phố thông minh, Hà Nội nên bắt đầu bằng việc ứng dụng giao thông thông minh.

Cụ thể, Thành phố cần tiếp tục hoàn thành và phát triển các hạng mục như hệ thống thông tin giao thông tích hợp. Trong đó hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ bằng hình ảnh cần được cải thiện hơn nữa. Thành phố cũng cần tiếp tục triển khai hệ thống phần mềm trung tâm giám sát, điều hành giao thông thông minh tích hợp với Trung tâm Điều hành thông minh TP.Hà Nội.

Ngoài ra, thành phố cũng cần phối hợp với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ triển khai thí điểm các giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực thu thập, phân tích dữ liệu giao thông; nhận diện phương tiện vi phạm tự động, tối ưu mạng lưới giao thông thông qua điều khiển đèn; kiểm soát hành khách sử dụng xe buýt; thu phí đường bộ không dừng; vé điện tử dành cho xe buýt hay thu phí dừng đậu xe ôtô tự động bằng ứng dụng...

“Để giải được bài toán ùn tắc giao thông, trước hết cần xử lý được vấn đề quy hoạch nội đô và vấn đề ngập úng. Do đó, tân Chủ tịch cần phải quy trách nhiệm cụ thể cho từng ngành một. Bên cạnh đó, để khắc phục những tồn tại thì cần đầu tư ngân sách để giải quyết dứt điểm” - ông Liên chia sẻ và cho biết, hy vọng tân lãnh đạo TP sẽ tạo ra được nhiều điểm mới, giúp người dân hưởng thụ được cuộc sống văn minh hơn.

Áp dụng công nghệ khoa học nhiều lĩnh vực

Ông Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho biết, việc ứng dụng công nghệ xây dựng thành phố thông minh là xu hướng được các đô thị trên thế giới áp dụng để giải quyết các vấn đề cấp bách về giao thông, y tế, môi trường...

Để làm được điều này, Hà Nội cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực, có giải pháp khoa học đồng bộ cho các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án trọng điểm của thành phố.

Bên cạnh đó, để nâng cao trình độ công nghệ của các ngành kinh tế, Hà Nội đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong một số ngành kinh tế trọng điểm của Thủ đô. Gắn hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ với sản xuất, đời sống và nhu cầu xã hội; góp phần quan trọng vào việc tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

Tiếp đó, ông Hòa cũng kỳ vọng việc ứng dụng công nghệ khoa học trong giám sát bảo mật, an toàn thông tin của thành phố. Từ đó hỗ trợ cán bộ sử dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý và xử lý công việc. Ngoài ra, Hà Nội cũng cần triển khai một số hạng mục như phòng chống tội phạm nơi công cộng, phân tích dữ liệu, hỏi đáp ý kiến phục vụ người dân.

Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ giảm thiểu ùn tắc giao thông, vấn đề ngập úng và chất lượng không khí của Hà Nội cũng rất được các đại biểu quan tâm.

Cụ thể, các đại biểu rất kỳ vọng tân Chủ tịch của TP sẽ có các giải pháp chống ngập cho các tuyến phố, các điểm đen của Hà Nội. Trước tiên, Hà Nội có thể nghiên cứu và triển khai, phát triển thêm các ứng dụng cảnh báo úng ngập và gợi ý chỉ đường trên điện thoại thông minh. Phần mềm này có thể tương tác với người dân qua chức năng gửi thông tin sự cố về trung tâm để xử lý. Việc ứng dụng công nghệ trong xử lý ngập úng rất quan trọng, điều này giúp giải quyết phần nào được vấn đề ùn tắc giao thông.

Trong lĩnh vực môi trường, đã có nhiều thời điểm các chỉ số quan trắc của Hà Nội ở mức cao, gây hại cho sức khỏe của người dân. Cụ thể các hoạt động nông nghiệp (thuốc trừ sâu, phân bón, đốt rơm rạ…), chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt… cũng cần có biện pháp xử lý.

“Với các trạm quan trắc chất lượng không khí, Hà Nội cần công bố thông tin về chất lượng môi trường không khí thường xuyên hơn nữa. Từ đó thu thập cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và lập quy hoạch, chính sách về bảo vệ môi trường Thủ đô” - ông Hòa cho hay.

Để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học, phát triển và đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ, Hà Nội nên tiếp tục triển khai thực hiện một số cơ chế, chính sách cụ thể, như: Hỗ trợ triển khai áp dụng chương trình các hệ thống quản lý chất lượng; chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ...

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Chuyên gia nói về qui hoạch 8 tuyến đường sắt đô thị đến 2030

Phạm Đông - Lan Nhi |

Theo quy hoạch đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 318km để kết nối với các đô thị vệ tinh và vùng ven.

Những kỳ vọng về tân Chủ tịch Hà Nội trong xây dựng, phát triển thành phố

Phạm Đông |

Rất nhiều những kỳ vọng, gửi gắm đã được các đại biểu gửi đến tân Chủ tịch UBND TP Hà Nội trong thời gian tới.

Dân đặt hàng bốn việc cấp bách với tân Chủ tịch Hà Nội

Lê Thanh Phong |

Ngày 23.9, Báo Lao Động có bài: “Đi 200m hết 3 giờ: Mong tân Chủ tịch Hà Nội hiểu nỗi “kinh hoàng” này”. Đây là đơn đặt hàng thứ nhất.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Hà Nội: Chuyên gia nói về qui hoạch 8 tuyến đường sắt đô thị đến 2030

Phạm Đông - Lan Nhi |

Theo quy hoạch đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 318km để kết nối với các đô thị vệ tinh và vùng ven.

Những kỳ vọng về tân Chủ tịch Hà Nội trong xây dựng, phát triển thành phố

Phạm Đông |

Rất nhiều những kỳ vọng, gửi gắm đã được các đại biểu gửi đến tân Chủ tịch UBND TP Hà Nội trong thời gian tới.

Dân đặt hàng bốn việc cấp bách với tân Chủ tịch Hà Nội

Lê Thanh Phong |

Ngày 23.9, Báo Lao Động có bài: “Đi 200m hết 3 giờ: Mong tân Chủ tịch Hà Nội hiểu nỗi “kinh hoàng” này”. Đây là đơn đặt hàng thứ nhất.