Tự do ngôn luận nhưng không thể loạn ngôn, lộng ngôn!

TS Nguyễn Tri Thức |

Hơn 1 thập niên trở lại đây, mạng xã hội phát triển bùng nổ, tác động sâu rộng đến cuộc sống con người, các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những tác động tích cực, sự hiệu quả thấy rõ, mạng xã hội cũng giăng mắc nhiều hậu quả tiềm tàng, khôn lường. Trên mạng xã hội, mỗi người đều có thể tự do bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình nhưng phải là trong khuôn khổ quy định của pháp luật, nhất quyết không thể lợi dụng, lạm dụng để tùy tiện loạn ngôn, lộng ngôn, cản trở, chống phá...

Sức nóng của mạng xã hội

Không có gì phải bàn cãi, mạng xã hội hiện nay đã chi phối mạnh mẽ đời sống người dân trên toàn thế giới, với nhiều tính năng vượt trội, thuận tiện cho người sử dụng. Thậm chí, khi sử dụng mạng xã hội người dân không phải trả phí trực tiếp (đã trả thuê bao Internet), mà còn có thể kiếm tiền, thậm chí nhiều tiền trên phương tiện truyền thông mới này bằng nhiều cách khác nhau.

Người sử dụng cũng như người kiếm được tiền trên mạng cũng không phân biệt tuổi tác, giới tính, trình độ, quốc tịch, màu da. Tất cả, chỉ cần đếm bằng sự tương tác với số lượng người theo dõi (follow), xem (view), thích (like), bình luận (comment), chia sẻ (share)... Càng nhiều lượt tương tác thì càng “nóng”, càng có cơ hội kiếm tiền, từ việc quảng cáo bán hàng online, quảng bá giới thiệu sản phẩm đến nhận tiền từ các khách hàng quảng cáo, từ chủ sở hữu các trang mạng xã hội đình đám như Facebook, Twitter, YouTube...

Chừng hơn 10 năm trở lại đây, khi mạng xã hội phát triển bùng nổ tại Việt Nam, số người dùng ngày càng tăng vọt. Thống kê mới nhất của WeAreSocial (công ty toàn cầu chuyên nghiên cứu về truyền thông xã hội) và Hootsuite (công cụ quản lý truyền thông xã hội) công bố báo cáo tổng quan toàn cảnh ngành kỹ thuật số (digital) tại Việt Nam năm 2021 cho thấy, mạng xã hội dần trở thành phần thiết yếu trong cuộc sống của mọi người. Số lượng người dùng mạng xã hội tại Việt Nam vào tháng 1.2021 là 72 triệu người trong tổng 97,8 triệu dân, chiếm khoảng 73,7% tổng dân số. Thế mới biết, “sức nóng”, sự hấp dẫn của mạng xã hội lớn đến thế nào!

Vậy nên, trên thế giới đã có ý kiến cho rằng, mạng xã hội dần trở thành quyền lực thứ 5 trong xã hội, sau các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và báo chí. Thậm chí, có những thời điểm, những vụ việc, mạng xã hội còn chứng tỏ sự vượt trội về hiệu quả lan truyền thông tin khiến cơ quan chức năng, nhà chức trách phải vào cuộc giải quyết.

Ảnh minh hoạ, nguồn: Internet
Ảnh minh hoạ, nguồn: Internet

Loạn ngôn, lộng ngôn trên mạng xã hội - mối hoạ khôn lường

Tác dụng, tác động của mạng xã hội không có gì phải bàn thêm. Đó là điều tất yếu trong xã hội số. Thế nhưng, bên cạnh những sự ưu việt, thế mạnh, sự hiệu quả, hữu ích của mình, mạng xã hội cũng gây ra, để lại biết bao hậu quả khôn lường, trên các phương diện, lĩnh vực khác nhau, đối với cá nhân, xã hội, cũng như cả quốc gia (đặc biệt nhìn từ những biến động chính trị tại Trung Đông - Bắc Phi từ năm 2011 đến nay). Chỉ xét riêng vấn đề loạn ngôn, lộng ngôn trên mạng xã hội cũng thấy đủ đầy, rõ ràng những mối hiểm họa, bất trắc, sự tàn phá khiếp hại.

Thử lấy ví dụ rất dễ kiểm chứng rằng, chỉ với mục đích thu hút sự chú ý, không ít chủ tài khoản mạng xã hội, nhất là Facebook đã không ngại ngần loạn ngôn, lộng ngôn trên trang cá nhân của mình. Từ việc tung tin giả, tin sai sự thật đến sự bịa tạc trắng trợn về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chuyện cá nhân đến tập thể, thậm chí chuyện tầm quốc gia đại sự, thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng.

Đơn cử như trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành với những diễn biến khó lường, rất nhiều chủ tài khoản mạng xã hội đã “vô tâm”, điềm nhiên, cố ý tung tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh gây hoang mang cộng đồng, bất lợi cho công tác phòng, chống dịch bệnh chỉ để nhằm tư lợi cá nhân. Rất nhiều người đã bị phạt, xóa các thông tin bịa tạc, giả mạo... nhưng tình trạng loạn ngôn vẫn chưa thể chấm dứt.

Đặc biệt nguy hiểm là mạng xã hội trở thành “mảnh đất” để các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội chính trị ra sức, dã tâm chống phá cách mạng nước ta bằng mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi, thâm độc, xảo quyệt. Tất cả, đều là những sự loạn ngôn, lộng ngôn tùy tiện, những sự xuyên tạc, bóp méo, bôi đen có chủ đích nhằm gây nhiễu loạn, hoang mang công chúng để rắp tâm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Thử nhớ lại trước, trong và sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; công cuộc phòng, chống đại dịch COVID-19... thì thấy đủ trò ma quái, ác hiểm, tàn độc của các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội dã tâm, xảo quyệt chống phá nước ta táo tợn, liều lĩnh, bất chấp sự thật, pháp luật, đạo lý như thế nào.

Xin được nhắc lại rằng, kể từ khi bùng nổ mạng xã hội hơn 11 năm trở lại đây, “tự do ngôn luận” trên môi trường Internet thực sự hết sức đáng báo động, thậm chí kinh hãi, tiềm tàng những mối họa khôn lường. Ai cũng tùy tiện nghĩ rằng mình có thể được nói, được viết bất cứ thứ gì, dưới bất kỳ hình thức nào. Trong kỷ nguyên số, với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những thành tựu khoa học - công nghệ cần thiết được nhân rộng, ứng dụng triệt để. Nhưng tất cả, phải trên cơ sở luật pháp quốc tế và từng quốc gia. Không thể có sự tùy tiện, vô lối, vô pháp vô thiên. Sự tự do ngôn luận ấy, chính là sự loạn ngôn, lộng ngôn, là nói bừa bãi, bậy bạ, càn dở, không phép tắc, luật pháp gì. Sự tự do ngôn luận ấy chính là “mầm độc” cản trở, phá hoại sự tiến bộ, phát triển, cần triệt để loại bỏ.

Không riêng gì ở Việt Nam, trên thế giới cũng vậy, những yêu cầu, đòi hỏi về việc thiết lập lại kỷ cương, pháp luật đối với nhà cung cấp và người dùng mạng xã hội đã được đặt ra cấp thiết, bức bách, bởi những hiểm họa không còn là tiềm ẩn nữa, mà đã lộ rõ hình hài hiểm ác, kinh sợ, đáng nguyền rủa. Khi trật tự được lập lại theo quy tắc, điều luật phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như mỗi quốc gia thì những mối nguy tiềm tàng, những ẩn họa từ mạng xã hội mới thôi giáng xuống đầu người dân, đất nước. Có như thế, những sự loạn ngôn, lộng ngôn mới không xuất hiện, tác oai tác quái, gây tổn thương, tác hại cho cộng đồng, quốc gia, dân tộc.

TS Nguyễn Tri Thức
TIN LIÊN QUAN

Nghệ sĩ TPHCM không sử dụng mạng xã hội để giải quyết mâu thuẫn

Huyên Nguyễn |

Ban Tuyên giáo Thành uỷ TPHCM khuyến cáo hội viên hội văn học nghệ thuật thành phố tuyệt đối không sử dụng mạng xã hội để giải quyết các mâu thuẫn gây phức tạp tình hình dư luận trong các tầng lớp nhân dân.

Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội: Bảo vệ không gian mạng lành mạnh

PV |

Bộ quy tắc về ứng xử trên mạng xã hội gồm 9 điều vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 17.6 nhằm tạo điều kiện lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Phối hợp đồng bộ, tăng cường quản lý, xử lý kiểm soát livestream trên mạng xã hội

Đình Trường |

Cơ quan chức năng vừa đưa ra thông báo sẽ tiếp tục siết chặt quản lý vấn đề livestream trên mạng xã hội. Động thái được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện hiện tượng một số đối tượng lợi dụng các tính năng của mạng xã hội như livestream, chia sẻ hình ảnh, video clip, lập group chat để đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Nghệ sĩ TPHCM không sử dụng mạng xã hội để giải quyết mâu thuẫn

Huyên Nguyễn |

Ban Tuyên giáo Thành uỷ TPHCM khuyến cáo hội viên hội văn học nghệ thuật thành phố tuyệt đối không sử dụng mạng xã hội để giải quyết các mâu thuẫn gây phức tạp tình hình dư luận trong các tầng lớp nhân dân.

Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội: Bảo vệ không gian mạng lành mạnh

PV |

Bộ quy tắc về ứng xử trên mạng xã hội gồm 9 điều vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 17.6 nhằm tạo điều kiện lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Phối hợp đồng bộ, tăng cường quản lý, xử lý kiểm soát livestream trên mạng xã hội

Đình Trường |

Cơ quan chức năng vừa đưa ra thông báo sẽ tiếp tục siết chặt quản lý vấn đề livestream trên mạng xã hội. Động thái được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện hiện tượng một số đối tượng lợi dụng các tính năng của mạng xã hội như livestream, chia sẻ hình ảnh, video clip, lập group chat để đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật.