Tọa đàm, trưng bày chuyên đề về nhà báo Trương Vĩnh Ký

Phạm Đông |

Sáng 11.9, tại Hà Nội, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm, trưng bày chuyên đề về nhà báo Trương Vĩnh Ký.

Tại buổi tọa đàm, diễn giả Trần Hữu Phúc Tiến (từng công tác tại Báo Tuổi Trẻ) đã giới thiệu tham luận “Petrus Trương Vĩnh Ký và sự nghiệp Văn – Giáo – Báo – Sử”. Tiếp đó, với sự chủ trì, dẫn dắt của GS, TS Đỗ Quang Hưng đã giúp cho những người tham dự tọa đàm hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo Trương Vĩnh Ký.

Tọa đàm, trưng bày chuyên đề về nhà báo Trương Vĩnh Ký là một hoạt động quan trọng mở đầu và sẽ được tiếp tục đầu tư, theo đuổi lâu dài. Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã được giao nhiệm vụ ngay từ khi thành lập, đó là nghiên cứu và khai thác, phát huy giá trị di sản báo chí Việt Nam các thời kỳ; tiếp thu và học tập các thế hệ nhà báo đi trước trong việc gây dựng, phát triển sự nghiệp báo chí nước nhà.

Diễn giả Trần Hữu Phúc Tiến trình bày chuyên đề về nhà báo Trương Vĩnh Ký.
Diễn giả Trần Hữu Phúc Tiến trình bày chuyên đề về nhà báo Trương Vĩnh Ký. Ảnh: Khánh Huyền

Những tư liệu, báo chí liên quan đến nhà báo Trương Vĩnh Ký do các đại biểu trình bày tại tọa đàm đã giúp độc giả tiếp cận được một cách đầy đủ hơn một phần di sản thời khởi thủy của báo chí tiếng Việt mà nhà báo Trương Vĩnh Ký là người đã dựng lên cột mốc đầu tiên, để lại những dấu ấn đầu tiên. Tại tọa đàm, Ban tổ chức trưng bày một số hiện vật, ấn phẩm báo chí, tài liệu gốc về nhà báo Trương Vĩnh Ký.

Nhà báo Trương Vĩnh Ký (1837-1898) còn có tên là Petrus Ký, là một người có kiến thức uyên bác về nhiều mặt, trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học…

Những hiện vật, tài liệu gốc về nhà báo Trương Vĩnh Ký. Ảnh: Phạm Đông
Những hiện vật, tài liệu gốc về nhà báo Trương Vĩnh Ký. Ảnh: Phạm Đông

Nổi tiếng thần đồng, hiếu học, ngay từ bé, ông Trương Vĩnh Ký đã thông thạo chữ Hán và quốc ngữ, được một linh mục đưa đến Cái Nhum học tiếng Latinh. Sau đó, qua học trường Pinhalu ở Campuchia. Khoảng năm 1851-1858 được cấp học bổng ở trường Pénang trên Ấn Độ Dương. Năm 1863, ông làm phiên dịch cho phái đoàn nhà Nguyễn sang Pháp thương lượng chuộc ba tỉnh miền đông.

Ông Trương Vĩnh Ký là một học giả lớn. Ông thông thạo 15 thứ tiếng phương Tây, 11 thứ tiếng phương Đông. Ông được người đương thời xếp vào danh sách 18 nhà bác học hàng đầu thế giới.

Nhưng đáng nói nhất là công lao to lớn, vai trò quan trọng của Trương Vĩnh Ký trong lịch sử báo chí nước nhà. Ông thành lập và làm tổng biên tập những tờ báo tiếng Việt đầu tiên, đồng thời là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác. Ông đã đặt nền móng và dốc sức phát triển báo chí Việt Nam theo hướng toàn diện, rộng lớn về quy mô, chặt chẽ về kết cấu, đa dạng về phong cách và thuận tiện, gần gũi, hòa đồng về phương thức tiếp cận bạn đọc.

Tọa đàm, trưng bày chuyên đề về nhà báo Trương Vĩnh Ký.
Tọa đàm, trưng bày chuyên đề về nhà báo Trương Vĩnh Ký. Ảnh: Phạm Đông

Tờ báo tiếng Việt đầu tiên là tờ Gia Định báo, xuất bản từ ngày 15.4.1865 và đến tận năm 1909 mới đình bản. Đây là một tờ tuần báo, nhưng ngày ra không nhất định - khi thì thứ Ba, khi thì thứ Tư hoặc thứ Bảy. Số trang cũng không ổn định - từ 4 đến 12 trang. Báo có khuôn khổ 32 x 25 (cm), giá bán mỗi số là 0,17 đồng (nếu đặt mua cả năm 6,67 đồng).

Gia Định báo do nhà báo Trương Vĩnh Ký khởi xướng và làm Chủ nhiệm, cùng cộng tác viên Huỳnh Tịnh Của (Chủ bút), Trương Minh Ký, Tôn Thọ Tường... Ban đầu nội dung bao gồm 2 phần: Công vụ và tạp vụ, về sau có thêm phần mở rộng (phần khảo cứu, nghị luận).

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nơi ghi dấu lịch sử báo chí dân tộc

Phạm Đông - Tùng Giang |

Bảo tàng Báo chí Việt Nam sưu tầm được trên 20 nghìn hiện vật, tài liệu. Trong đó, có trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm. Không gian trưng bày về lịch sử báo chí xuyên suốt từ thời kỳ kháng chiến cho đến nay hứa hẹn sẽ thu hút công chúng.

Chiêm ngưỡng những hiện vật quý giá tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Lan Nhi - Phạm Đông |

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 -21.6.2020) ngày 19.6, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan với nhiều hiện vật, khu trưng bày có ý nghĩa quan trọng.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ đón khách tham quan từ ngày 19.6

Phạm Đông |

Theo thông tin từ Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 19.6 tới đây, Bảo tàng Báo chí Việt Nam (đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội) sẽ chính thức đón khách tham quan. Đáng chú ý, Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ có khu vực tưởng niệm các nhà báo đã ngã xuống vì Tổ quốc và nhân dân.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nơi ghi dấu lịch sử báo chí dân tộc

Phạm Đông - Tùng Giang |

Bảo tàng Báo chí Việt Nam sưu tầm được trên 20 nghìn hiện vật, tài liệu. Trong đó, có trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm. Không gian trưng bày về lịch sử báo chí xuyên suốt từ thời kỳ kháng chiến cho đến nay hứa hẹn sẽ thu hút công chúng.

Chiêm ngưỡng những hiện vật quý giá tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Lan Nhi - Phạm Đông |

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 -21.6.2020) ngày 19.6, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan với nhiều hiện vật, khu trưng bày có ý nghĩa quan trọng.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ đón khách tham quan từ ngày 19.6

Phạm Đông |

Theo thông tin từ Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 19.6 tới đây, Bảo tàng Báo chí Việt Nam (đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội) sẽ chính thức đón khách tham quan. Đáng chú ý, Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ có khu vực tưởng niệm các nhà báo đã ngã xuống vì Tổ quốc và nhân dân.