Tự chủ đại học không có nghĩa là buông lỏng quản lý

Đặng Chung |

Tự chủ đại học là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, góp phần thay đổi, phát triển hệ thống giáo dục đại học. Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, tự chủ đại học không có nghĩa là buông lỏng quản lý. Tự chủ phải được thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật, theo những quy chế công khai cho toàn xã hội giám sát.

Tự chủ - đòn bẩy phát triển giáo dục đại học

Tại hội thảo giáo dục đại học Việt Nam 2020 với chủ đề “Tự chủ giáo dục đại học - từ chính sách đến thực tiễn” do Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 27.11, vấn đề tự chủ đại học đã được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, trên 30 năm đổi mới, giáo dục đại học Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mạng lưới các trường phát triển nhanh và đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục từng bước hoàn thiện là hành lang pháp lý cho giáo dục đại học phát triển phù hợp với chủ trương, định hướng đổi mới của Đảng. Đặc biệt, có nhiều chính sách mới đã được hoạch định và thực thi như việc đẩy mạnh tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, trong thực thi còn những khó khăn, rào cản, còn khoảng cách, là một nội dung trong những thách thức, đòi hỏi phải đổi mới của giáo dục đại học Việt Nam.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Khi chúng ta bàn về tự chủ đại học rất cần quan tâm đến trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học. Nếu không thực hiện đúng cam kết thì phải xử lý thế nào khi liên quan đến tiêu chuẩn, chính sách chất lượng, đến mức lương, thưởng, đến các báo cáo tài chính hằng năm và phải nghiêm túc thực hiện kiểm toán đầu tư mua sắm, trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học trước chủ sở hữu, trước cơ quan quản lý có thẩm quyền”.

Còn Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình nhận định rằng, phát triển nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao đã được Đảng và Nhà nước xác định là một trong 3 đột phá chiến lược quan trọng hàng đầu của đất nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ.

Trước những yêu cầu mới của thời đại, giáo dục đại học nước ta cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ, đổi mới sáng tạo. Trong đó, tự chủ đại học là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo.

Tổng kết lại quá trình tự chủ đại học trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, từ năm 2014, 23 cơ sở giáo dục đại học bắt đầu được thí điểm thực hiện tự chủ tương đối toàn diện theo Nghị quyết 77 của Chính phủ. Đến nay hầu hết các trường tham gia thí điểm tự chủ đều đã có bứt phá trong đào tạo và nghiên cứu, góp phần tạo diện mạo mới cho hệ thống giáo dục đại học VN.

Về hành lang pháp lý, theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, sau khi có nghị quyết 77, đến nay đã có Luật Giáo dục đại học sửa đổi (Luật 34) và Nghị định 99/2019 mở rộng quyền tự chủ cho các trường đại học. Trong bước đầu thực hiện quyền tự chủ, dù đã được luật hóa, tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc.

“Tự chủ ĐH không chỉ thực hiện theo Luật 34 mà còn chịu sự chi phối của các luật khác như Luật Tài sản công, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật công chức - viên chức... Khi thực hiện Luật 34 cũng phải rà soát, sửa đổi các luật trên và các quy định dưới luật. Ngoài ra, việc tự chủ cũng phải đi kèm với các điều kiện khác như thành lập hội đồng trường; phân tách giữa quản lý và quản trị ở trong trường đại học; cần có sự phân cấp, phân quyền giữa nhà trường tự chủ với các đơn vị cơ sở để phát huy năng lực của các đơn vị”- Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.

Thông tin thêm về một số chỉ số hoạt động của 23 trường thực hiện thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77 giai đoạn 2015-2020, Thứ trưởng cho hay, tỉ lệ giáo viên có trình độ tiến sĩ tăng gần 10%; số chương trình đào tạo được kiểm định tăng từ 1 lên 100, bằng 30% toàn quốc. Số công bố quốc tế (Scopus) tăng 10 lần, nay đóng góp 45% toàn quốc. Tổng thu và tổng chi hằng năm tăng khoảng 1,5 lần (mặc dù ngân sách cấp giảm 2,1 lần). Đặc biệt đến nay Việt nam đã có 4 trường lọt vào bảng xếp hạng QS Asia 2021.

Tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình

Tại hội thảo, câu chuyện liên quan đến Trường Đại học Tôn Đức Thắng được nhiều chuyên gia nhắc tới để khẳng định việc thành công của cơ chế thí điểm tự chủ đại học. Nhờ tự chủ, trường đã có bước phát triển vượt bậc. Năm 2020, Trường Đại học Tôn Đức Thắng là trường duy nhất của Việt Nam lọt bảng xếp hạng các đại học xuất sắc nhất toàn thế giới do Hệ thống xếp hạng ĐH thế giới Academic Ranking for World Universities (ARWU) xếp hạng.

Nhắc đến thành công của Trường Đại học Tôn Đức Thắng cùng những lùm xùm về nhà trường trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, tự chủ đại học thì các trường không phải thực hiện cơ chế xin - cho, nhưng không phải tự do mà phải trong khuôn khổ pháp luật. “Các trường cần thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, không chỉ với xã hội, mà với nội bộ, cán bộ sinh viên, người học trong trường và cơ quan quản lý nhà nước. Đấy là cơ chế để thực hiện trách nhiệm giải trình. Đương nhiên như thế cần xây dựng tốt thiết chế hội đồng trường” - Thứ trưởng Bộ GDĐT cho biết.

Cũng nhận định giáo dục đại học Việt Nam có bước tiến dài nhờ tự chủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, tự chủ phải đi từ chuyên môn học thuật, có một mô hình quản trị tiên tiến, lan ra xã hội. Tiếp đó, tự chủ phải gắn với trách nhiệm giải trình. Tự chủ cũng không có nghĩa là nhà nước không đầu tư nữa, mà sẽ đầu tư theo cơ chế đặt hàng đào tạo, giao nhiệm vụ đào tạo bằng ngân sách nhà nước. Tự chủ cũng không có nghĩa là buông lỏng quản lý, mà vẫn quản lý bằng pháp luật.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng khẳng định, để tự chủ thành công, trước tiên trường đại học phải có hội đồng trường mạnh để thực hiện vai trò giám sát. Tuy nhiên hiện nay còn tình trạng, bản thân một số đồng chí hiệu trưởng không muốn mất quyền của mình, hay không muốn chuyển giao...

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

4 vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ trong tự chủ đại học

Đặng Chung |

Theo Uỷ viên Bộ Chính Trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, vấn đề tự chủ đại học được đặt ra từ năm 1998, tuy nhiên khi triển khai trong thực tế đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung tháo gỡ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trả lời chất vấn về vấn đề tự chủ đại học

Nguyễn Hà - Đặng Chung - Trần Vương |

Chiều 9.11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trả lời những câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề tự chủ đại học.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

4 vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ trong tự chủ đại học

Đặng Chung |

Theo Uỷ viên Bộ Chính Trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, vấn đề tự chủ đại học được đặt ra từ năm 1998, tuy nhiên khi triển khai trong thực tế đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung tháo gỡ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trả lời chất vấn về vấn đề tự chủ đại học

Nguyễn Hà - Đặng Chung - Trần Vương |

Chiều 9.11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trả lời những câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề tự chủ đại học.