Tiến tới bình thường hoá với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu

Vương Trần |

Thủ tướng giao Bộ Y tế đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh; nghiên cứu, đánh giá tình trạng kháng thể bảo vệ trước SARS-CoV-2 trên phạm vi cả nước, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu.

 Mở cửa thị trường còn khó khăn do dịch bệnh

Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2.2022. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.

Tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao các cơ quan trình các văn bản, báo cáo, các ý kiến cơ bản đồng tình với các văn bản, báo cáo này và đóng góp thêm nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát tình hình.

Tại cuộc họp, các ý kiến thống nhất đánh giá tình hình tháng 2 và 2 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng, thể hiện qua kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm (thu ngân sách tăng so với cùng kỳ và dự toán, xuất nhập khẩu tăng, lương thực thực phẩm được bảo đảm, bảo đảm năng lượng cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt, thị trường lao động phục hồi nhanh).

Tuy nhiên, tình hình còn những diễn biến phức tạp. Kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn còn tiềm ẩn rủi ro, áp lực lạm phát tăng cao khi chi phí đầu vào tăng. Hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, thị trường xuất nhập khẩu đang có biến động lớn.

Việc mở cửa thị trường khó khăn do dịch bệnh. Việc mở cửa trường học cần phải điều chỉnh phù hợp tình hình. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai 2 tháng đầu năm ước tính gần 650 tỉ đồng, gấp 23,7 lần cùng kỳ. Tình hình kinh tế, chính trị thế giới tác động tới Việt Nam.

Tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu

Thủ tướng dự báo, tình hình tháng 3 và những tháng tới sẽ tiếp tục có khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi và thời cơ, nhiều diễn biến không dự báo được. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thời gian tới.

Trước hết, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi, bám sát, nắm chắc tình hình, diễn biến thế giới và khu vực có liên quan tới các lĩnh vực chỉ đạo, điều hành để chủ động xử lý, giải quyết theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thứ hai, tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và thực hiện nghiêm các công thức, phương châm phòng chống dịch đã được tổng kết. Bộ Y tế đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh; nghiên cứu, đánh giá tình trạng kháng thể bảo vệ trước SARS-CoV-2 trên phạm vi cả nước, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng chỉ đạo thành lập Tổ công tác đặc biệt giải quyết các vấn đề có liên quan tới tình hình Ukraine do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng.

Nhiệm vụ thứ tư là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác. Nghiên cứu một số chính sách về thuế, phí để giảm chi phí đầu vào; nâng cao năng lực sản xuất xăng dầu trong nước, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo, xử lý các vấn đề liên quan.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng, nhất là liên quan tới công tác phòng chống dịch, giá cả nguyên vật liệu, xăng dầu…

Cùng với đó, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nhất là đầu tư cho hạ tầng; kiên quyết điều chỉnh vốn của các bộ, ngành địa phương chưa phân bổ xong kế hoạch vốn trong tháng 3, sau đó kiểm điểm trách nhiệm. Phân bổ vốn tích cực, đúng hướng, khả thi đối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tích cực giải ngân vốn ODA, vốn vay nước ngoài.

Sớm ban hành chương trình phòng chống dịch

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, trong tháng 3, các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành phương án, kế hoạch triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và theo phân công.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện dự thảo chương trình phòng chống dịch bảo đảm sát tình hình để sớm trình ban hành trong tuần này.

Thủ tướng giao các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi, nắm chắc tình hình công nhân, lao động, với các tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động cần đánh giá đúng bản chất, xử lý theo quy định pháp luật, giải quyết thỏa đáng, bảo đảm quyền lợi chính đáng của các bên.

Trong tháng 3, các bộ, cơ quan phải hoàn thiện nghị định quy định về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan, nhất là cơ cấu tổ chức bên trong.

Một nhiệm vụ quan trọng khác là tiếp tục tháo gỡ khó khăn, ách tắc cho người dân và doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng yêu cầu, công tác thông tin truyền thông cần phản ánh kịp thời, chính xác, khách quan tình hình, chú trọng thông tin hướng dẫn người dân và doanh nghiệp trong phòng chống dịch, thúc đẩy phục hồi sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an dân, phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu.

Thủ tướng lưu ý tập trung chuẩn bị thật tốt cho SEA Games 31. Tiếp tục giải quyết các công việc tồn đọng, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án, doanh nghiệp thua lỗ; rà soát, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là chăm lo cho những người khó khăn, yếu thế, vùng sâu, vùng xa. Việc giải quyết vấn đề hàng hóa tồn đọng tại biên giới cửa khẩu phải vừa có giải pháp trước mắt, vừa có giải pháp lâu dài.

Thủ tướng nêu rõ, phải tiếp tục bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thúc đẩy các hoạt động đối ngoại, hội nhập sâu rộng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an dân.

Thủ tướng nhấn mạnh, tinh thần "không để đầu năm thong thả, cuối năm vất vả", phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành, đạt kết quả ngay trong quý I, tạo đà cho cả năm 2022 là năm chiến thắng dịch bệnh, phục hồi nhanh, phát triển bền vững.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Công sở thiếu lao động, không thể "truy" COVID-19: Vì sao vẫn xác định F1?

Phạm Đông |

Nhiều công sở đang thiếu lao động do số F0, F1 ngày càng nhiều. Quy định F1 như hiện nay liệu còn phù hợp khi không có khả năng truy vết COVID-19, trong khi y tế cơ sở quá tải, không thể xác nhận được tất cả F0, chưa nói đến đối tượng F1?

F0, F1 đồng loạt nghỉ việc, sản xuất lao đao: Xem COVID-19 là bệnh đặc hữu?

Phạm Đông |

Số mắc COVID-19 tăng cao, nhiều công sở, không chỉ F0 mà cả F1 đồng loạt nghỉ việc ở nhà cách ly dẫn đến thiếu hụt lao động, có thể dẫn đến đứt gãy sản xuất. Nhiều ý kiến cho rằng sau khi phủ vaccine diện rộng, Việt Nam nên xem xét coi COVID-19 là bệnh đặc hữu thông thường, chuẩn bị thích ứng với thời kỳ hậu đại dịch.

Khi nào có thể xem COVID-19 là bệnh truyền nhiễm thông thường?

Thiều Trang |

Trả lời về câu hỏi trên, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, phải đến khi COVID-19 không còn nguy cơ gây quá tải hệ thống y tế; tỉ lệ tử vong do COVID-19 được khống chế ở ngưỡng tương tự các bệnh truyền nhiễm khác hoặc cho là chấp nhận được, không gây áp lực cho kinh tế xã hội thì có thể cân nhắc xem như bệnh truyền nhiễm thông thường.

Đến lúc bỏ chứng nhận F0, coi COVID-19 là bệnh đặc hữu để giảm áp lực y tế?

Phạm Đông |

Trước thực tế đã bao phủ rộng vaccine COVID-19 trên cả nước, số ca tăng nặng và tử vong do COVID-19 giảm, một số ý kiến đề xuất nên nhìn nhận COVID-19 là bệnh chuyên khoa truyền nhiễm thông thường hay bệnh đặc hữu (hiện diện thường xuyên). Do vậy, có thể xem xét bỏ việc chứng nhận F0 và khỏi bệnh để giảm áp lực cho y tế cơ sở.

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Công sở thiếu lao động, không thể "truy" COVID-19: Vì sao vẫn xác định F1?

Phạm Đông |

Nhiều công sở đang thiếu lao động do số F0, F1 ngày càng nhiều. Quy định F1 như hiện nay liệu còn phù hợp khi không có khả năng truy vết COVID-19, trong khi y tế cơ sở quá tải, không thể xác nhận được tất cả F0, chưa nói đến đối tượng F1?

F0, F1 đồng loạt nghỉ việc, sản xuất lao đao: Xem COVID-19 là bệnh đặc hữu?

Phạm Đông |

Số mắc COVID-19 tăng cao, nhiều công sở, không chỉ F0 mà cả F1 đồng loạt nghỉ việc ở nhà cách ly dẫn đến thiếu hụt lao động, có thể dẫn đến đứt gãy sản xuất. Nhiều ý kiến cho rằng sau khi phủ vaccine diện rộng, Việt Nam nên xem xét coi COVID-19 là bệnh đặc hữu thông thường, chuẩn bị thích ứng với thời kỳ hậu đại dịch.

Khi nào có thể xem COVID-19 là bệnh truyền nhiễm thông thường?

Thiều Trang |

Trả lời về câu hỏi trên, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, phải đến khi COVID-19 không còn nguy cơ gây quá tải hệ thống y tế; tỉ lệ tử vong do COVID-19 được khống chế ở ngưỡng tương tự các bệnh truyền nhiễm khác hoặc cho là chấp nhận được, không gây áp lực cho kinh tế xã hội thì có thể cân nhắc xem như bệnh truyền nhiễm thông thường.

Đến lúc bỏ chứng nhận F0, coi COVID-19 là bệnh đặc hữu để giảm áp lực y tế?

Phạm Đông |

Trước thực tế đã bao phủ rộng vaccine COVID-19 trên cả nước, số ca tăng nặng và tử vong do COVID-19 giảm, một số ý kiến đề xuất nên nhìn nhận COVID-19 là bệnh chuyên khoa truyền nhiễm thông thường hay bệnh đặc hữu (hiện diện thường xuyên). Do vậy, có thể xem xét bỏ việc chứng nhận F0 và khỏi bệnh để giảm áp lực cho y tế cơ sở.