TPHCM đề xuất thu phí dịch vụ thoát nước: Không hết ngập thì ai chịu trách nhiệm?

MINH QUÂN |

Giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn TPHCM đang được Sở Xây dựng đề xuất là 1.430 đồng/m3 năm 2020 và tăng lên 4.327 đồng/m3 vào năm 2024 đang gây nhiều tranh cãi. Người dân cho rằng, số tiền thu cần được đầu tư minh bạch vào hạ tầng thoát nước và thành phố sẽ cam kết không còn cảnh ngập.

Tăng trung bình 5%/năm

Sở Xây dựng TPHCM đề xuất phương án giá dịch vụ thoát nước từ nay đến 2024 tăng trung bình 5%/năm.

Theo đó, trong năm 2019, Nhà nước thu phí bảo vệ môi trường bằng 10% giá nước sạch, đến năm 2020 sẽ thu giá dịch vụ thoát nước bằng 15% giá nước sạch, tương đương 1.439 đồng/m3. Đến năm 2024, mức thu giá dịch vụ thoát nước bằng 35% giá nước sạch, tương đương 4.327 đồng/m3. Nếu đề xuất này được chấp thuận, giá dịch vụ thoát nước cộng với lộ trình tăng giá nước, đến năm 2024, người dân TPHCM sử dụng một mét khối nước sạch sẽ trả khoảng 16.500 đồng (chưa tính thuế giá trị gia tăng). Hộ dân đã đóng tiền dịch vụ thoát nước không phải trả phí bảo vệ môi trường.

Ông Vũ Văn Điệp - Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM (thuộc Sở Xây dựng TPHCM) - cho biết, việc xây dựng phương án giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn TPHCM là cần thiết, xuất phát từ nhu cầu cấp thiết thực tế, phù hợp với chủ trương xã hội hóa, góp phần giảm áp lực ngân sách nhà nước. Giá lộ trình đề xuất thu giá thoát nước căn bản tạo sự công bằng xã hội, người gây ô nhiễm phải có trách nhiệm trong việc xử lý các chất gây ô nhiễm môi trường.

Theo ông Điệp, hiện TPHCM đã thực hiện thu phí nước thải (phí bảo vệ môi trường qua nước thải, được thu 10%/m3 nước sạch). Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) thu hộ loại phí này kèm theo tiền sử dụng nước hằng tháng. Chi phí thu được nộp lại Sở Tài chính TPHCM đưa vào ngân sách thành phố.

Tuy nhiên, ông Điệp cho biết, chi phí thu được từ phí nước thải không thấm vào đâu so với suất đầu tư quá lớn của một dự án xử lý nước thải. Tổng chi phí cho hoạt động duy tu, bảo trì... thoát nước giai đoạn 2016-2020 của TPHCM ước tính hơn 5.900 tỉ đồng. Riêng năm 2017, chi phí cho hoạt động này khoảng 948 tỉ đồng, trong khi tiền thu được từ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt chỉ khoảng 414 tỉ đồng. Khoản chi phí này vẫn chưa đủ “bù đắp” để thực hiện công tác duy tu hệ thống thoát nước, chưa nói tới việc đầu tư các dự án xử lý nước thải.

Do thiếu nguồn vốn, đến nay TPHCM mới xây dựng, vận hành được 3 nhà máy xử lý nước thải với tổng công suất xử lý 171.000m3/ngày - tương ứng 13% lượng nước thải trên địa bàn TPHCM. Như vậy, có đến 1,5 triệu m3 nước thải/ngày chưa được xử lý vẫn đổ ra sông, rạch. “Mục tiêu TPHCM đặt ra đến năm 2020 có 80% tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý tập trung đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường gần như không đạt được. Do đó, việc thu giá dịch vụ thoát nước nhằm có thêm nguồn thu để đầu tư và thu hút nguồn xã hội hóa vào duy tu hệ thống thoát nước và xử lý nước thải” - ông Điệp nói.

Nếu không hiệu quả ai chịu trách nhiệm?

Trong 5 năm triển khai chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020, số kinh phí ngân sách TPHCM đầu tư cho hoạt động chống ngập là 25.998 tỉ đồng (hơn 1 tỉ USD). Rõ ràng ngân sách thành phố đã bỏ ra không ít và mặc dù lãnh đạo thành phố qua các thời kỳ đặc biệt quan tâm và dành nhiều ưu tiên chính sách cho việc chống ngập, thậm chí chống ngập được đưa vào 7 chương trình đột phá nhiệm kỳ 2016 - 2020 nhưng đến nay hiệu quả các dự án vẫn đang còn là một câu hỏi lớn.

Người dân trông chờ các dự án chống ngập và tin tưởng nhiều dự án lớn với số tiền hàng chục nghìn tỉ đồng sẽ giúp thành phố chống ngập, cải thiện tình hình tuy nhiên thực tế chưa đáp ứng được kỳ vọng. Anh Nguyễn Văn Thanh (quận Thủ Đức TPHCM) cho rằng, thành phố phải đảm bảo số tiền thu được từ nước thải sẽ được đầu tư minh bạch vào hạ tầng thoát nước và thành phố cam kết sẽ không còn cảnh ngập?. Nếu vẫn không hiệu quả, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

“Nếu thoả mãn được những vấn đề trên thì người dân chúng tôi sẵn sàng đóng thêm phí. TPHCM đã tốn rất nhiều tiền cho hệ thống chống ngập nhưng hiệu quả thì như đã thấy, chống thì cứ chống, ngập thì cứ ngập” - anh Thanh nói.

Theo Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn - chuyên về quy hoạch đô thị, trong tiền nước vốn đã có 10% phí bảo vệ môi trường. Nay đề xuất thu phí dịch vụ thoát nước là 15% trong năm 2020 nghĩa là TPHCM đang tăng phí bảo vệ môi trường. Việc TPHCM muốn thu thêm phí dịch vụ thoát nước để tăng nguồn ngân sách, đầu tư cũng là hợp lý, song cần có cơ sở pháp lý để thuyết phục người dân. TPHCM không thể thu phí dịch vụ của hộ gia đình và đơn vị kinh doanh như nhau, cần xây dựng phí dịch vụ thoát nước cho từng đối tượng khác nhau.

“Những đơn vị kinh doanh yêu cầu xử lý nước thải nhiều hơn như nhà hàng, khách sạn, gara ôtô sẽ trả phí thoát nước cao hơn so với hộ gia đình bình thường. Số tiền chênh lệch từ khoản thu này cũng có thể bù đắp phần nào ngân sách TPHCM, đồng thời tạo công bằng trong vấn đề sử dụng nước gây ô nhiễm môi trường, đúng nghĩa ai gây ô nhiễm nhiều hơn phải trả tiền nhiều hơn” - ông Sơn nói.

TS Trần Quang Thắng - Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TPHCM - cho rằng, thành phố cần tính toán lại mức thu và lộ trình thu để đảm bảo khả năng chi trả của từng khu vực, đối tượng người dân. Đặc biệt, cần phải công khai, minh bạch về giá dịch vụ cũng như việc quản lý, sử dụng các nguồn thu để người dân nắm rõ, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Phí chống ngập trên mét vuông, phí thoát nước theo mét khối!

Anh Đào |

Sau phí chống ngập 3.668 đồng tính trên mét vuông, TP HCM hôm qua vừa đề xuất phí dịch vụ thoát nước với mức 1.430 đồng tính trên mét khối. Bên cạnh 26.000 tỉ đã đổ ra, cũng để chống ngập.

TPHCM: Người dân sắp phải trả tiền dịch vụ thoát nước

MINH QUÂN |

Giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn TPHCM năm 2020 được đề xuất là 1.439 đồng/m3 nước sạch và đến năm 2024 là 4.327 đồng/m3 nước sạch.

Mưa to, đường Sài Gòn thành sông do kênh thoát nước bị ngập rác

MINH QUÂN |

Cơn mưa lớn tối ngày 27.5 khiến nhiều tuyến đường ở quận Thủ Đức chìm trong biển nước. Trong đó, khoảng một km đường Tô Ngọc Vân, đoạn qua phường Linh Đông (quận Thủ Đức) nước ngập gần hết bánh xe máy. Người dân bì bõm lội nước, dắt xe chết máy.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Phí chống ngập trên mét vuông, phí thoát nước theo mét khối!

Anh Đào |

Sau phí chống ngập 3.668 đồng tính trên mét vuông, TP HCM hôm qua vừa đề xuất phí dịch vụ thoát nước với mức 1.430 đồng tính trên mét khối. Bên cạnh 26.000 tỉ đã đổ ra, cũng để chống ngập.

TPHCM: Người dân sắp phải trả tiền dịch vụ thoát nước

MINH QUÂN |

Giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn TPHCM năm 2020 được đề xuất là 1.439 đồng/m3 nước sạch và đến năm 2024 là 4.327 đồng/m3 nước sạch.

Mưa to, đường Sài Gòn thành sông do kênh thoát nước bị ngập rác

MINH QUÂN |

Cơn mưa lớn tối ngày 27.5 khiến nhiều tuyến đường ở quận Thủ Đức chìm trong biển nước. Trong đó, khoảng một km đường Tô Ngọc Vân, đoạn qua phường Linh Đông (quận Thủ Đức) nước ngập gần hết bánh xe máy. Người dân bì bõm lội nước, dắt xe chết máy.