TPHCM đề xuất giảm thuế VAT cho doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

HUYÊN NGUYỄN |

Sáng 10.6, TPHCM tổ chức hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo TPHCM và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với chủ đề TPHCM đồng hành cùng Doanh nghiệp thực hiện “Mục tiêu kép”. Thành phố đề xuất Chính phủ giảm thuế Giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 5%.

Nỗ lực thực hiện “Mục tiêu kép”

Theo báo cáo, từ đầu năm đến nay đã có 1.365 doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19, 42.500 công nhân, người lao động mất việc làm, 410 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để trả lương cho công nhân, 2.274 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, 9.308 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động...

Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, ngay từ đầu năm 2021, Thành phố đã chủ động đẩy mạnh các giải pháp để thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Nhiều đề án được xây dựng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Từ ngày 27.4, dịch bùng phát trở lại ở TPHCM, dù không mong muốn, TPHCM phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và đối với quận Gò Vấp, một phần quận 12 theo Chỉ thị 16.

Tình hình diễn biến phức tạp, kinh tế TPHCM cũng như cộng đồng doanh nghiệp vẫn bị ảnh hưởng nặng nề. Chủ tịch UBND TPHCM khẳng định sự phát triển của Thành phố không thể tách rời sự phát triển của doanh nghiệp, Thành phố không thể đứng ngoài cuộc.

Kinh tế TPHCM có tín hiệu khởi sắc

Bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM - cho biết, trong 5 tháng đầu năm, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt khoảng 456.104 tỉ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu đạt 19,63 tỉ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ. Chỉ số công nghiệp IP tăng 7,4% so với cùng kỳ. Có 6.461 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 89,69% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 174.608,470 tỉ đồng, đạt 47,85% dự toán, tăng 22,8% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn về lực lượng lao động, chi phí phòng ngừa dịch COVID-19, thiếu nguồn nguyên liệu, gián đoạn trong tiếp cận khách hàng. Người lao động bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc.

Trong 5 tháng đầu năm, có 2.458 doanh nghiệp đăng ký giải thể, giảm 5% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động là 9.849 doanh nghiệp, tăng 23,79% so với cùng kỳ.

Trước tình hình đó, TPHCM đã có những hỗ trợ doanh nghiệp, người dân về tiền điện, nước, thuế và tiền thuê đất, chính sách bảo hiểm y tế, chính sách chăm lo cho người dân, chính sách hỗ trợ tín dụng,…

Thời gian tới, TPHCM đưa ra các giải pháp hỗ trợ về nguồn nguyên liệu, sản phẩm chủ lực, tiềm năng của Thành phố, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chương trình mở rộng thị trường, đề xuất chế độ, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Trong đó, hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn hợp đồng từ 30 ngày liên tục trở lên. Hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ trả lương ngừng việc cho người lao động. Hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, lao động tự do bị mất việc làm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

TPHCM cũng chú trọng các giải pháp hỗ trợ chi phí tiêm vaccine; Hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch...

TPHCM kiến nghị Chính phủ giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp điều chỉnh mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khi doanh nghiệp tham gia thực hiện chương trình xúc tiến thương mại trong nước và xuất khẩu.

Đáng lưu ý, TPHCM kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành nghiên cứu, đề xuất thực hiện, về tài chính xem xét giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 5% trong năm 2021 để giúp giảm giá thành sản phẩm và các gói dịch vụ du lịch, kích cầu du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn về nhu cầu vốn lưu động. Xem xét kéo dài chính sách giảm tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp du lịch trong năm 2021; Xem xét tiếp tục gia hạn giảm phí thẩm định hồ sơ cấp phép kinh doanh lữ hành và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch đến hết năm 2021.

Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, đề xuất Chính phủ cho phép doanh nghiệp lữ hành được giảm 80% số tiền ký quỹ trong thời hạn 2 năm để giúp tạo dòng tiền vào cho doanh nghiệp duy trì hoạt động và có nguồn tiền làm vốn lưu động.

Về Lao động, Thương binh và Xã hội, TPHCM đề nghị xem xét cho phép kéo dài thời gian tạm dừng đóng bảo hiểm hưu trí và tử tuất… đối với các doanh nghiệp và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 mà không tính lãi phạt chậm nộp.

Điều chỉnh quy định về quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp năm 2021 theo hướng giảm yêu cầu thời gian làm việc tối thiếu từ 12 tháng xuống còn 3 tháng.

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ bằng 60% lên đến 80% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm tự nguyện.

Cùng với đó, đề xuất điều chỉnh giá điện áp dụng cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Tăng thuế VAT xe công nghệ, ai được và ai thiệt nhiều nhất?

Thế Lâm |

Sau khi mức thuế VAT tăng lên 10% đối với dịch vụ xe công nghệ, giới tài xế “kêu” rằng họ bị thất thu nhiều hơn. Để bù lại, Grab ngay lập tức tăng cước phí.

Thuế VAT trước đây 3%, nay lên 10%, còn 7% đã đi về đâu?

Thế Lâm |

Tiếp tục bàn luận về mức thuế VAT dịch vụ xe công nghệ tăng lên 10%, thạc sĩ luật Lê Minh Khoa (Đại học Jean Moulin Lyon III, Cộng hòa Pháp) khẳng định, về nguyên tắc giá cước của Grab hay các ứng dụng khác khi thu của người tiêu dùng là giá cost, đã bao gồm khoản thuế VAT trong đó.

Thuế VAT xe công nghệ 10%, tài xế “kêu”, tiền thuế là của ai?

Thế Lâm |

Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, từ ngày 5.12, mức thuế VAT đối với dịch vụ xe công nghệ tăng lên 10%.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Tăng thuế VAT xe công nghệ, ai được và ai thiệt nhiều nhất?

Thế Lâm |

Sau khi mức thuế VAT tăng lên 10% đối với dịch vụ xe công nghệ, giới tài xế “kêu” rằng họ bị thất thu nhiều hơn. Để bù lại, Grab ngay lập tức tăng cước phí.

Thuế VAT trước đây 3%, nay lên 10%, còn 7% đã đi về đâu?

Thế Lâm |

Tiếp tục bàn luận về mức thuế VAT dịch vụ xe công nghệ tăng lên 10%, thạc sĩ luật Lê Minh Khoa (Đại học Jean Moulin Lyon III, Cộng hòa Pháp) khẳng định, về nguyên tắc giá cước của Grab hay các ứng dụng khác khi thu của người tiêu dùng là giá cost, đã bao gồm khoản thuế VAT trong đó.

Thuế VAT xe công nghệ 10%, tài xế “kêu”, tiền thuế là của ai?

Thế Lâm |

Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, từ ngày 5.12, mức thuế VAT đối với dịch vụ xe công nghệ tăng lên 10%.