Tự do tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật

Đại tá Đỗ Phú Thọ (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) |

Không chỉ ở Việt Nam mà tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới, quyền tự do nói chung và quyền tự do tôn giáo nói riêng đều phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Không thể có sự tự do vô chính phủ, tự do vô nguyên tắc.

Xây dựng pháp luật về tôn giáo, hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều căn cứ vào Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (International Convenant on Civil and Political Rights) (viết tắt là Công ước hoặc ICCPR).

Đây  là một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua cùng với Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (International Convenant on Economic, Social and Cultural Rights - ICESCR) theo Nghị quyết số 2200 A (XXI) ngày 16.2.1966.

Việt Nam của chúng ta là quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo. Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.  Điều 24 của Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, Việt Nam hiện  có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng và tôn giáo (trong hàng nghìn tín ngưỡng thì tín ngưỡng phổ biến là thờ cúng ông bà tổ tiên và tín ngưỡng thờ Mẫu). Riêng trong lĩnh vực tôn giáo, Việt Nam có khoảng  27  triệu tín đồ (chiếm hơn 27% dân số), 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được nhà nước công nhận hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động. Cả nước hiện có hơn 57,4 nghìn chức sắc, trên 147 nghìn chức việc, hơn 29,6 nghìn cơ sở thờ tự…

Các ngày lễ tôn giáo lớn như Lễ Giáng sinh của đạo Công giáo, Lễ Phật đản của Phật giáo… đều được tổ chức trọng thể theo các nghi lễ tôn giáo.

Các tôn giáo lớn hiện nay xuất hiện ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước và có nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra sôi động theo đúng quy định pháp luật. Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo và thực hiện nhất quán tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời khuyến khích đồng bào tôn giáo chấp hành Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và luôn “gắn bó đạo với đời”. Qua đó, đã làm cho đồng bào các tôn giáo ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền và đồng thuận trong việc thực hiện chính sách tôn giáo...

Tuy nhiên, bên cạnh các tổ chức tôn giáo được cấp phép,  tại Việt Nam đã xuất hiện một số hoạt động tôn giáo trá hình, trái pháp luật, một số tà đạo. Hoạt động của đa phần các tổ chức này đều trái với văn hóa truyền thống Việt Nam, nhuốm màu mê tín dị đoan, hoạt động lén lút, có dấu hiệu trục lợi và nhìn chung là vi phạm pháp luật, bị dư luận lên án.

Lợi dụng một số hạn chế, thiếu sót chính quyền địa phương trong công tác tôn giáo, các thế lực thù địch đã  xuyên tạc,  kích động gây chia rẽ sự đoàn kết lương giáo, chia rẽ các tôn giáo, tách đồng bào các tôn giáo ra khỏi khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chúng móc nối, mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo, kích động chức sắc, tín đồ các tôn giáo, hô hào tụ tập quần chúng tín đồ gây rối an ninh trật tự, chống người thi hành công vụ, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nhiều địa phương. Thậm chí, một số vụ việc bị “chính trị hóa”, “quốc tế hóa”, một số tổ chức nước ngoài như Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ, Nghị viện Châu Âu, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), Ân xá Quốc tế (AI)… đã đưa ra nhiều bản phúc trình có nội dung nhận định, đánh giá sai lệch, chủ quan, phiến diện, không đúng sự thật về tình hình tôn giáo tại Việt Nam.

Thông qua các trang mạng xã hội, chúng  chỉ đạo, móc nối với các phần tử cực đoan, phản động ở một số địa bàn trong nước nhằm vu cáo, dựng chuyện chính quyền địa phương đàn áp, vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”, kích động đồng bào dùng vũ lực chống lại chính quyền các cấp; khiếu kiện, kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Có lẽ chúng không biết hoặc cố tình không biết rằng, không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới này đều không chấp nhận việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước hay kích động bạo lực, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân...

Điều đáng mừng là do hội nhập quốc tế, chúng ta đã có thêm nhiều kênh quan trọng để đưa ra tiếng nói và khẳng định thực tế tình hình tự do tôn giáo ở đất nước mình. Thông qua các cơ chế và diễn đàn song phương, đa phương, khu vực và quốc tế, đặc biệt là Liên Hợp Quốc, có một sự thật rõ ràng đang được thừa nhận, đó là Việt Nam đang tích cực cùng các quốc gia khác trên thế giới đấu tranh bảo vệ, phát huy các nguyên tắc, nội dung tiến bộ về tự do tôn giáo, và vẫn sẽ kiên trì bảo vệ lẽ phải trong lĩnh vực này.

Thực tế thời gian qua, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều kiều bào ta ở nước ngoài sau khi về Việt Nam đã có những phát biểu công khai, trung thực về tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Mới đây, ông Nguyễn Quang Trường, Việt kiều tại Mỹ đã có bài viết trên báo chí khẳng định:  “Nếu chỉ đem những giá trị về tự do, tín ngưỡng từ ngoài vào trong nước, mà không phân định, đánh giá kỹ lưỡng về lịch sử, về tình hình đất nước, việc thực thi quyền tự do tôn giáo sẽ không tránh khỏi những nhận định, đánh giá không khách quan, thiếu chính xác, dễ dẫn đến những kết luận sai lạc, ảnh hưởng đến uy tín và thể diện quốc gia trên trường quốc tế.

Do đó, việc nhận diện đúng những âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo, lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng để đấu tranh là rất cần thiết, qua đó việc khảo sát sinh hoạt tự do tôn giáo ở Việt Nam cần phải đi, đến tận nơi, lắng nghe, chứng kiến những gì đang diễn ra trong thực tế, mới có được bức tranh toàn cảnh một cách chân thực, chính xác, khách quan và công bằng”.

Đại tá Đỗ Phú Thọ (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam)
TIN LIÊN QUAN

Hậu Giang: Phát động cuộc thi CNVCLĐ tìm hiểu về tín ngưỡng, tôn giáo

HỒ THẢO |

Hậu Giang - Ngày 29.8, LĐLĐ tỉnh Hậu Giang phát động cuộc thi công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội với nhiều giải thưởng cho tập thể và cá nhân.

Công đoàn Hà Nội triển khai cuộc thi tìm hiểu giá trị tôn giáo

Kiều Vũ |

Hà Nội - Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu các cấp Công đoàn Thủ đô, các đơn vị trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động về những giá trị tích cực, có ý nghĩa giáo dục của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống xã hội.

Thi viết tìm hiểu về giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội

Hà Anh |

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (LĐLĐVN) đã xây dựng kế hoạch tổ chức Cuộc thi viết tìm hiểu về giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội (Cuộc thi).

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hậu Giang: Phát động cuộc thi CNVCLĐ tìm hiểu về tín ngưỡng, tôn giáo

HỒ THẢO |

Hậu Giang - Ngày 29.8, LĐLĐ tỉnh Hậu Giang phát động cuộc thi công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội với nhiều giải thưởng cho tập thể và cá nhân.

Công đoàn Hà Nội triển khai cuộc thi tìm hiểu giá trị tôn giáo

Kiều Vũ |

Hà Nội - Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu các cấp Công đoàn Thủ đô, các đơn vị trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động về những giá trị tích cực, có ý nghĩa giáo dục của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống xã hội.

Thi viết tìm hiểu về giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội

Hà Anh |

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (LĐLĐVN) đã xây dựng kế hoạch tổ chức Cuộc thi viết tìm hiểu về giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội (Cuộc thi).