Tính toán, đàm phán lại giá điện gió, điện mặt trời

T.Quang- NHẬT MINH |

Sáng 4.12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác Chính phủ đã tới khảo sát các dự án điện gió ven biển tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; làm việc với tỉnh Bạc Liêu, các nhà đầu tư về phát triển năng lượng tái tạo tại Bạc Liêu và Việt Nam.

Tại đây Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, cụ thể là điện gió, điện mặt trời vì đây là nguồn năng lượng sạch, không phải mua và không ai có thể lấy đi.

Trao đổi với Thủ tướng, đại diện các nhà đầu tư cho rằng, giá điện tại Việt Nam cần phải cạnh tranh được với các nước để thu hút các nhà đầu tư. Đồng tình với quan điểm này, song Thủ tướng cho rằng, phải xem xét tổng thể cả 5 yếu tố gồm: Nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện và giá điện phải ở mức người dân chịu được.

Thủ tướng cho biết, những năm qua, Việt Nam có cơ chế khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời, nhưng giá không hợp lý, dẫn tới tình trạng "đua nhau làm" điện gió, điện mặt trời, ảnh hưởng tới cân đối cung cầu; có tình trạng mua giá điện mặt trời, điện gió với giá cao, trong khi giảm mua thủy điện với giá thấp.

Những năm trước, khi công nghệ chưa phát triển, giá điện gió, điện mặt trời ở thời điểm đó có thể là phù hợp để khuyến khích nhà đầu tư, nhưng hiện nay giá điện gió ở Việt Nam đang cao hơn so với thế giới và so với các nguồn điện khác. Trong khi công nghệ điện tiến bộ rất nhanh và đến nay chi phí sản xuất đã giảm nhiều. Mặt khác, các nhà đầu tư không đầu tư hệ thống truyền tải mà Nhà nước phải đầu tư với kinh phí lớn.

"Các nhà đầu tư điện tái tạo đang có lãi cao, trong khi Nhà nước, người dân Việt Nam phải chịu giá điện cao, do đó phải xem xét lại giá điện, đàm phán lại các dự án điện gió đã triển khai, tìm giải pháp phù hợp, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nhà đầu tư, nhà nước, người dân để hợp tác bền vững, hiệu quả", Thủ tướng yêu cầu.

Cùng với đó, Bộ Công Thương phải nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về điện gió, điện mặt trời. Các bên liên quan đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, làm chủ công nghệ, đào tạo nhân lực, hỗ trợ vốn, kêu gọi các nhà đầu tư, sản xuất thiết bị trong nước, phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Thủ tướng nhấn mạnh, phải tất cả cùng thắng hoặc hòa. Nếu Nhà nước, người dân có lợi mà nhà đầu tư chịu thiệt thì không ai làm. Nếu nhà đầu tư có lãi, Nhà nước bù lỗ, người dân chịu giá cao thì không tồn tại được. Chúng ta nhất quán quan điểm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, giữ môi trường pháp lý ổn định nhất nhưng cái gì không hợp lý thì phải điều chỉnh, chúng ta làm vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị các nhà đầu tư, địa phương nghiên cứu tổ chức mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn, "trên phát điện gió, kết hợp sản xuất hydrogen, phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản...". Thủ tướng hy vọng với quan điểm "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"; với các đề nghị của Thủ tướng được thực hiện, tất cả các bên cùng thắng, công nghiệp điện gió Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh, bền vững.

Cũng trong sáng 4.12, trong chương trình công tác tại Bạc Liêu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát một số dự án hạ tầng trọng điểm tại Bạc Liêu. Thủ tướng và đoàn công tác đã khảo sát công tác giải phóng mặt bằng đường cao tốc Bắc Nam phía Đông, tuyến Cần Thơ - Cà Mau đoạn qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT thẩm định Phê duyệt dự án thuộc thẩm quyền của người quyết định đầu tư; chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác thiết kế và bàn giao hồ sơ và cọc mốc GPMB cho địa phương để thực hiện công tác GPMB; đảm bảo bố trí đủ vốn cho địa phương để tổ chức thực hiện bồi thường GPMB theo quy định; phối hợp với địa phương trong quá trình triển khai công tác GPMB và tiếp nhận mặt bằng sạch để tổ chức thi công dự án.

Chiều 4.12, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bạc Liêu để đánh giá kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 và định hướng thời gian tới; giải quyết kiến nghị của tỉnh Bạc Liêu.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương, bộ, ngành trong thời gian tới. Trong phát triển kinh tế, Bạc Liêu phát huy kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, trong đó gạo và tôm là chủ lực; nâng cao chất lượng chương trình mỗi địa phương 1 sản phẩm (OCOP); phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió, điện mặt trời; phát triển du lịch gắn với đờn ca tài tử. Tỉnh cũng cần phải tập trung phát triển cơ sở hạ tầng; nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực chất lượng, bồi dưỡng nhân tài và tạo việc làm cho lao động địa phương; chú trọng y tế, giáo dục…; phát triển kinh tế tập thể, tạo điều kiện cho doanh nghiệp an tâm sản xuất, kinh doanh. Cùng đó, tỉnh nghiên cứu thành lập và phát huy thêm các trường nghề, đào tạo các ngành phù hợp, địa phương cần... Đối với các kiến nghị, đề xuất của Bạc Liêu, Thủ tướng đề nghị Bạc Liêu phối hợp với các bộ, ngành để có hướng giải quyết và sớm triển khai trong thời gian sớm nhất đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và doanh nghiệp… NHẬT HỒ - NGUYÊN MINH

T.Quang- NHẬT MINH
TIN LIÊN QUAN

Na Uy chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi

Thanh Hà |

Để phát huy hết tiềm năng to lớn từ nguồn tài nguyên gió tốt nhất Đông Nam Á, Việt Nam cần có một chuỗi cung ứng địa phương mạnh mẽ, công nghệ và chuyên môn tốt, cùng với một khuôn khổ pháp lý ổn định và thuận lợi.

Tại sao có thời điểm điện gió chỉ huy động chưa đến 1% công suất?

Cường Ngô |

Theo chuyên gia năng lượng gió toàn cầu, sở dĩ có thời điểm nguồn điện gió huy động chưa đến 1% công suất là bởi nhà đầu tư không thực hiện quy trình xây dựng tháp đo gió, cho nên chất lượng gió không tốt, ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Quảng Trị: Dự án điện gió vùi lấp 7 sào ruộng, chỉ đền bù 6,5 triệu đồng

HƯNG THƠ |

Chủ dự án điện gió ở tỉnh Quảng Trị mặc cả và chỉ hỗ trợ 6,5 triệu đồng cho người dân có 7 sào ruộng lúa (mỗi sào 500 m2) bị bồi lấp phải bỏ hoang.

Trực tiếp U22 Việt Nam 0-1 Thái Lan: Voi chiến mở tỉ số

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa U22 Việt Nam vs U22 Thái Lan tại bảng B môn bóng đá nam SEA Games 32.

Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 32 ngày 11.5: Việt Nam đã có 57 huy chương vàng

Chi Trần |

Tính đến 19h00 ngày 11.5, đoàn thể thao Việt Nam đã giành được 57 huy chương vàng tại SEA Games 32. 

Tài chính thông minh: Vì sao đóng bảo hiểm lại không được trả quyền lợi?

Nhóm PV |

Tuy mức chi trả của bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ khác nhau nhưng lại tương đối giống nhau ở các nguyên nhân không chi trả quyền lợi bảo hiểm. Trong số Tài chính thông minh hôm nay, bà Nguyễn Thu Giang - Chuyên gia hoạch định Tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ chỉ ra 5 nguyên nhân chính.

Nguy cơ "chìm" của Chợ nổi Cái Răng đang hiện hữu

PHONG LINH |

Đó là nhìn nhận của Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường tại cuộc họp về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chợ nổi Cái Răng.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú lý giải nguyên nhân tăng trưởng tín dụng thấp

Đức Mạnh |

Các giải pháp điều hành chính sách đang hướng tới tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, kịp thời cung ứng vốn tín dụng để góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm vẫn thấp.

Na Uy chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi

Thanh Hà |

Để phát huy hết tiềm năng to lớn từ nguồn tài nguyên gió tốt nhất Đông Nam Á, Việt Nam cần có một chuỗi cung ứng địa phương mạnh mẽ, công nghệ và chuyên môn tốt, cùng với một khuôn khổ pháp lý ổn định và thuận lợi.

Tại sao có thời điểm điện gió chỉ huy động chưa đến 1% công suất?

Cường Ngô |

Theo chuyên gia năng lượng gió toàn cầu, sở dĩ có thời điểm nguồn điện gió huy động chưa đến 1% công suất là bởi nhà đầu tư không thực hiện quy trình xây dựng tháp đo gió, cho nên chất lượng gió không tốt, ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Quảng Trị: Dự án điện gió vùi lấp 7 sào ruộng, chỉ đền bù 6,5 triệu đồng

HƯNG THƠ |

Chủ dự án điện gió ở tỉnh Quảng Trị mặc cả và chỉ hỗ trợ 6,5 triệu đồng cho người dân có 7 sào ruộng lúa (mỗi sào 500 m2) bị bồi lấp phải bỏ hoang.