HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY BÁO LAO ĐỘNG XUẤT BẢN SỐ ĐẦU TIÊN (14.8.1929-14.8.2022)

Trong ngôi nhà nhỏ ngõ Thông Phong, Báo Lao Động xuất bản số đầu tiên

Báo Lao Động |

Những người đã, đang làm Báo Lao Động không thể nào quên hình ảnh đơn sơ, mộc mạc, nhưng đầy khí chất, nội lực của "Dân tộc anh hùng - Giai cấp tiên phong" hội tụ trong số báo đầu tiên xuất bản ngày 14.8.1929. Đó cũng là một trong những số báo đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử phát triển của Báo Lao Động nói riêng và nền báo chí Cách mạng Việt Nam nói chung.

LTS: Trong nền báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Lao Động, tờ báo của giai cấp công nhân và lao động Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Tổng Công hội đỏ, nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, luôn giữ vị trí quan trọng, là một trong những tờ báo cách mạng sớm nhất nước ta trải dài từ năm 1929 đến nay.

Trải qua các thời kỳ lịch sử, Báo Lao Động đã góp phần vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Giai cấp công nhân cũng như dân tộc Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của báo là tấm gương phản ánh sinh động, phong phú lịch sử phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong dòng chảy hùng vĩ của cách mạng Việt Nam qua 90 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Ngày nay, Báo Lao Động được đánh giá là một trong những tờ báo chính trị có vị thế và uy tín cao trong nền báo chí cách mạng Việt Nam. Đối với nước ngoài, Báo Lao Động được bình chọn là một trong 200 tờ báo hiện đại trong hàng nghìn loại báo hiện có trên toàn cầu, được mời dự Triển lãm báo chí quốc tế.

Suốt chiều dài lịch sử, Báo Lao Động đã 2 lần vinh dự được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất (1999, 2014); Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2009); Huân chương Lao động hạng Nhất (2012) và nhiều Huân, Huy chương, giải thưởng báo chí quốc gia, quốc tế…

Trang nhất Báo Lao Động số ra đầu tiên ngày 14.8.1929.
Trang nhất Báo Lao Động số ra đầu tiên ngày 14.8.1929.

Từ ngôi nhà 15 Hàng Nón…

Sau chiến tranh thế giới 1914-1918, lực lượng công nhân ở nước ta tăng lên nhanh chóng. Năm 1929, cả nước có 140.000 công nhân hoạt động trong các mỏ than, thiếc, kẽm, xi măng, sửa chữa tàu…

Giai cấp công nhân phát triển, hình thành nên các tổ chức của giai cấp công nhân và cuộc đấu tranh đòi quyền lợi. Từ năm 1925, nước ta đã có công hội đầu tiên do Tôn Đức Thắng thành lập. Sau đó, công hội tổ chức cuộc bãi công nổi tiếng của công nhân Ba Son – Sài Gòn, làm chậm ngày vận chuyển súng đạn thực dân Pháp chi viện để đàn áp các cuộc nổi dậy của công nhân Quảng Châu (Trung Quốc).

Từ năm 1924 – 1926, Việt Nam thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội do Nguyễn Ái Quốc thành lập và huấn luyện, các hội viên đã len lỏi đi vào các xí nghiệp, hầm mỏ vận động công nhân đấu tranh.

Trong hai năm 1928-1929, liên tiếp các cuộc đình công của công nhân nước đá Sài Gòn, hãng dầu Pháp ở Hải Phòng, nhà máy tơ Nam Định, nhà máy xe lửa Trường Thi… nổ ra. Trên cơ sở đấu tranh đó, các tổ chức cộng sản lần lượt xuất hiện, trong đó có Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ, do Ngô Gia Tự làm Bí thư; Nguyễn Đức Cảnh làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời được cử phụ trách công vận (vận động công nhân-PV).

Ngày 28.7.1929, tại ngôi nhà số 15 Hàng Nón, Hà Nội (lúc đó là Hiệu thuốc lào Thuận Mỹ), đã diễn ra hội nghị quan trọng, sau này trở thành sự kiện lịch sử: Hội nghị thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, có sự góp mặt của 7 đại biểu, do Nguyễn Đức Cảnh chủ trì. Tại hội nghị, Nguyễn Đức Cảnh được bầu làm Hội trưởng lâm thời và quyết định ra một tờ báo mang tên Báo Lao Động.

…đến số báo đầu tiên xuất bản ở ngõ Thông Phong

Sau hội nghị ngày 28.7, Nguyễn Đức Cảnh bắt tay vào việc chuẩn bị ra Báo Lao Động. Địa điểm làm báo là ngôi nhà nhỏ ở ngõ Thông Phong, đầu phố Hàng Bột (nay là phố Tôn Đức Thắng).

Ngôi nhà quay lưng ra Hồ Giám, một vị trí khá an toàn. Góc hồ có hòn cù lao um tùm cây cối. Bên kia hồ tiếp giáp với khu vườn có lối thông sang cổng lớn của khu Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Tường sau của ngôi mỏng, có khoét sẵn một lỗ hổng đủ người chui lọt, được xếp gạch và dán giấy báo để nghi trang, phòng khi có động thì chui ra bờ hồ, ẩn nấp trong hòn cù lao hoặc bơi sang bên kia hồ, lọt vào khu Văn Miếu nương thân hay luồn ra phố tẩu thoát.

Làm báo thời ấy chỉ có hai người là Nguyễn Đức Cảnh và Trần Hồng Vận (tên thật là Trần Văn Sưu, tên sau này là Trần Học Hải).

Trần Hồng Vận kể lại, số 1 Báo lao Động ra ngày 14.8.1929, đúng nửa tháng sau hội nghị thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ. Nơi làm báo là nhà chị Vinh, có em gái là Hồng, em trai là Hiển. Làm báo thời đó tuy đơn giản nhưng cũng rất lỉnh kỉnh. Nào là giấy mua về cất giấu ở đâu, rồi là khay, đất sét, chỗ phơi phóng, nơi viết bài, nơi trình bày… rất dễ bị lộ. Thời làm báo đó, ngoài Vinh còn một nữ đồng chí xinh đẹp nữa tên là Vân.

“Vân chữ đẹp giúp tôi làm công việc ấn loát, nghĩa là chép bài lên giấy làm bản in trên đất sét... Chúng tôi bảo Vân đi mua giấy kỳ Lân để in cho đẹp, Vân lùng sục khắp nơi nhưng không mua được đành dùng giấy Đáp Cầu.

Tôi chạy mua thạch, định in thạch, nhưng số lượng nhiều, chưa có nhân mối, cũng lại sợ bị lộ, đành dùng đất sét lấy ở ao Ngọc Hà, đem về lắng, lọc cho thật mịn rồi mới đóng thành khuôn in. Định in mỗi lần 40 bản, nhưng chỉ được 25 bản chữ đã bắt đầu mờ. Phải làm khuân chữ nhiều lần như vậy.

Mỗi khuôn chữ chép bằng mực tím đặc, áp lên mặt đất sét để 10 phút, rồi mới bóc, sau đó in từng tờ. In xong, vận chuyển đến chùa Hương Tuyết gần phố Bạch Mai phát hành. Người phát hành là các bà, các chị buôn thúng bán mẹt, chạy hàng trên tàu hỏa. Ngoài ra báo còn được xếp trong những cái thúng hai đáy, đưa về Hải Phòng, Hòn Gai, Nam Định, Thái Bình…

Năm 1929, Báo Lao Động ra được 4 số thì ngừng. Trong đó, 3 số đầu in bằng đất sét, số thứ 4 in bằng máy stăngsin” – ông Trần Hồng Vận kể lại quá trình xuất bản, phát hành những số báo đầu tiên trong chuyến thăm Tòa soạn Báo Lao Động ở 51 Hàng Bồ năm 1983.

Báo Lao Động
TIN LIÊN QUAN

Báo Lao Động là đơn vị đi đầu trong bảo vệ người lao động

Bảo Hân – Tô Thế |

Sáng 4.7, Báo Lao Động tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.

Báo Lao động giành 3 Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI

Minh Quang |

Tối 21.6, lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVI, năm 2021 đã diễn ra trang trọng tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, TP Hà Nội.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại buổi lễ. Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cùng các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo bộ, ban, ngành và các cơ quan báo chí.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng 115 tác giả, nhóm tác giả được trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVI năm 2021, Thủ tướng nhấn mạnh: giải thưởng để tri ân, cảm ơn những người làm báo đã góp phần quan trọng vào những kết quả tích cực, thành công của đất nước trong năm 2021.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt nhiều kỳ vọng vào các cơ quan báo chí, người làm báo trong việc nâng cao nhận thức, truyền cảm hứng, tạo động lực và sự đồng thuận trong xã hội.

Trong số 152 tác phẩm vào chung khảo năm nay, Hội đồng chung khảo Giải Báo chí Quốc gia đã thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn được: 10 Giải A, 22 giải B, 48 giải C, 35 giải Khuyến khích để trao Giải. Báo Lao động vinh dự đoạt 2 giải B với tác phẩm: Loạt 5 kỳ "Bảo kê vận tải hàng hóa: Nhức nhối trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng (của nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Long, Đình Trường, Trịnh An) và tác phẩm loạt 4 kỳ "Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính" (nhóm tác giả Đức Thành, Phạm Thùy Dung, Lan Hương, Tuấn Anh). Đồng thời đạt 1 giải khuyến khích với Tác phẩm "Gian dối cách ly, lợn nhập khẩu chạy thẳng về... lò mổ" của nhóm tác giả Xuân Hùng, Quang Đại, Lê Phi Long, Lâm Hưng Thơ, Trần Quốc Tuấn.

Theo nhận định của Hội đồng chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần năm 2021, đây là năm thứ 5 liên tiếp Giải có sự góp mặt của đầy đủ 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, số lượng tác phẩm gửi về dự Giải ở mức cao. Các tác phẩm tham dự giải đã phản ảnh kịp thời, đậm nét các sự kiện chính trị lớn của đất nước trong năm 2021, có nội dung tư tưởng tốt, có tính phát hiện và tính chiến đấu cao, có sáng tạo trong cách thể hiện, nhất là sử dụng được những công nghệ làm báo tiên tiến.

23 năm báo Lao Động Điện tử - Tiên phong, bứt phá

Nhóm PV |

Ngày 19.5.2022, Lao động điện tử tròn 23 năm với những bước đột phá mới. Báo Lao động với đội ngũ phóng viên trẻ, tác nghiệp đa phương tiện sẽ nâng lên tầm cao mới trong thời đại 4.0 để tiếp tục thực hiện tốt sứ mệnh là một trong những tờ báo đi đầu trong nền báo chí nước nhà, là người bạn đồng hành lâu dài và tin cậy của bạn đọc.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Báo Lao Động là đơn vị đi đầu trong bảo vệ người lao động

Bảo Hân – Tô Thế |

Sáng 4.7, Báo Lao Động tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.

Báo Lao động giành 3 Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI

Minh Quang |

Tối 21.6, lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVI, năm 2021 đã diễn ra trang trọng tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, TP Hà Nội.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại buổi lễ. Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cùng các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo bộ, ban, ngành và các cơ quan báo chí.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng 115 tác giả, nhóm tác giả được trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVI năm 2021, Thủ tướng nhấn mạnh: giải thưởng để tri ân, cảm ơn những người làm báo đã góp phần quan trọng vào những kết quả tích cực, thành công của đất nước trong năm 2021.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt nhiều kỳ vọng vào các cơ quan báo chí, người làm báo trong việc nâng cao nhận thức, truyền cảm hứng, tạo động lực và sự đồng thuận trong xã hội.

Trong số 152 tác phẩm vào chung khảo năm nay, Hội đồng chung khảo Giải Báo chí Quốc gia đã thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn được: 10 Giải A, 22 giải B, 48 giải C, 35 giải Khuyến khích để trao Giải. Báo Lao động vinh dự đoạt 2 giải B với tác phẩm: Loạt 5 kỳ "Bảo kê vận tải hàng hóa: Nhức nhối trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng (của nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Long, Đình Trường, Trịnh An) và tác phẩm loạt 4 kỳ "Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính" (nhóm tác giả Đức Thành, Phạm Thùy Dung, Lan Hương, Tuấn Anh). Đồng thời đạt 1 giải khuyến khích với Tác phẩm "Gian dối cách ly, lợn nhập khẩu chạy thẳng về... lò mổ" của nhóm tác giả Xuân Hùng, Quang Đại, Lê Phi Long, Lâm Hưng Thơ, Trần Quốc Tuấn.

Theo nhận định của Hội đồng chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần năm 2021, đây là năm thứ 5 liên tiếp Giải có sự góp mặt của đầy đủ 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, số lượng tác phẩm gửi về dự Giải ở mức cao. Các tác phẩm tham dự giải đã phản ảnh kịp thời, đậm nét các sự kiện chính trị lớn của đất nước trong năm 2021, có nội dung tư tưởng tốt, có tính phát hiện và tính chiến đấu cao, có sáng tạo trong cách thể hiện, nhất là sử dụng được những công nghệ làm báo tiên tiến.

23 năm báo Lao Động Điện tử - Tiên phong, bứt phá

Nhóm PV |

Ngày 19.5.2022, Lao động điện tử tròn 23 năm với những bước đột phá mới. Báo Lao động với đội ngũ phóng viên trẻ, tác nghiệp đa phương tiện sẽ nâng lên tầm cao mới trong thời đại 4.0 để tiếp tục thực hiện tốt sứ mệnh là một trong những tờ báo đi đầu trong nền báo chí nước nhà, là người bạn đồng hành lâu dài và tin cậy của bạn đọc.