Tiêm đủ liều vaccine cho người lao động, duy trì sản xuất bình thường

TRẦN VƯƠNG |

Ngày 20.9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì Hội nghị trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố về giải pháp phục hồi hoạt động của các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu nắm bắt khó khăn, vướng mắc của người dân và doanh nghiệp để đề xuất các biện pháp tháo gỡ, kịp thời giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách, nhất là trong thu hút đầu tư; thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh việc tiêm đủ liều vaccine cho người lao động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế để duy trì trạng thái sản xuất bình thường mới.

Khắc phục chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị gián đoạn

Phát biểu mở đầu Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, quan điểm của Chính phủ là phục hồi sản xuất nhưng bảo đảm tuyệt đối an toàn phòng, chống dịch bệnh. Cần có phương pháp vừa phục hồi sản xuất, vừa phòng, chống dịch bệnh. Phục hồi thận trọng, từng bước nhưng phải quyết liệt trong tình hình hiện nay.

Tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước đã trình bày với Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19: đó là sản xuất bị đình trệ, đơn hàng bị mất; thực hiện phương án “3 tại chỗ” gặp nhiều khó khăn về chi phí sản xuất, ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe người lao động; việc áp dụng các quy định khác nhau giữa các địa phương khiến việc đi lại của công nhân khó khăn, không bảo đảm đủ nhân lực cho phục hồi sản xuất; tỉ lệ tiêm vaccine cho người lao động vừa qua được cải thiện và đẩy nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng so yêu cầu.

Các doanh nghiệp đã kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần tạo điều kiện hỗ trợ để các doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng, kể cả cung ứng lao động; tăng cường tiêm vaccine cho người lao động; tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nhập cảnh; tạo thuận lợi cho người lao động di chuyển với điều kiện bảo đảm an toàn; tăng cường hơn nữa bảo đảm lưu thông hàng hóa thuận lợi, nhất là giữa các nhà cung ứng vật tư, nguyên liệu nằm ở các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội; miễn, giảm các loại thuế, phí, hỗ trợ về chính sách tín dụng...

Về các giải pháp trong thời gian tới, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) nhấn mạnh, việc thực hiện việc phòng, chống dịch COVID-19 linh động, hiệu quả, tạo điều kiện để cho doanh nghiệp duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới chính sách cách ly cũng phải thực hiện linh hoạt hiệu quả theo hướng gọn, mềm và nhỏ.

Bên cạnh đó đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt hiệu quả, khắc phục chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị gián đoạn. Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp, cho cơ sở sản xuất kinh doanh. Tháo gỡ khó khăn về lao động, nhất là chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

Không để dịch phát sinh trong các khu công nghiệp

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, đây là lĩnh vực lớn liên quan hàng chục triệu lao động cả nước, sức sản xuất của ngành công nghiệp. Do đó sau đây, Chính phủ sẽ duy trì họp hằng tháng để đồng hành cùng doanh nghiệp.

Theo Phó Thủ tướng, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp ở một số địa phương. Yêu cầu về phục hồi sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là yêu cầu cấp bách. Vừa phải phục hồi sản xuất, kinh doanh, vừa bảo đảm an toàn sản xuất, sức khoẻ, tính mạng cho công nhân. Sản xuất, kinh doanh trong điều kiện bình thường đã khó, trong điều kiện phòng, chống dịch phải bảo đảm an toàn là cực kỳ khó. Chính vì vậy, việc này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn mức độ cao từ doanh nghiệp tới các địa phương, các cơ quan Trung ương tới cơ sở.

Phó Thủ tướng cho hay,  doanh nghiệp là chủ thể trong quá trình phục hồi. Do đó đề nghị các doanh nghiệp tùy theo tình hình của từng địa phương, từng địa bàn chủ động có phương án phục hồi sản xuất. Trong đó có các giải pháp giãn cách, kiểm soát F0.

Ông nói, tuyệt đối an toàn có nghĩa là không để các ổ dịch phát sinh trong các khu công nghiệp. Khi phát hiện phải bóc tách luôn F0, kiểm soát F1, F2 và vẫn cho sản xuất bình thường, tránh tình trạng khi có F0 tại 1 xưởng thì dừng toàn bộ sản xuất nhà máy. Doanh nghiệp phải xây dựng phương án sản xuất trong điều kiện có dịch bệnh.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ, trong điều kiện hiện nay, chúng ta có điều kiện hơn thúc đẩy tiêm đủ 2 mũi vaccine. Có vùng xanh, tuyến xanh... thì phải có hướng dẫn khu sản xuất xanh. Phục hồi sản xuất bao gồm cả lưu thông hàng hoá, công nhân đi lại. Vai trò địa phương là cực kỳ quan trọng.

Liên quan tới vấn đề sản xuất “3 tại chỗ”, các địa phương cần tính toán. Kết hợp phát huy tại chỗ nhưng nếu có vùng xanh thì để công nhân về nhà.  Đảm bảo yêu cầu sản xuất nhưng không để ổ dịch bùng phát trong khu công nghiệp, muốn vậy phải tăng cường xét nghiệm.

Phó Thủ tướng giao Bộ KHĐT chủ động tổng hợp, nắm bắt khó khăn, vướng mắc của người dân và doanh nghiệp để đề xuất, kịp thời giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách, nhất là trong thu hút đầu tư. Bộ Y tế nghiên cứu đề xuất thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh việc tiêm đủ liều vaccine cho người lao động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp để duy trì trạng thái sản xuất bình thường mới.

Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng phương án, hướng dẫn tổ chức giao thông phù hợp với diễn biến dịch bệnh, đảm bảo lưu thông hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất. Các doanh nghiệp cần khẩn trương xây dựng phương án phục hồi, trở lại sản xuất kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phó Thủ tướng yêu cầu, các bộ ngành liên quan phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ mọi khó khăn, tạo điều kiện tối đa nhất cho phục hồi sản xuất.

TRẦN VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Số lượng tiêm vaccine COVID-19 tại TPHCM liên tục giảm, chưa đạt kế hoạch

Tuệ Nhi |

Số liệu tiêm vaccine của thành phố đang giảm dần trong những ngày gần đây. Kết quả vừa qua chưa đạt so với kế hoạch chiến dịch tiêm chủng cao điểm vaccine COVID-19 tại TPHCM với mục tiêu đến hết ngày 15.9 sẽ đạt 1.806.000 liều.

Thêm 100.000 người Đà Nẵng được tiêm vaccine COVID-19 trong tháng 9

THUỲ TRANG |

Sở Y tế TP.Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch tiêm vaccine COVID-19, cho 100.000 người trong tháng 9.

Ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho công nhân để phục hồi sản xuất

Đỗ Phương |

Công nhân trong các khu công nghiệp, kể cả khu phong toả ở Hà Nội được tiếp cận tiêm vaccine COVID-19 dễ dàng. Đến nay cơ bản người lao động trong các khu công nghiệp - chế xuất tại Hà Nội đã tiêm hoàn thành mũi 1 và đang chờ tiêm mũi 2 vaccine COVID-19. Trong khi đó, tổng số NLĐ các KCX-KCN tại TPHCM đã được tiêm mũi 1 vaccine COVID-19 là gần 268.000 người (tỉ lệ 93%); số người đã tiêm mũi 2 là hơn 93.600 người (tỉ lệ 32,4%). Việc ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho công nhân cần được đẩy nhanh để phục hồi sản xuất.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho hơn 500 công nhân lao động

Trang Nhung |

Căn cứ đề nghị của Liên đoàn Lao động thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 Thành phố Việt Trì đã tổ chức điểm tiêm chủng lưu động cho 504 công nhân lao động Công ty TNHH  Teijin Frontier Shonai.

Nghệ An tiêm vaccine cho 4.000 giáo viên, công nhân viên

QUANG ĐẠI |

Khoảng 4.000 giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục trên địa bàn huyện Diễn Châu (Nghệ An) được  tiêm vaccine trong 1 ngày.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Số lượng tiêm vaccine COVID-19 tại TPHCM liên tục giảm, chưa đạt kế hoạch

Tuệ Nhi |

Số liệu tiêm vaccine của thành phố đang giảm dần trong những ngày gần đây. Kết quả vừa qua chưa đạt so với kế hoạch chiến dịch tiêm chủng cao điểm vaccine COVID-19 tại TPHCM với mục tiêu đến hết ngày 15.9 sẽ đạt 1.806.000 liều.

Thêm 100.000 người Đà Nẵng được tiêm vaccine COVID-19 trong tháng 9

THUỲ TRANG |

Sở Y tế TP.Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch tiêm vaccine COVID-19, cho 100.000 người trong tháng 9.

Ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho công nhân để phục hồi sản xuất

Đỗ Phương |

Công nhân trong các khu công nghiệp, kể cả khu phong toả ở Hà Nội được tiếp cận tiêm vaccine COVID-19 dễ dàng. Đến nay cơ bản người lao động trong các khu công nghiệp - chế xuất tại Hà Nội đã tiêm hoàn thành mũi 1 và đang chờ tiêm mũi 2 vaccine COVID-19. Trong khi đó, tổng số NLĐ các KCX-KCN tại TPHCM đã được tiêm mũi 1 vaccine COVID-19 là gần 268.000 người (tỉ lệ 93%); số người đã tiêm mũi 2 là hơn 93.600 người (tỉ lệ 32,4%). Việc ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho công nhân cần được đẩy nhanh để phục hồi sản xuất.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho hơn 500 công nhân lao động

Trang Nhung |

Căn cứ đề nghị của Liên đoàn Lao động thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 Thành phố Việt Trì đã tổ chức điểm tiêm chủng lưu động cho 504 công nhân lao động Công ty TNHH  Teijin Frontier Shonai.

Nghệ An tiêm vaccine cho 4.000 giáo viên, công nhân viên

QUANG ĐẠI |

Khoảng 4.000 giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục trên địa bàn huyện Diễn Châu (Nghệ An) được  tiêm vaccine trong 1 ngày.