Tình hình thiếu thuốc, vật tư y tế đã được giải quyết một bước

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, tình hình thiếu thuốc, vật tư y tế đã cơ bản giải quyết được một bước; sắp tới, sẽ tính phương án sử dụng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn, sử dụng nhiều lần, trân trọng, gìn giữ sách để dùng lâu dài.

Lạm phát được kiểm soát trong bối cảnh nhiều sức ép

Ngày 3.8, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7.2022, Chính phủ tập trung thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; tình hình công tác phòng, chống dịch COVID-19. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp.

Các ý kiến phát biểu tại cuộc họp đánh giá, tình hình kinh tế-xã hội nước ta tháng 7 và 7 tháng tiếp tục khởi sắc, đạt kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế phục hồi và phát triển mạnh, được bạn bè quốc tế đánh giá cao, củng cố và tăng cường niềm tin cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới chủ yếu do các biến thể mới song trong nước, dịch bệnh cơ bản vẫn được kiểm soát tốt trên toàn quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp. Ảnh: Nhật Bắc

Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát trong bối cảnh chịu nhiều sức ép. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 0,4% so với tháng trước, bình quân 7 tháng tăng 2,54% so với cùng kỳ, cơ bản ổn định so với cùng kỳ từ năm 2018 đến nay; thị trường tài chính, tiền tệ cơ bản ổn định; lãi suất, tỉ giá duy trì hợp lý; tín dụng tăng 9,42% so với cuối năm 2021 và tăng 16,6% so với cùng kỳ; các cân đối lớn được bảo đảm (thu - chi; xuất - nhập khẩu; cung - cầu lao động, an ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm). Thu ngân sách nhà nước ước đạt 77,5% dự toán, tăng 18,1%.

Về chương trình phục hồi và phát triển, đến nay, 14/17 văn bản đã được ban hành, cơ bản tạo khuôn khổ pháp lý và hướng dẫn để sớm đưa các chính sách vào thực tiễn; nhiều nội dung lần đầu tiên triển khai nhưng đã được nhanh chóng xây dựng, đánh giá tác động và ban hành theo đúng quy định. Việc giải ngân các chính sách thuộc Chương trình đạt kết quả tốt, thống kê sơ bộ đạt khoảng 48 nghìn tỉ/301 nghìn tỉ.

Lập kỷ lục mới về các khoản hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được chú trọng. Chuỗi các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh liệt sĩ được tổ chức trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc và ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tổ chức an toàn, hiệu quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Đã hỗ trợ 728.500 lượt người sử dụng lao động và 50 triệu lượt người lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19 với tổng kinh phí trên 82,1 nghìn tỉ đồng. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống dân cư tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ có thu nhập không đổi và tăng lên là 81,6%.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh. Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, xử lý kịp thời, phù hợp các vấn đề phát sinh. Thông tin truyền thông được tăng cường; kiểm soát, hạn chế, ngăn chặn, phản bác nhiều thông tin giả, xấu, độc hại...

Nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế uy tín đã đánh giá cao kết quả đạt được và triển vọng phát triển của Việt Nam. Theo báo cáo mới đây, chỉ số "Chất lượng sống" của Việt Nam đạt 78,49 điểm, xếp vị trí 62/165 các quốc gia trên bảng xếp hạng, tăng 39 bậc chỉ sau 1 năm.

Việt Nam vừa được bầu là thành viên Ủy ban Liên Chính phủ - cơ chế điều hành, giám sát việc thực hiện Công ước 2003 - nhiệm kỳ 2022-2026 của UNESCO, với số phiếu cao.

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, công tác điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ được chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên. Việc điều hành tế vĩ mô vừa qua rất quan tâm lắng nghe ý kiến các chuyên gia, doanh nghiệp, người dân, sát tình hình, kịp thời, phù hợp, như vấn đề giá cả, nguồn cung xăng dầu, thịt lợn…

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Nhật Bắc

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, tình hình thiếu thuốc, vật tư y tế đã cơ bản giải quyết được một bước; sắp tới, sẽ tính phương án sử dụng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn, sử dụng nhiều lần, trân trọng, gìn giữ sách để dùng lâu dài.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết năm 2022 đã lập kỷ lục mới về các khoản hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; tới tháng 7, đã gia hạn các khoản thuế trị giá khoảng 43.000 tỉ, miễn giảm các khoản thuế, phí, lệ phí khoảng 46.000 tỉ, vượt qua số tiền gia hạn, miễn giảm trong các năm 2020 và năm 2021.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Bộ Y tế trình Chính phủ giải pháp cho tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

Thùy Linh |

Bộ Y tế vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất ban hành nghị quyết về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Sở Y tế Kiên Giang nói về việc thiếu thuốc, người dân phải mua ở ngoài

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Giám Đốc Sở Y tế Kiên Giang Hà Văn Phúc đã có câu trả lời chất vấn trước HĐND tỉnh làm rõ vấn đề cử tri quan tâm về việc thiếu thuốc điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh, người dân khám và điều trị bệnh phải mua thuốc bên ngoài.

Thiếu thuốc, vật tư y tế: Hậu quả của hàng loạt bất cập về đấu thầu

NHÓM PV |

Tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư ở nhiều cơ sở y tế hiện nay, đặc biệt là thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả, đã và đang ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và việc khám chữa bệnh của người dân. Nguyên nhân dẫn tới hệ quả này được đánh giá là do tâm lý lo ngại, sợ sai dẫn tới không dám làm và sâu xa hơn là đến từ hàng loạt những bất cập trong cơ chế, quy trình đấu thầu.

Muôn vàn lý do của doanh nghiệp chậm trả gốc lãi trái phiếu gửi về HNX

Đức Mạnh |

Chưa thu xếp được nguồn tiền thanh toán, do nhà đầu tư ở nước ngoài, lỗi kỹ thuật chuyển tiền... là những lý do mà doanh nghiệp phản hồi HNX về chậm trả gốc, lãi trái phiếu.

Kiểm soát vi phạm nồng độ cồn Hà Nội: Tài xế nữ cũng không bỏ qua

PHẠM ĐÔNG |

Trong quá trình kiểm tra nồng độ cồn, ngoài các nam tài xế bị kiểm tra, xử phạt, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội cũng rà soát nhiều trường hợp tài xế là nữ điều khiển phương tiện cơ giới.

Kho báu dược liệu khổng lồ ở Đắk Nông chưa được khai thác

Phan Tuấn |

Đắk Nông đang sở hữu những kho báu rất lớn về cây dược liệu ở dưới tán rừng tự nhiên.Thế nhưng, hiện nay, hầu hết các kho báu dược liệu quý giá chưa được chủ rừng khai thác, phát huy giá trị hiệu quả.

Bài học từ thế giới không tiền mặt của Thụy Điển

Thanh Hà |

Trong khảo sát gần đây, rất ít người Thụy Điển cho biết đã sử dụng tiền mặt trong 30 ngày trước đó và có tới 95% người từ 15-65 tuổi có ứng dụng thanh toán di động trong điện thoại.

Xe thư viện lưu động đưa kiến thức đến với học sinh vùng cao Hòa Bình

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Các chuyến xe thư viện lưu động đến với học sinh người dân vùng sâu, vùng xa, các trường học trong tỉnh, góp phần nâng cao kiến thức, nâng cao sự hiểu biết. 

Bộ Y tế trình Chính phủ giải pháp cho tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

Thùy Linh |

Bộ Y tế vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất ban hành nghị quyết về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Sở Y tế Kiên Giang nói về việc thiếu thuốc, người dân phải mua ở ngoài

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Giám Đốc Sở Y tế Kiên Giang Hà Văn Phúc đã có câu trả lời chất vấn trước HĐND tỉnh làm rõ vấn đề cử tri quan tâm về việc thiếu thuốc điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh, người dân khám và điều trị bệnh phải mua thuốc bên ngoài.

Thiếu thuốc, vật tư y tế: Hậu quả của hàng loạt bất cập về đấu thầu

NHÓM PV |

Tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư ở nhiều cơ sở y tế hiện nay, đặc biệt là thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả, đã và đang ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và việc khám chữa bệnh của người dân. Nguyên nhân dẫn tới hệ quả này được đánh giá là do tâm lý lo ngại, sợ sai dẫn tới không dám làm và sâu xa hơn là đến từ hàng loạt những bất cập trong cơ chế, quy trình đấu thầu.