Tìm nguyên phát của căn bệnh sợ sai để điều trị hiệu quả

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn đặt câu hỏi tại sao từ trước tới nay không xuất hiện hiện tượng cán bộ có tâm lý sợ trách nhiệm mà đến nay mới xuất hiện? Không những thế, tình trạng này còn lan rộng từ Trung ương đến địa phương và tiếp tục lan rộng từ khu vực công đến khu vực tư.

Sáng 31.5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.

Đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) bày tỏ vui mừng trước những kết quả đạt được ở lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước trong năm 2022 và những tháng đầu năm 2023.

"Bên cạnh những kết quả đã đạt được cũng tồn tại một số hạn chế nhất định cần sớm khắc phục như trong báo cáo của Chính phủ. Tôi đặc biệt quan tâm đến nội dung hạn chế về một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa quyết liệt, né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai gây ách tắc, làm cản trở sự phát triển của đất nước", ông Tuấn nói.

Đại biểu đồng tình với Chính phủ về nội dung hạn chế đã nêu trong báo cáo. Tuy nhiên, đại biểu đặt câu hỏi tại sao từ trước tới nay không xuất hiện hiện tượng cán bộ có tâm lý sợ trách nhiệm mà đến nay mới xuất hiện?

Không những thế, tình trạng này còn lan rộng từ Trung ương đến địa phương và tiếp tục lan rộng từ khu vực công đến khu vực tư. Do vậy cần phải xác định được nguyên phát của căn bệnh này thì mới có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Chúng ta cần phân hóa, phân định rõ một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm ấy gồm những kiểu cán bộ nào và nguyên nhân nào dẫn đến sự tồn tại của một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm như thế. Có như vậy mới tìm ra được giải pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả.

Từ thực tiễn phản ánh, đại biểu cho rằng, có hai nhóm cán bộ: Một là cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai, cán bộ không muốn làm vì không có lợi ích gì. Hai là những cán bộ sợ vi phạm pháp luật nên không dám làm.

Đại biểu đã phân tích nhóm cán bộ đùn đẩy trách nhiệm vì không có lợi ích riêng có thể khắc phục được ngay. Vì từ trước đến nay, trong bất kỳ thời điểm nào hay bất kỳ cơ quan, đơn vị, địa phương nào cũng tồn tại một số ít cán bộ có bản chất như thế. Vấn đề là đơn vị đó có nhận diện được hay không, và xử lý thế nào.

"Tôi cho rằng ngay trong thời điểm dầu sôi lửa bỏng thì giải pháp cấp thiết là ưu tiên thay thế những cán bộ đó bằng những cán bộ tốt, những người có đủ tâm huyết và trách nhiệm. Chúng ta không thiếu những cán bộ tốt", ông Tuấn nói và lấy ví dụ, như trong bóng đá, huấn luyện viên trưởng vì sự phát triển của cả đội bóng, vì màu cờ sắc áo mà họ sẵn sàng thay người khi quan sát thấy cầu thủ của mình thi đấu kém hiệu quả.   

Về nhóm cán bộ sợ vi phạm pháp luật nên không dám làm, đại biểu cho biết, nhóm này chiếm số đông. Đây là trở lực gây tắc nghẽn công việc trong toàn hệ thống. Họ lo sợ vi phạm vì xuất phát từ hai nguyên nhân chính.

Nguyên nhân thứ nhất là một số văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản dưới luật còn thiếu đồng nhất, khó thực hiện. Điển hình như cùng một nội dung quy định nhưng lại có hai cách hiểu khác nhau; cùng một nội dung công việc nhưng lại có hai văn bản dưới luật, hướng dẫn thực hiện không đồng nhất, không biết làm thế nào cho đúng.

Nguyên nhân thứ hai được đại biểu nhắc đến là công tác thanh tra, kiểm tra ngày càng đi vào thực chất. Cùng với đó công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng được triển khai quyết liệt, ngày càng hiệu quả. Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật từ nhiều năm trước, đến nay được phát hiện, xử lý hình sự. Chính từ những vụ án này làm cho cán bộ lo sợ vì họ từng làm những công việc tương tự vào những thời điểm trước đây.

Đại biểu Trần Quốc Tuấn đề xuất Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung đầy đủ các nội dung quy định của pháp luật, đặc biệt là các văn bản dưới luật, đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất, dễ áp dụng để các địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thể triển khai thực hiện được ngay.

Đại biểu Đặng Xuân Phương. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Đại biểu Đặng Xuân Phương. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Cùng quan điểm, đại biểu Đặng Xuân Phương (đoàn Nghệ An) cho biết, kỳ họp thứ 5 đang diễn ra với sự trông đợi của cử tri và nhân dân cả nước về những việc cần làm và phải làm khẩn trương hơn, quyết liệt hơn của hệ thống chính trị.

Theo đại biểu, đó không chỉ là đòi hỏi đến từ công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; là yêu cầu phải khắc phục cho được những bất cập, hạn chế trong tổ chức thực thi pháp luật; là tính cấp thiết phải vượt qua được căn bệnh né tránh, sợ trách nhiệm, thói vô cảm đang có xu hướng lan nhanh trong nền công vụ. Đây là việc cần được nhận diện và khắc phục.

Ngoài ra, cần tập trung nguồn lực cho giải quyết nhu cầu ăn ở, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và nhu cầu học tập cho tầng lớp công nhân, cán bộ, công chức, viên chức, nhất là của những người trẻ tuổi mới đi làm.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Trong hôm nay (31.5), Quốc hội tiến hành thảo luận tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Hơn 500 văn bản xin ý kiến/năm, chứng tỏ TPHCM không có chút năng động nào

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội rất băn khoăn với câu chuyện Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cho biết, một năm TPHCM có hơn 500 văn bản xin ý kiến. Điều này thể hiện TPHCM không có một chút nào năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm.

Người có quá nửa đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp thì xin từ chức

Nhóm PV |

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) bầu hoặc phê chuẩn quy định người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa hoặc đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" thì xin từ chức.

Đặc sản sỏi mầm độc lạ chỉ có ở Hậu Giang

Mộc Anh |

Sỏi mầm là món ăn gây tò mò với nhiều du khách khi ghé Hậu Giang bởi cái tên có một không hai.

Vi khuẩn bệnh than có thể tồn tại ngoài môi trường từ 30-40 năm

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Giải thích về trường hợp mắc bệnh than không rõ nguồn lây, lãnh đạo CDC Điện Biên cho biết, vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại ngoài môi trường từ 30-40 năm.

Xe đầu kéo đâm vỡ lan can đường Vành đai 3 trên cao, ùn tắc kéo dài

Tô Thế |

Hà Nội - Xe đầu kéo lưu thông theo hướng từ quận Cầu Giấy đi Hoàng Mai, đến khu vực trụ cầu T157 Vành đai 3 trên cao thì bất ngờ bị mất lái, tông thẳng vào lan can.

Xét xử các cựu lãnh đạo Cienco 1 vì gây thất thoát 240 tỉ đồng

Việt Dũng |

Hà Nội - Phạm Dũng - cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên cùng cựu Tổng Giám đốc Cấn Hồng Lai và cấp dưới Cienco 1 bị cáo buộc gây thất thoát gần 240 tỉ đồng.

Đi biển xuyên đêm, phụ huynh vẫn đội mưa đưa đón con thi lớp 10

THUỲ TRANG - MAI HƯƠNG |

Sau một đêm dài lênh đênh trên biển đánh bắt cá, ông Nguyễn Văn Bảy (trú phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) vẫn tranh thủ trở về nhà từ sáng sớm để đưa con gái đi thi tuyển sinh lớp 10. “Kỳ thi quan trọng, cháu chỉ tin tưởng ba đưa đi cho may mắn nên tôi cố gắng hỗ trợ con. Con thi áp lực nên chút mệt nhọc của cha mẹ cũng chẳng có gì” – ông Bảy nói.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Trong hôm nay (31.5), Quốc hội tiến hành thảo luận tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Hơn 500 văn bản xin ý kiến/năm, chứng tỏ TPHCM không có chút năng động nào

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội rất băn khoăn với câu chuyện Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cho biết, một năm TPHCM có hơn 500 văn bản xin ý kiến. Điều này thể hiện TPHCM không có một chút nào năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm.

Người có quá nửa đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp thì xin từ chức

Nhóm PV |

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) bầu hoặc phê chuẩn quy định người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa hoặc đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" thì xin từ chức.