Tiết kiệm 14.900 tỉ đồng từ cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử

Chung Vương Hà |

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, qua cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử đã tiết kiệm khoảng 14.000 tỉ đồng/năm.

Vẫn còn nhũng nhiễu, tiêu cực

Tại phiên chất vấn của Quốc hội chiều 6.11, đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) đặt vấn đề, thời gian qua, việc triển khai giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã tạo thuận lợi cho cá nhân và tổ chức trong thực hiện thủ tục hành chính;

Tuy nhiên, theo phản ánh của cử tri, tại một số bộ, cơ quan, địa phương vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm cho biết Văn phòng Chính phủ tham mưu giải pháp nào cho Chính phủ trong việc tiếp tục được cải thiện, đổi mới cơ chế này?

Đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Quốc hội

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ; đã giao các bộ, cơ quan, địa phương tổng cộng 65.595 nhiệm vụ.

Trong đó đã hoàn thành 48.406 nhiệm vụ, 15.953 nhiệm vụ chưa hoàn thành trong hạn, 1.236 nhiệm vụ quá hạn. Tỉ lệ nợ đọng nhiệm vụ quá hạn đã giảm mạnh từ 25,2% (đầu nhiệm kỳ, khi Tổ công tác của Thủ tướng được thành lập) xuống còn 1,8% hiện nay, giảm 23,4%.

Ông Mai Tiến Dũng thông tin thêm, đầu năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Đến nay 100% các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc kiện toàn mộ phận một cửa các cấp để giải quyết thủ tục hành chính. Trong đó, 58/63 địa phương thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh.

Đặc biệt, có địa phương đã thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính theo phương thức “5 tại chỗ” như Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh. Nhiều địa phương đã gắn kết chặt chẽ giữa việc thiết lập một cửa “vật lý” và một cửa điện tử để tạo thuận lợi cho người thực hiện như: Hà Nội, Quảng Ninh, Đồng Nai, Cà Mau, Bình Dương…

Nhiều Bộ, cơ quan tiên phong như Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương, Bảo hiểm xã hội, Tập đoàn Điện lực…

Ông Mai Tiến Dũng cũng thừa nhận, đúng như nhận định của đại biểu Quốc hội, việc giải quyết thủ tục hành chính hiện nay vẫn còn một số, hạn chế, vướng mắc nhất định, đặc nhất là tình trạng chậm - muộn, nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là hiện tượng cá biệt xảy ra ở một số ít cơ quan, là “con sâu làm rầu nồi canh”.

Nguyên nhân của vướng mắc, hạn chế nêu trên bên cạnh là do yếu tố con người, ông Mai Tiến Dũng cho rằng còn có các yếu tố như việc tổ chức bộ phận một cửa hiện nay vẫn còn phân tán, gắn liền với địa giới hành chính, chưa liên thông địa phương này và địa phương khác; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các phần mềm, cơ sở dữ liệu liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính còn hạn chế; hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu công việc; nhiều thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp.

Tiết kiệm khoảng 14.000 tỉ đồng/năm

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Thị Hằng (Đoàn Bắc Ninh) về điểm nhấn trong cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử trong nhiệm kỳ này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho rằng có 2 điểm nổi bật.

Đầu tiên, tính từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến nay, đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.000 thủ tục hành chính, 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; theo cách tính toán của Ngân hàng Thế giới, tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỉ đồng/năm.

Tiếp đó, việc xây dựng Chính phủ điện tử, Trục liên thông văn bản quốc gia từ ngày 12.3.2019 đến nay đã có hơn 3,5 triệu văn bản điện tử, gửi nhận qua Trục, tiết kiệm hàng nghìn tỉ đồng.

Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ vận hành từ ngày 24.6.2019 đến nay đã phục vụ 23 phiên họp Chính phủ và hơn 561 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, giúp thay thế hơn 210 nghìn hồ sơ, tài liệu giấy, tiết kiệm 169 tỉ đồng mỗi năm.

“Tổng cộng, từ cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, tiết kiệm khoảng 14.900 tỉ đồng mỗi năm. Đây là cách tính theo bảng hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới” - ông Mai Tiến Dũng cho biết.

Chung Vương Hà
TIN LIÊN QUAN

Đại biểu quan tâm vấn đề gì trong phiên chất vấn đặc biệt tại Quốc hội?

Đặng Chung - Trần Vương - Nguyễn Hà |

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày (ngày 6, 9 và 10.11) để chất vấn và trả lời chất vấn các vấn đề có liên quan tới việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.

Phòng, chống tham nhũng: Thu hồi nhiều tiền, tài sản, đất đai giá trị lớn

Vương Trần - Đặng Chung - Nguyễn Hà |

Công tác phòng, chống tham nhũng được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Trong lĩnh vực thanh tra, đã kiến nghị xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân vi phạm, thu hồi nhiều tiền, tài sản, đất đai có giá trị lớn.

Tập huấn đào tạo 100 chuyên gia về chính phủ điện tử

NGUYÊN ANH - NGÂN NGUYỄN |

Hội nghị tập huấn nhằm trang bị cho các học viên kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin và bài học kinh nghiệm để có phương án giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn triển khai về chính phủ điện tử ở từng bộ, ngành và địa phương mình một cách hiệu quả.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Đại biểu quan tâm vấn đề gì trong phiên chất vấn đặc biệt tại Quốc hội?

Đặng Chung - Trần Vương - Nguyễn Hà |

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày (ngày 6, 9 và 10.11) để chất vấn và trả lời chất vấn các vấn đề có liên quan tới việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.

Phòng, chống tham nhũng: Thu hồi nhiều tiền, tài sản, đất đai giá trị lớn

Vương Trần - Đặng Chung - Nguyễn Hà |

Công tác phòng, chống tham nhũng được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Trong lĩnh vực thanh tra, đã kiến nghị xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân vi phạm, thu hồi nhiều tiền, tài sản, đất đai có giá trị lớn.

Tập huấn đào tạo 100 chuyên gia về chính phủ điện tử

NGUYÊN ANH - NGÂN NGUYỄN |

Hội nghị tập huấn nhằm trang bị cho các học viên kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin và bài học kinh nghiệm để có phương án giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn triển khai về chính phủ điện tử ở từng bộ, ngành và địa phương mình một cách hiệu quả.