Trục không gian sông Hồng là điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội dự kiến hình thành các trục không gian chính để phát triển Thủ đô, trong đó trục không gian sông Hồng sẽ là đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế - xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của thành phố.

Hình thành các trục không gian phát triển Thủ đô

Tại kỳ họp thứ 14 tuần này, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Đồ án sẽ được xin ý kiến Bộ Xây dựng và trình Thủ tướng phê duyệt. Theo tìm hiểu của Lao Động ngày 9.12, trong các điểm mới, đáng chú ý có các trục không gian chính để phát triển Thủ đô.

Theo đó, trục không gian sông Hồng phát triển là không gian xanh trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế - xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô Hà Nội, phát triển đô thị, công viên sinh thái hai bên sông, trị thủy, khai thác giá trị cảnh quan, cảng sông, du lịch hai bên sông.

Trục Hồ Tây - Ba Vì sẽ kết hợp đồng bộ không gian Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 6; xây dựng trục kết nối văn hóa Thăng Long - Xứ Đoài, kết nối trung tâm Thủ đô với thành phố phía Tây và kết nối các tỉnh lân cận.

Tại nghiên cứu lần này được vi chỉnh hướng tuyến giao thông Trục Hồ Tây - Ba Vì phù hợp với điều kiện thực tế, không gian cảnh quan và tính khả thi triển khai đầu tư xây dựng.

Trục không gian Hồ Tây - Cổ Loa là trục kết nối di sản đô thị lịch sử. Bố trí các công trình văn hóa, công trình biểu tượng dọc trục, kết hợp với các làng truyền thống, cảnh quan mặt nước và khu di tích Thành Cổ Loa trở thành không gian văn hóa lịch sử và văn hóa sáng tạo của tương lai.

Trục Nhật Tân - Nội Bài là trục phát triển kinh tế, đô thị thông minh, hiện đại (kết hợp đồng bộ với không gian trục Bắc Thăng Long - Nội Bài), kết nối với các tỉnh phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc.

Trong đó, hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đường xuyên Á, gắn với Cảng hàng không cửa ngõ quốc tế Nội Bài và Thành phố phía Bắc.

Phát triển mới trục không gian phía Nam gắn với trục văn hóa Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính: Kết nối di sản Thăng Long - Hoa Lư, gắn với vùng di tích Hương Sơn - Tam Chúc, sân bay thứ 2 Vùng Thủ đô và đô thị vệ tinh Phú Xuyên, đồng bộ với trục quốc lộ 1A, 1B, đường Hồ Chí Minh, kết nối cao tốc Tây Bắc và các tỉnh phía Nam, tạo dư địa và động lực phát triển mới.

Sơ đồ vị trí, ranh giới lập quy hoạch Thủ đô. Ảnh: UBND TP Hà Nội
Sơ đồ vị trí, ranh giới lập quy hoạch Thủ đô. Ảnh: UBND TP Hà Nội

Nhiều tổ hợp y tế gắn với tính chất của đô thị

Theo đồ án, Hà Nội dự kiến đầu tư xây dựng mới các bệnh viện chuyên khoa (Lão khoa, Nội tiết, Mắt, Nhiệt đới, Nhi...), một số bệnh viện khu vực và tiếp nhận một số bệnh viện của bộ, ngành đóng trên địa bàn về thành phố quản lý.

Đồng thời hình thành các tổ hợp y tế gắn với tính chất của đô thị như:

Tại Sơn Tây sẽ hình thành tổ hợp y tế gắn với du lịch chăm sóc sức khỏe, trung tâm dưỡng lão, phục hồi chức năng. Quy mô khoảng 50 ha.

Tại Hòa Lạc hình thành tổ hợp y tế gắn với nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ (sản xuất vaccine, sinh phẩm y tế,...). Quy mô khoảng 100-120 ha.

Tại Sóc Sơn, hình thành tổ hợp y tế gắn với sân bay, bệnh viện quốc tế phục vụ khách du lịch. Quy mô khoảng 80ha.

Hình thành 1 khu phức hợp y tế, 1 khu công nghiệp dược, trang thiết bị y tế theo dự kiến các cơ sở y tế mới trong Quy hoạch tổng thể quốc gia trên địa bàn Hà Nội.

Khu phức hợp y tế đề xuất đặt tại trung tâm thành phố phía Bắc (khu vực Đông Anh – Mê Linh – Sóc Sơn), thuận tiện về giao thông đồng thời tạo động lực và sức hút cho thành phố mới. Quy mô khoảng 50ha.

Khu công nghiệp dược, trang thiết bị y tế đề xuất đặt tại khu vực công nghiệp của đô thị vệ tinh Phú Xuyên để tạo nguồn lực cho địa phương. Quy mô khoảng 150-160 ha.

Tổ hợp công trình y tế tại Gia Lâm có quy mô khoảng 50 ha.

Định hướng phát triển xây dựng cơ sở khám chữa bệnh chất lượng cao, cơ sở nghiên cứu chuyển giao công nghệ. Phát triển mạng lưới y tế dự phòng để ứng phó với các dịch bệnh bất thường.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Dự kiến thời gian xây dựng sân bay thứ 2 của Hà Nội

PHẠM ĐÔNG - KHÁNH AN |

Thời gian dự kiến đầu tư xây dựng sân bay thứ 2 của Hà Nội vào năm 2040, đưa vào khai thác sử dụng vào năm 2050.

Có thể nghiên cứu một sân bay quốc tế mới tại phía nam Đồng bằng sông Hồng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng có thể nghiên cứu kỹ lưỡng để xem xét, quy hoạch, xây dựng một sân bay quốc tế mới tại khu vực phía nam Đồng bằng sông Hồng.

Sửa Luật Thủ đô, bước đột phá để thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù

Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kỳ vọng việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; giải pháp chính sách về huy động và sử dụng nguồn lực thiết kế trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo ra các bước chuyển có tính đột phá, tạo bệ phóng cho Hà Nội phát triển.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Dự kiến thời gian xây dựng sân bay thứ 2 của Hà Nội

PHẠM ĐÔNG - KHÁNH AN |

Thời gian dự kiến đầu tư xây dựng sân bay thứ 2 của Hà Nội vào năm 2040, đưa vào khai thác sử dụng vào năm 2050.

Có thể nghiên cứu một sân bay quốc tế mới tại phía nam Đồng bằng sông Hồng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng có thể nghiên cứu kỹ lưỡng để xem xét, quy hoạch, xây dựng một sân bay quốc tế mới tại khu vực phía nam Đồng bằng sông Hồng.

Sửa Luật Thủ đô, bước đột phá để thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù

Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kỳ vọng việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; giải pháp chính sách về huy động và sử dụng nguồn lực thiết kế trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo ra các bước chuyển có tính đột phá, tạo bệ phóng cho Hà Nội phát triển.