Tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng: Tinh gọn bộ máy để giảm chi ngân sách

Đặng Chung - Đông Phương |

Theo các đại biểu Quốc hội, việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM được xem là bước đi đột phá trong đổi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương, hướng đến mục tiêu tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu quả.

Giảm biên chế, giảm chi ngân sách

Ngày 29.3.2021, Chính phủ ban hành Nghị định 32/2021/NĐ-CP, Nghị định 33/2021/NĐ-CP; Nghị định 34/2021/NĐ-CP quy định về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Đồng thời Chính phủ cũng ban hành Nghị định 34 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Đà Nẵng.

Đây đều là 3 là đô thị đặc biệt, là đầu tàu kinh tế, có sức thu hút, lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Trong đó, Hà Nội bỏ HĐND ở cấp phường, còn TPHCM và Đà Nẵng thì bỏ HĐND ở cấp phường và quận. Theo các đại biểu Quốc hội, khi được tổ chức thực hiện mô hình chính quyền đô thị sẽ là cú hích rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của 3 địa phương.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn TPHCM) đánh giá, việc thực hiện chính quyền đô thị là một vấn đề mà được lãnh đạo và các tầng lớp nhân dân TPHCM quan tâm từ nhiều năm nay. Việc tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM phù hợp với thực tiễn, phù hợp cả về cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và yêu cầu thực tiễn ở địa phương. Trước tiên, khi không tổ chức HĐND ở quận, huyện, phường nhưng quyền đại diện của nhân dân không bị hạn chế và vai trò của từng đại biểu HĐND thành phố được phát huy.

Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, trong quá trình thực hiện thí điểm HĐND TP đã phát huy tốt vai trò làm chủ của nhân dân. Có nhiều giải pháp, có nhiều biện pháp, cách làm mới, sáng tạo và quyền làm chủ của nhân dân vẫn được phát huy tốt. Việc tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM đủ sức thúc đẩy, tạo chuyển biến lớn, tác động tăng trưởng kinh tế TPHCM một cách nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới.

Cũng theo phân tích, việc thực hiện mô hình tổ chức chính quyền sẽ làm cho bộ máy chính quyền thành phố tinh gọn, các cơ quan chuyên môn trực thuộc sắp xếp lại tinh gọn. Từ đó Thành phô sẽ đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền giữa các cơ quan trung ương và chính quyền thành phố. Bộ máy hành chính sẽ phản ứng nhanh nhạy, hoạt động thông suốt hơn; cơ quan hành chính ở cấp huyện và cấp xã sẽ tích cực, chủ động điều hành, quyết định nhanh chóng những vấn đề cấp bách ở địa phương trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm, rõ người, rõ việc. Qua đó, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền.

Theo Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc, việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP.Hà Nội bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn, tạo tiền đề cho một chính quyền hiệu lực, hiệu quả phù hợp với thực tế phát triển.

Về mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng, đại biểu Trần Văn Mão (Đoàn Nghệ An) cho rằng, việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng khác với mô hình của Hà Nội. Đó là không tổ chức HĐND ở cả quận nhưng vẫn thấp hơn so với mô hình thí điểm tại Nghị quyết 26 của Quốc hội trước đó. Bởi từ năm 2008, thành phố Đà Nẵng đã là 1 trong 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được lựa chọn thực hiện thí điểm mô hình không tổ chức HĐND quận (huyện), phường theo Nghị quyết 26 của Quốc hội. Kết thúc thời gian thí điểm, thành phố đã đánh giá việc không tổ chức HĐND đã đem lại hiệu qua tích cực, bộ máy chính quyền được tổ chức tinh gọn, bộ máy biên chế được tinh giản.

Tăng giám sát để đảm bảo quyền lợi của người dân

Việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị, không còn HĐND cấp quận, phường sẽ góp phần tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi thường xuyên. Đồng thời, công việc của người dân, doanh nghiệp sẽ được đẩy nhanh, tiết kiệm thời gian và chi phí cho xã hội. Tuy nhiên, nhiều ý kiến còn bày tỏ băn khoăn làm sao để tăng tính giám sát, tránh lạm quyền khi thực hiện việc này.

Đại biểu Trần Văn Mão cho rằng, cần làm rõ một số vấn đề cơ chế giám sát việc quyền đại diện, quyền làm chủ của nhân dân đối với chính quyền quận, phường khi không tổ chức HĐND. Đặc biệt là quyền đại diện, quyền làm chủ của nhân dân; cơ chế thực hiện các quyền đó với chính quyền quận, phường như thế nào?

Còn theo Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị, cần phải tăng cường hơn hoạt động giám sát để đảm bảo yêu cầu của người dân về hoạt động giám sát của HĐND tốt hơn.

Theo ông Hoàng Tùng - Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh), sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức có khoảng 700 cán bộ công chức, có 168 đơn vị sự nghiệp. Từ ngày 25.1 đến ngày 1.3, thành phố Thủ Đức nhận 9.800 hồ sơ, trong đó hồ sơ đất đai là chủ yếu. Những con số cho thấy sức ép lớn về mặt số lượng công việc giải quyết hằng ngày.

Ông Hoàng Tùng cho biết, sắp tới, việc đề xuất cơ chế đặc thù cho thành phố Thủ Đức là ưu tiên hàng đầu. Theo đó, thành phố Thủ Đức đang nghiên cứu tìm cách phân cấp ủy quyền cho phù hợp. Chẳng hạn, Chủ tịch các phường có thể tham gia cấp phép xây dựng ở quy mô phù hợp để hỗ trợ cho UBND thành phố Thủ Đức. Đồng thời, xây dựng đề án để UBND TPHCM trình Trung ương đề xuất tăng thêm 1 Phó Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức.

Trong khi chờ đợi cơ chế đặc thù, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong mới đây đã giao Sở Nội vụ và Sở Tư pháp cùng UBND thành phố Thủ Đức hệ thống hóa lại tất cả các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND TPHCM có thể ủy quyền cho thành phố Thủ Đức ở mức tối đa. MINH QUÂN

Đặng Chung - Đông Phương
TIN LIÊN QUAN

Không đổi tên UBND quận, phường khi thực hiện chính quyền đô thị tại TPHCM

Vương Hà Chung |

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết không thực hiện việc đổi tên UBND của quận, phường là Uỷ ban Hành chính khi thực hiện Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.Hồ Chí Minh.

Mô hình chính quyền đô thị TPHCM: Giảm biên chế, giảm chi ngân sách

Chung Vương Hà |

Chiều 26.10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP.Hồ Chí Minh. 2 điểm nổi bật của mô hình chính quyền đô thị ở TP.Hồ Chí Minh là thành lập “thành phố trong thành phố” và không tổ chức hội đồng nhân dân quận, phường. Theo đánh giá của đại biểu Quốc hội, nếu thực hiện việc này sẽ giúp bộ máy được tinh gọn, từ đó giảm biên chế, giảm chi ngân sách hàng nghìn tỉ đồng.

ĐBQH thảo luận về hiệu quả của mô hình chính quyền đô thị tại TPHCM

Nguyễn Hà - Đặng Chung - Trần Vương |

Theo các Đại biểu Quốc hội, việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) mang lại những hiệu quả về giải quyết vấn đề của người dân, tinh giản biên chế.

Huấn luyện viên Troussier ra mắt vào ngày 27.2

AN NGUYÊN |

Lễ ra mắt tân huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam - ông  Philippe Troussier sẽ diễn ra vào ngày 27.2 tới đây.

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Số phận của hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa Nga - Mỹ

Khánh Minh |

Nga tuyên bố đình chỉ New START - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng với Mỹ nhằm ngăn chặn ngày tận thế hạt nhân.

Bất bình chó thả rông công viên, không rọ mõm, không ai xử phạt

MINH HÀ - HÀ CHI |

Theo ghi nhận tại một số địa điểm công cộng ở Hà Nội như công viên Thống Nhất, bãi đất trống khu vực Hồ Tây mặc dù đã có biển cảnh báo cấm chó thả rông tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra khiến người dân không khỏi bất an, lo lắng.

Xét xử cựu thiếu tá công an làm giả quyết định khởi tố

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 22.2, TAND TPHCM  đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Tuấn Thanh - cựu thiếu tá, điều tra viên thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TPHCM về tội 'giả mạo trong công tác'.

Không đổi tên UBND quận, phường khi thực hiện chính quyền đô thị tại TPHCM

Vương Hà Chung |

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết không thực hiện việc đổi tên UBND của quận, phường là Uỷ ban Hành chính khi thực hiện Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.Hồ Chí Minh.

Mô hình chính quyền đô thị TPHCM: Giảm biên chế, giảm chi ngân sách

Chung Vương Hà |

Chiều 26.10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP.Hồ Chí Minh. 2 điểm nổi bật của mô hình chính quyền đô thị ở TP.Hồ Chí Minh là thành lập “thành phố trong thành phố” và không tổ chức hội đồng nhân dân quận, phường. Theo đánh giá của đại biểu Quốc hội, nếu thực hiện việc này sẽ giúp bộ máy được tinh gọn, từ đó giảm biên chế, giảm chi ngân sách hàng nghìn tỉ đồng.

ĐBQH thảo luận về hiệu quả của mô hình chính quyền đô thị tại TPHCM

Nguyễn Hà - Đặng Chung - Trần Vương |

Theo các Đại biểu Quốc hội, việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) mang lại những hiệu quả về giải quyết vấn đề của người dân, tinh giản biên chế.