Trong tim người dân Bạc Liêu luôn có Bác

NHẬT HỒ |

Với người dân huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu) ngay ngày thường, tại nơi thờ tự trong gia đình mình đều có ảnh Bác. Trong tim mỗi người dân Bạc Liêu đều có Bác.

Uy nghi đền thờ Bác Hồ tại Châu Thới

Đền thờ Bác Hồ tọa lạc tại ấp Bà Chăng A, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1998.

Đền thờ được thành lập năm 1972 đến nay đã nhiều lần trùng tu (ảnh Nhật Hồ)
Đền thờ được thành lập năm 1972 đến nay đã nhiều lần trùng tu (ảnh Nhật Hồ)

Đền thờ Bác Hồ được xây dựng trên một khuôn viên đất rộng 11.000m2 với các kiến trúc chính như: Ngôi Đền thờ Bác Hồ, Nhà bao che đền, Nhà trưng bày, Hội trường và phòng làm việc, khu dịch vụ và khu vườn được trồng nhiều loại cây do lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến thăm viếng và trồng lưu niệm.

Hiện nay Đền thờ được xây dựng khang trang, uy nghi (ảnh Nhật Hồ)
Hiện nay Đền thờ được xây dựng khang trang, uy nghi (ảnh Nhật Hồ)

Bạc Liêu chưa một lần đón Bác vào thăm, nhưng tình cảm của đồng bào luôn hướng về Người với nỗi nhớ mong da diết. Để tỏ tấm lòng kính trọng và thương tiếc Người, sau tang lễ Người, Huyện ủy huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Sóc Trăng (nay là Huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) đã chỉ đạo và phát động nhân dân trong toàn huyện xây dựng Đền thờ Bác.

Tháng 3.1970, Xã ủy Châu Thới thực hiện chủ trương của Huyện ủy Vĩnh Lợi tiến hành xây dựng Đền thờ Bác. Sau 2 lần Đền thờ bị địch đốt phá, nhân dân cũng như Xã ủy Châu Thới và Huyện ủy Vĩnh Lợi quyết tâm xây dựng đền kiên cố bằng xi măng, cốt sắt…

Bác Hồ luôn trong tim mỗi người dân Bạc Liêu (ảnh Nhật Hồ)
Bác Hồ luôn trong tim mỗi người dân Bạc Liêu (ảnh Nhật Hồ)

Khi đã chuẩn bị xong, lúc 10h ngày 25.4.1972 Xã ủy Châu Thới đã làm Lễ khởi công xây dựng Đền thờ Bác. Sau 24 ngày đêm không ngại đạn pháo của địch, nhân dân và Xã ủy Châu Thới đã hoàn thành việc xây dựng Đền thờ.

Người dân viếng Bác nhân ngày giỗ của người (ảnh Nhật Hồ)
Người dân viếng Bác nhân ngày giỗ của người (ảnh Nhật Hồ)

Sáng 19.5.1972 (ngày sinh nhật Bác), Lễ khánh thành Đền thờ Bác được tiến hành trong niềm hân hoan và trang nghiêm của hàng ngàn người trong Xã Châu Thới và các chiến sĩ huyện Vĩnh Lợi.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu Thái Quốc Lưu, cho biết: Đền thờ Bác Hồ, trải qua nhiều lần tôn tạo, sửa chữa, nhất là trong đợt xây dựng mới vào năm 2010-2011, khu vực Đền thờ Bác được mở rộng theo quy hoạch gồm nhiều hạng mục như: Đền thờ chính nơi đặt chân dung Bác, nhà truyền thống trưng bày các hiện vật lịch sử, sân lễ, cổng chào, công viên cây xanh…

Ngày sinh, ngày mất Bác, rất đông người dân đến viếng Bác (ảnh Nhật Hồ)
Ngày sinh, ngày mất Bác, rất đông người dân đến viếng Bác (ảnh Nhật Hồ)

Bác mãi trong tim

Tại căn nhà cô Nguyễn Thị Ba (ấp Bà Chăng, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) nơi trang trọng nhất được dành để thờ Bác Hồ. Cô cho rằng Bác là người đem đến độc lập tự do cho dân tộc. Vì vậy mọi người dân ở đây đều rất biết ơn Bác.

Những ngày Tết, rất nhiều nhà lập bàn thờ Bác trước nhà mình (ảnh Nhật Hồ)
Những ngày Tết, rất nhiều nhà lập bàn thờ Bác trước nhà mình (ảnh Nhật Hồ)

Không riêng gì huyện Vĩnh Lợi, mà các địa phương khác trong tỉnh Bạc Liêu, những ngày Tết người dân đều lập bàn thờ Bác ngay cổng ra vào. Người dân nơi đây gọi là bàn thờ Tổ quốc. Hàng năm đến ngày Bác mất, người dân đều tổ chức ngày giỗ Bác theo phong tục của người Miền Tây. Có mâm cỗ, hoa quả, nhang đèn để dâng lên Bác.

Người dân lập bàn thờ Bác vào những ngày Tết ngày nhà mình (ảnh Nhật Hồ)
Người dân lập bàn thờ Bác vào những ngày Tết ngày nhà mình (ảnh Nhật Hồ)

Kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Bác, tỉnh Bạc Liêu tổ chức nhiều nghi lễ, tổng kết, sơ kết các phong trào học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đối với người dân, chỉ giản đơn dâng lên Bác những sản vật địa phương tại Đền thờ, hay tại nhà riêng. Theo người dân, sống tốt với anh em, bà con, làng xóm là đã thực hiện được lời Bác dạy.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Trưng bày nhiều hiện vật quý về Bác Hồ với công nhân và công đoàn

Đỗ Phương - Hải Nguyễn |

Ngày 18.5, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam".

Những kỷ vật thiêng thiêng về Bác Hồ bên dòng sông Tiền

Kỳ Quan |

Trải qua những năm chiến tranh gian khổ, rồi đất nước hòa bình, thống nhất, người dân Tiền Giang luôn một lòng thành kính hướng về Bác Hồ, đi theo con đường  Bác đã chọn. Nhiều hình ảnh, kỷ vật còn lưu lại thể hiện tình cảm thiêng liêng đó.

Chiếc máy cày Bác Hồ tặng và những cái nhất ở Vĩnh Kim

Hưng Thơ |

Chiếc máy cày của Bác Hồ tặng cho nhân dân xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) từ 61 năm trước, nay được trưng bày trang trọng trong gian phòng truyền thống của xã. Đây được xem là một kỷ vật thiêng thiêng, là niềm tự hào, nguồn động lực to lớn để người dân Vĩnh Kim nói riêng và Vĩnh Linh nói chung đoàn kết, chung sức xây dựng quê hương.

Bác Hồ với những chiếc huy hiệu dành tặng người dân, chiến sĩ

Phạm Đông – Tùng Giang |

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường trực tiếp tặng huy hiệu, huân huy chương cho các tập thể, cá nhân làm việc tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chính những phần thưởng cao quý này đã có ý nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục, động viên mọi tầng lớp người dân Việt Nam. Đây cũng được xem là sự ghi nhận, nguồn động lực giúp mỗi người dân Việt Nam tiếp tục cố gắng phấn đấu và cống hiến hơn nữa cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Ký ức của "Cô bé đeo chiếc nơ trắng" trong bức ảnh chụp cùng Bác Hồ

TÔ THẾ - HOÀI ANH |

Trong căn nhà rợp đầy bóng cây tại phố Nguyễn Cảnh Chân – Ba Đình - Hà Nội, bà Hạ Chí Nhân đang cần mẫn lau chùi, sắp xếp lại những bức ảnh mà bản thân đã được chụp cùng Bác Hồ. Trong hầu hết các bức ảnh đen trắng, Bác đều ngồi giữa và kế bên Bác là "cô bé đeo chiếc nơ trắng". Có lẽ suốt cả cuộc đời, "cô bé" ấy cũng sẽ khó có thể quên được lời dặn dò cuối cùng của Bác dành cho mình.

Nhớ lời chúc thọ Bác Hồ năm ấy

Mai Dung |

Nhiều năm trôi qua, những kỉ niệm với Bác Hồ vẫn còn vẹn nguyên trong kí ức bà Trương Thị Len (82 tuổi, phố Nguyễn Tường Loan, quận Lê Chân, Hải Phòng). Bà là người đã 7 lần được gặp Bác Hồ.

Ba nhà thơ dụng công dựng hình tượng Bác Hồ

đỗ trung lai |

Bác Hồ là đề tài lớn của thơ ca Việt hiện đại. Có lẽ, không một danh nhân nào trên thế giới này, lại có thơ ca về mình nhiều đến thế.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Trưng bày nhiều hiện vật quý về Bác Hồ với công nhân và công đoàn

Đỗ Phương - Hải Nguyễn |

Ngày 18.5, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam".

Những kỷ vật thiêng thiêng về Bác Hồ bên dòng sông Tiền

Kỳ Quan |

Trải qua những năm chiến tranh gian khổ, rồi đất nước hòa bình, thống nhất, người dân Tiền Giang luôn một lòng thành kính hướng về Bác Hồ, đi theo con đường  Bác đã chọn. Nhiều hình ảnh, kỷ vật còn lưu lại thể hiện tình cảm thiêng liêng đó.

Chiếc máy cày Bác Hồ tặng và những cái nhất ở Vĩnh Kim

Hưng Thơ |

Chiếc máy cày của Bác Hồ tặng cho nhân dân xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) từ 61 năm trước, nay được trưng bày trang trọng trong gian phòng truyền thống của xã. Đây được xem là một kỷ vật thiêng thiêng, là niềm tự hào, nguồn động lực to lớn để người dân Vĩnh Kim nói riêng và Vĩnh Linh nói chung đoàn kết, chung sức xây dựng quê hương.

Bác Hồ với những chiếc huy hiệu dành tặng người dân, chiến sĩ

Phạm Đông – Tùng Giang |

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường trực tiếp tặng huy hiệu, huân huy chương cho các tập thể, cá nhân làm việc tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chính những phần thưởng cao quý này đã có ý nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục, động viên mọi tầng lớp người dân Việt Nam. Đây cũng được xem là sự ghi nhận, nguồn động lực giúp mỗi người dân Việt Nam tiếp tục cố gắng phấn đấu và cống hiến hơn nữa cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Ký ức của "Cô bé đeo chiếc nơ trắng" trong bức ảnh chụp cùng Bác Hồ

TÔ THẾ - HOÀI ANH |

Trong căn nhà rợp đầy bóng cây tại phố Nguyễn Cảnh Chân – Ba Đình - Hà Nội, bà Hạ Chí Nhân đang cần mẫn lau chùi, sắp xếp lại những bức ảnh mà bản thân đã được chụp cùng Bác Hồ. Trong hầu hết các bức ảnh đen trắng, Bác đều ngồi giữa và kế bên Bác là "cô bé đeo chiếc nơ trắng". Có lẽ suốt cả cuộc đời, "cô bé" ấy cũng sẽ khó có thể quên được lời dặn dò cuối cùng của Bác dành cho mình.

Nhớ lời chúc thọ Bác Hồ năm ấy

Mai Dung |

Nhiều năm trôi qua, những kỉ niệm với Bác Hồ vẫn còn vẹn nguyên trong kí ức bà Trương Thị Len (82 tuổi, phố Nguyễn Tường Loan, quận Lê Chân, Hải Phòng). Bà là người đã 7 lần được gặp Bác Hồ.

Ba nhà thơ dụng công dựng hình tượng Bác Hồ

đỗ trung lai |

Bác Hồ là đề tài lớn của thơ ca Việt hiện đại. Có lẽ, không một danh nhân nào trên thế giới này, lại có thơ ca về mình nhiều đến thế.