Tin giả làm lệch lạc suy nghĩ và thái độ con người

THẾ LÂM |

Tin giả đang là một vấn nạn không nhỏ trên phạm vi toàn cầu. Vấn nạn này đã được đề cập trong cuộc tọa đàm “Nhà báo và bạn đọc trong cuộc chiến chống tin giả” do Saigon Times Group tổ chức ngày 19.6 tại TPHCM với các góc nhìn từ pháp luật, tâm lý đến thực tế nghề báo.

Nhiều quốc gia đang siết chặt chế tài chống tin giả

Theo tiến sĩ luật Đinh Thị Thanh Nga, ở hầu hết các quốc gia hiện nay đều xuất hiện tình trạng tin giả. Chính vì thế, các nước cũng đều đang tập trung xây dựng các quy định ngăn chặn, chống tin giả.

Theo đó, các quy định về tin giả ngày càng cụ thể, rõ ràng hơn; và các biện pháp chế tài, xử lý cá nhân, tổ chức đưa tin giả cũng ngày càng mạnh và nghiêm khắc hơn. Tin giả không chỉ là những thông tin 100% sai sự thật với động cơ vu khống, bôi nhọ, nói xấu... mà còn có những tin chỉ có một nửa sự thật, một nửa còn lại là bịa đặt với động cơ, mục đích riêng nhằm trục lợi hoặc hạ bệ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân, tổ chức khác.

Tiến sĩ Nga cũng cho biết, các quốc gia bên cạnh việc ban hành các đạo luật kiểm soát, kiểm duyệt chặt hơn về thông tin đặc biệt là trên internet, còn đưa ra các khung xử lý nặng hơn. Đơn cử như Singapore, mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi đưa tin giả gây ảnh hưởng nghiêm trọng là 1 triệu USD, còn mức phạt tù lên đến 10 năm.

Với sự tổng hợp và phân tích từ các vụ việc, tình huống tin giả trên thực tế, nhà báo Lê Thanh Phong (Báo Lao Động) cho biết, tin giả bắt nguồn từ mạng xã hội như Facebook, các trang tin, tin giả không chỉ đến từ các cá nhân mà còn từ các tổ chức, cơ quan. Một điểm rất đáng chú ý về tin giả xuất hiện tại Việt Nam liên quan tới chính khách luôn rất hot, được nhiều người tò mò theo dõi. Một con số được nhà báo Lê Thanh Phong dẫn lại từ phát ngôn của ông Lê Quốc Minh (Phó tổng giám đốc TTXVN) là từ 70 - 80% độc giả tin vào tin giả.

Tham gia ý kiến, giảng viên Nguyễn Văn Hà (Khoa Báo chí - Truyền thông ĐH KHXHNV TPHCM) cho rằng, tin giả cũng có “ma lực” của nó và những người đọc hiếu kỳ rất thích đọc các tin giật gân, tin giả. Trên thực tế, không phải phóng viên, biên tập viên lúc nào cũng có thể tỉnh táo phát hiện ra 100% tin giả. Ông Hà cho rằng, cuộc chiến chống tin giả là một cuộc chiến gian nan và lâu dài.

Tin giả gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng

Dẫn ra trường hợp tin giả máy bay rơi tại Nội Bài, tiến sĩ tâm lý Lê Thị Linh Trang cho rằng, tác động tiêu cực của nó không chỉ ảnh hưởng và gây thiệt hại cho doanh nghiệp mà còn khiến xã hội hoang mang, nhiều người kháo nhau là không dám đi máy bay nữa. Tiến sĩ Trang cũng nêu ra trường hợp tin giả cho rằng nhiều học sinh trường Lương Thế Vinh (Thủ Đức, TPHCM) bị xâm hại. Sau đó, thiếu tướng Phan Anh Minh (khi còn đương chức Phó Giám đốc Công an TPHCM) cung cấp thông tin xác minh cho rằng thông tin trên không đúng sự thật, chỉ có một em học sinh bị té. Thế nhưng, dư luận lại tin vào tin giả và nghi ngờ cả tướng Minh.

Theo tiến sĩ Trang, tin giả gây ảnh hưởng tiêu cực như gây tổn hại uy tín cho cá nhân và tổ chức; gây hoang mang, tạo dư luận xấu; phá hoại thuần phong mỹ tục; nhũng nhiễu thông tin nội bộ quốc gia, gây bất ổn chính trị, chia rẻ tôn giáo, sắc tộc...

Hãy làm người tiêu dùng tin tức thông minh

Các chuyên gia của Đại học Stony Brook (Mỹ) đã đề ra phương pháp thẩm định thông tin để giúp cho độc giả tránh sa vào tin giả, còn gọi là công thức I’M VAIN: 1/Independent (nguồn tin có khách quan, độc lập với nội dung thông tin không). 2/Multiple (nguồn tin có đa chiều không). 3/Verify (thông tin có được xác nhận, có bằng chứng, có thẩm định chưa). 4/Authoritative (nguồn cung cấp tin có thẩm quyền không). 5/Informed (thông tin ấy có được bằng cách nào). 6/Named (nguồn tin có tên tuổi cụ thể hay là nguồn ẩn danh). T.L ghi

Chế tài đối với các KOLs và Influencer như thế nào?

Theo tiến sĩ luật Đinh Thị Thanh Nga, luật pháp nói chung căn cứ vào hành vi, tội trạng để đưa ra các mức độ chế tài và xử lý. Tuy nhiên, đối với các KOLs (những người thu hút công chúng có thể định hướng dư luận) và Influencer (người có ảnh hưởng trên mạng xã hội), ngay khi phát hiện họ có những dấu hiệu vi phạm trong việc tạo ra hay lan truyền tin giả thì có thể sử dụng các biện pháp tác động về tư tưởng như mời lên làm việc hoặc nhắc nhở. “Chỉ có sự tác động về tư tưởng và nhận thức mới có thể làm thay đổi nhận thức. Vấn đề là tác động như thế nào để họ nhận ra cái sai và trách nhiệm đối với cộng đồng. Còn trong trường hợp đã sai phạm rõ ràng ở mức nghiêm trọng thì đã có chế tài của pháp luật”, tiến sĩ Nga cho biết. P.K ghi

THẾ LÂM
TIN LIÊN QUAN

Đừng là nạn nhân tin giả - hãy là người tiêu dùng tin tức thông minh

Thế Lâm |

Để ngăn chặn tin giả, trách nhiệm không chỉ thuộc về nhà báo, giới truyền thông mà còn cả từ phía người đọc - ý kiến được nhiều người đồng tình tại cuộc tọa đàm “Nhà báo và bạn đọc trong cuộc chiến chống tin giả” tổ chức ngày 19.6 tại Hội trường Saigon Times Group (TP.HCM).

Dập tắt tin giả, xấu, độc trên mạng xã hội

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Thời gian qua mạng xã hội xuất hiện nhiều tin đồn, nhiều thông tin thất thiệt dẫn tới nhiều ý kiến trái chiều, nhiều phản ứng kích động gây nhiều hệ luỵ tiêu cực. Để tin đồn thất thiệt, tin giả, tin xấu độc không còn đất sống, nhiều chuyên gia cho rằng, cơ quan chức năng cần phải nhanh chóng đưa ra thông điệp rõ ràng, thông tin chính xác đồng thời xử lý nghiêm những người tung tin thất thiệt.

Muốn ngăn ngừa tin giả, hãy chia sẻ thông tin có trách nhiệm

Theo Trịnh Phong/Vietnamnet |

Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất mà tin giả gây ra là làm suy giảm niềm tin của công chúng vào truyền thông nói chung và của báo chí chủ lưu nói riêng.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Đừng là nạn nhân tin giả - hãy là người tiêu dùng tin tức thông minh

Thế Lâm |

Để ngăn chặn tin giả, trách nhiệm không chỉ thuộc về nhà báo, giới truyền thông mà còn cả từ phía người đọc - ý kiến được nhiều người đồng tình tại cuộc tọa đàm “Nhà báo và bạn đọc trong cuộc chiến chống tin giả” tổ chức ngày 19.6 tại Hội trường Saigon Times Group (TP.HCM).

Dập tắt tin giả, xấu, độc trên mạng xã hội

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Thời gian qua mạng xã hội xuất hiện nhiều tin đồn, nhiều thông tin thất thiệt dẫn tới nhiều ý kiến trái chiều, nhiều phản ứng kích động gây nhiều hệ luỵ tiêu cực. Để tin đồn thất thiệt, tin giả, tin xấu độc không còn đất sống, nhiều chuyên gia cho rằng, cơ quan chức năng cần phải nhanh chóng đưa ra thông điệp rõ ràng, thông tin chính xác đồng thời xử lý nghiêm những người tung tin thất thiệt.

Muốn ngăn ngừa tin giả, hãy chia sẻ thông tin có trách nhiệm

Theo Trịnh Phong/Vietnamnet |

Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất mà tin giả gây ra là làm suy giảm niềm tin của công chúng vào truyền thông nói chung và của báo chí chủ lưu nói riêng.