Trình chính sách đặc thù cho Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế

Vương Trần |

Dự kiến, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế được phân bổ thêm 45% theo tỷ lệ phần trăm số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 và trong thời gian thực hiện Nghị quyết này.

Sáng nay (22.10), tiếp tục chương trình kỳ họp thứ hai, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế.

Trình bày dự thảo Nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các tỉnh, thành phố nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong việc thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển các địa phương.

“Cụ thể, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng với 6 cơ chế chính sách, tỉnh Thừa Thiên Huế 6 cơ chế chính sách, tỉnh Nghệ An 6 cơ chế chính sách và tỉnh Thanh Hóa 8 cơ chế chính sách”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Cụ thể, các tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghệ An được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp; thành phố Hải Phòng, tỉnh Thanh Hóa được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.

Dự thảo Nghị quyết cũng nêu rõ về ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu từ tăng thu trên địa bàn các tỉnh, thành phố.

Cụ thể, đối với thành phố Hải Phòng, hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố không quá 70% số tăng thu ngân sách trung ương so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao;

Đối với các tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Nghệ An, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho các tỉnh không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu của hàng hóa xuất, nhập khẩu so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao;

Đối với tỉnh Thanh Hóa, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao nhưng không vượt quá số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với thực hiện năm trước và ngân sách trung ương không hụt thu.

Đối với định mức chi thường xuyên, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế được phân bổ thêm 45% theo tỷ lệ phần trăm số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 và trong thời gian thực hiện Nghị quyết này.

Về thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí trên địa bàn, HĐND thành phố Hải phòng và tỉnh Thanh Hóa quyết định áp dụng trên địa bàn các loại phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí.

Còn phí tham quan di tích trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được thu đầy đủ vào ngân sách nhà nước sau khi trừ chi phí được trích để lại cho đơn vị sự nghiệp công lập để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ thu phí.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị quyết còn quy định một số cơ chế đặc thù về quản lý đất đai và quản lý sử dụng rừng; quản lý quy hoạch; thu từ xử lý nhà, đất…

Thẩm tra về dự thảo các Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, Ủy ban nhất trí ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế.

Ủy ban Tài chính, ngân sách cơ bản nhất trí với quy định về hiệu lực thi hành áp dụng từ ngày 1.1.2022 và có thời hạn 5 năm. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị quy định thời hạn thực hiện thí điểm các cơ chế đặc thù này chỉ đến hết năm 2025 để bảo đảm phù hợp với kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội thảo luận một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của 4 tỉnh

Vương Trần |

Sau khi nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế.

Đề nghị Chính phủ thí điểm cơ chế đặc thù trong việc xây nhà ở cho NLĐ

Việt Lâm |

Chiều 16.10, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐVN do Ủy viên Bộ Chính trị,  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, ông Nguyễn Đình Khang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã trình bày một số kiến nghị, đề xuất của Tổng LĐLĐVN.

Sẽ có cơ chế đặc thù để kêu gọi đầu tư cảng biển

Minh Hạnh |

Tại hội nghị trực tuyến công bố về quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, chiều 7.10, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết các địa phương cần phối hợp với Bộ để mời gọi các nhà đầu tư rót vốn xây dựng các cảng biển, giúp tạo ra đột phá về kinh tế xã hội.

Dự báo diễn biến không khí lạnh và nắng nóng trong một tháng tới

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh trong thời kỳ cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm nay khả năng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kì.

Ủng hộ đưa lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau thông tin môn lịch sử dự kiến là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Hà Tĩnh đã bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng tâm thế nếu điều này được thực hiện.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Đề xuất 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu

ANH THƯ |

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 6 vào tháng 10.2023. Theo đó, một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo là bổ sung quy định giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm xuống 15 năm.

Huấn luyện viên Troussier ra mắt vào ngày 27.2

AN NGUYÊN |

Lễ ra mắt tân huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam - ông  Philippe Troussier sẽ diễn ra vào ngày 27.2 tới đây.

Quốc hội thảo luận một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của 4 tỉnh

Vương Trần |

Sau khi nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế.

Đề nghị Chính phủ thí điểm cơ chế đặc thù trong việc xây nhà ở cho NLĐ

Việt Lâm |

Chiều 16.10, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐVN do Ủy viên Bộ Chính trị,  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, ông Nguyễn Đình Khang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã trình bày một số kiến nghị, đề xuất của Tổng LĐLĐVN.

Sẽ có cơ chế đặc thù để kêu gọi đầu tư cảng biển

Minh Hạnh |

Tại hội nghị trực tuyến công bố về quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, chiều 7.10, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết các địa phương cần phối hợp với Bộ để mời gọi các nhà đầu tư rót vốn xây dựng các cảng biển, giúp tạo ra đột phá về kinh tế xã hội.