Tốc độ internet Việt Nam chưa đáp ứng kịch bản cho một quốc gia phát triển

Cường Ngô - Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, đến năm 2045, Việt Nam để phấn đấu trở thành quốc gia phát triển tự cường có thu nhập cao, nhất thiết hạ tầng số phải đi trước một bước, chuẩn bị nền tảng cho kinh tế số, Chính phủ số, xã hội số.

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) sáng 22.6, đại biểu Vương Quốc Thắng - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, hạ tầng số quốc gia gồm 2 cấu phần chính: hạ tầng kết nối internet và hạ tầng điện toán đám mây. Những cấu phần này là nền tảng cho truyền thông số cả ở ngắn hạn và dài hạn.

Do vậy, phấn đấu đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia phát triển tự cường có thu nhập cao, nhất thiết hạ tầng số phải đi trước một bước, chuẩn bị nền tảng cho kinh tế số, Chính phủ số, xã hội số.

Theo ông Thắng, việc thiếu hụt nghiêm trọng điện năng trong thời gian qua càng cho thấy tầm quan trọng của hạ tầng. Hạ tầng phải đi trước một bước; cần phải chuẩn bị hạ tầng cho tương lai. Vì vậy, đầu tư cho hạ tầng số sẽ vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phục vụ quốc phòng - an ninh quốc gia.

Đại biểu Quốc hội Vương Quốc Thắng (đoàn Quảng Nam) (Ảnh: quochoi.vn)
Đại biểu Quốc hội Vương Quốc Thắng (Đoàn Quảng Nam). Ảnh: quochoi.vn

“Đầu năm nay, một số tuyến cáp quang biển kết nối với quốc tế của Việt Nam gặp sự cố dẫn đến kết nối internet bị chậm, các nhà mạng tốn kém chi phí lớn để mua bù dung lượng. Điều này cho thấy, an ninh hạ tầng số chưa thực sự đảm bảo.

Thời điểm hiện tại, tốc độ kết nối internet ở Việt Nam chỉ ở mức độ trung bình so với khu vực và chưa đáp ứng được kịch bản cho một quốc gia phát triển.

Cho nên, việc sửa đổi Luật Viễn thông rất cần thiết, vừa đáp ứng được yêu cầu trong ngắn hạn, vừa giúp thị trường minh bạch, tính cạnh tranh cao hơn, đồng thời giúp doanh nghiệp viễn thông có những đầu tư tốt hơn”, ông nói.

Theo đại biểu Vương Quốc Thắng, Luật Viễn thông (sửa đổi) lần này sẽ mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với 3 loại dịch vụ mới là trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây và dịch vụ viễn thông cơ bản trên internet.

Ông Thắng đồng tình với việc mở rộng này nhằm điều chỉnh, quản lý kịp thời các dịch vụ mới trên nền tảng internet. Song cần cân nhắc, tính toán hợp lý, vì quản lý chặt chẽ quá sẽ ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo.

Cần thiết duy trì Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích

Giải trình cuối phiên thảo luận dự án luật, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) cần cân đối giữa quy định cứng, nguyên tắc luật và sự linh hoạt của nghị định với những vấn đề mới, công nghệ mới đang có sự thay đổi nhanh;

Cân đối giữa quản lý và phát triển, giữa phát triển và bền vững, cũng như hài hòa lợi ích của 3 nhà: nhà dân, nhà cung cấp dịch vụ và nhà nước.

Về Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, quốc gia nào cũng phải đặt mục tiêu phổ cập viễn thông, phủ sóng internet ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, để phát triển kinh tế số, xã hội số.

Nếu Nhà nước nhận thấy trách nhiệm phổ cập bằng ngân sách Nhà nước thì các nhà mạng sẽ có xu thế chỉ đầu tư ở những khu vực đông dân cư, thành phố lớn. Do vậy, nhà nước sẽ phải đầu tư rất nhiều và nhiều quốc gia trên thế giới chọn cách yêu cầu các nhà mạng phải có trách nhiệm phổ cập.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Quochoi.vn
Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Quochoi.vn

Có hai cách để các nhà mạng thực hiện điều này. Một là yêu cầu các nhà mạng phủ sóng rộng, cách này có khó khăn cho các nhà mạng nhỏ.

Thứ hai là các nhà mạng đóng góp vào quỹ phổ cập theo doanh thu với tiêu chí doanh nghiệp lớn đóng nhiều, doanh nghiệp nhỏ đóng ít, sau đó, Nhà nước dùng quỹ này để phổ cập dịch vụ; đa số các quốc gia trên thế giới đều chọn phương án hai.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, ở Việt Nam, quỹ này cơ bản giao cho chính nhà mạng thực hiện điều này. Có nghĩa là nhà mạng nhận lại tiền đóng góp của mình để thực hiện phổ cập dịch vụ. Phổ cập 2G xong đến 3G, 4G, 5G và tiếp tục không dừng lại.

“Quỹ góp phần tích cực để Việt Nam có vùng phủ sóng rộng, người dân được sử dụng dịch vụ vào top hàng đầu trên thế giới.

Nhưng việc vận hành quỹ vừa qua cũng có nhiều bất cập như giải ngân chậm, tồn quỹ, cần phải điều chỉnh các quy định trong dự thảo luật theo hướng xác định rõ mục tiêu, cách thức thu, quản lý, sử dụng để quỹ phát huy hiệu quả thay vì bỏ Quỹ Viễn thông công ích như ý kiến của một số đại biểu”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói và cho biết, các chương trình giảm nghèo của Nhà nước đều sử dụng quỹ này để hỗ trợ bà con, do vậy, Ban soạn thảo xin phép Quốc hội tiếp tục duy trì quỹ này.

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ báo cáo Chính phủ để đổi tên thành Quỹ Dịch vụ phổ cập và thay đổi một số cơ chế để khắc phục những tồn tại, hạn chế của quỹ.

Cường Ngô - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Tin sáng: Loạt đơn vị bị truy cứu trách nhiệm trong vụ EVN thiếu điện

Nhóm PV |

Tin sáng ngày 22.6: Đơn vị thi công nói về vụ sập dầm cầu dự án cao tốc Bắc-Nam đi qua Nghệ An; Điểm chuẩn lớp 10 tại TP Hồ Chí Minh dự kiến tăng 0,5-1 điểm; Trung Quốc giành được hợp đồng xây nhà máy hạt nhân 4,8 tỉ USD; Loạt đơn vị bị truy cứu trách nhiệm trong vụ EVN thiếu điện...

Đầu tư thêm hệ thống truyền tải để tránh nghịch lý vừa thừa, vừa thiếu điện

Vương Trần |

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) cho rằng, cần phải suy nghĩ về việc đầu tư xây dựng thêm một đường truyền tải 500 kV Bắc - Nam thứ 2 để truyền tải điện năng, tránh tình trạng quá tải hệ thống điện.

"Điểm mặt, chỉ tên" những đơn vị để xảy ra thiếu điện

Cường Ngô |

Chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm - nguyên Cục trưởng Cục An toàn kỹ thuật và môi trường chia sẻ với Lao Động, Bộ Công Thương, EVN là đơn vị cấp cao quản lý hệ thống điện quốc gia, nhưng để xảy ra tình trạng thiếu điện, EVN phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Ngoài ra, còn có trách nhiệm của Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Bắt khẩn cấp một cán bộ Quản lý thị trường ở Thái Bình nhận hối lộ

TRUNG DU |

Thái Bình - Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) và Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp vừa phối hợp bắt giữ khẩn cấp một cán bộ Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường Thái Bình) về hành vi nhận hối lộ.

Tai nạn ở cao tốc Cam Lâm - Nha Trang làm 2 người chết, nhiều người bị thương

Hữu Long |

Đến 9h sáng 24.6, cơ quan chức năng xác định có 2 người tử vong, nhiều người bị thương trong vụ tai nạn trên cao tốc Cam Lâm - Nha Trang.

Toàn cảnh cây cầu 540 tỉ nối 2 tỉnh "anh em" trước ngày khánh thành

Tô Công |

Phú Thọ - Sau nhiều tháng thi công, cây cầu Vĩnh Phú với tổng mức đầu tư hơn 540 tỉ đồng đang được gấp rút hoàn thiện để khánh thành vào đầu tháng 7.2023.

Cổ phiếu bất động sản tạo sóng không phải vì kinh doanh hiệu quả

Gia Miêu |

Cổ phiếu bất động sản bắt đầu tạo sóng và được cảnh báo nhiều rủi ro điều chỉnh khi thị trường bất động sản cũng như thị trường trái phiếu doanh nghiệp cần có thời gian và có thêm các giải pháp để phục hồi.

5 năm thấp thỏm với nỗi lo ngủ dậy... mất nhà

Minh Nguyễn |

Phú Thọ - Đã hơn 5 năm từ ngày thiên tai ập vào xóm Nhàng, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, nhưng đến hiện tại, người dân vẫn chưa hết lo sợ sạt lở sẽ cướp đi những ngôi nhà họ đang ở.

Tin sáng: Loạt đơn vị bị truy cứu trách nhiệm trong vụ EVN thiếu điện

Nhóm PV |

Tin sáng ngày 22.6: Đơn vị thi công nói về vụ sập dầm cầu dự án cao tốc Bắc-Nam đi qua Nghệ An; Điểm chuẩn lớp 10 tại TP Hồ Chí Minh dự kiến tăng 0,5-1 điểm; Trung Quốc giành được hợp đồng xây nhà máy hạt nhân 4,8 tỉ USD; Loạt đơn vị bị truy cứu trách nhiệm trong vụ EVN thiếu điện...

Đầu tư thêm hệ thống truyền tải để tránh nghịch lý vừa thừa, vừa thiếu điện

Vương Trần |

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) cho rằng, cần phải suy nghĩ về việc đầu tư xây dựng thêm một đường truyền tải 500 kV Bắc - Nam thứ 2 để truyền tải điện năng, tránh tình trạng quá tải hệ thống điện.

"Điểm mặt, chỉ tên" những đơn vị để xảy ra thiếu điện

Cường Ngô |

Chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm - nguyên Cục trưởng Cục An toàn kỹ thuật và môi trường chia sẻ với Lao Động, Bộ Công Thương, EVN là đơn vị cấp cao quản lý hệ thống điện quốc gia, nhưng để xảy ra tình trạng thiếu điện, EVN phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Ngoài ra, còn có trách nhiệm của Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.