Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng

Vương Trần |

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) trong phiên làm việc sáng nay (9.12).

Pháp lệnh gồm 7 chương, 58 điều quy định về đối tượng, phạm vi, điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ; nguồn lực thực hiện; quản lý nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.

Trước khi Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua, bà Nguyễn Thuý Anh – Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình. Báo cáo nêu rõ, tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định về các trường hợp được công nhận liệt sĩ đã được chỉnh lý nhằm bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với thực tế, bối cảnh của thời bình, tôn vinh xứng đáng đối với người có công. Dự thảo Pháp lệnh được chỉnh lý đã quy định khái quát về các trường hợp và giao Chính phủ quy định chi tiết.

Cụ thể, đối với trường hợp “Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm trong đấu tranh phòng chống tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự”, Dự thảo Pháp lệnh đã bỏ “phòng” trong “phòng, chống tội phạm” và chỉnh lý thành hai điểm để phân biệt đấu tranh chống tội phạm của người được giao nhiệm vụ và người không được giao nhiệm vụ.

Đối với người được giao nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm, Dự thảo bỏ quy định điều kiện “dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm” với các lý do sau: Kế thừa quy định của Pháp lệnh hiện hành (chỉ quy định “đấu tranh chống tội phạm”, không quy định điều kiện “dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm” trong đấu tranh chống tội phạm) và nếu quy định phải có các yếu tố “dũng cảm”, “cấp bách, nguy hiểm” thì chưa phù hợp với thực tiễn công tác của lực lượng công an trên mặt trận đấu tranh chống tội phạm, có các trường hợp không có các yếu tố này nhưng có tính chất bất ngờ dẫn đến nguy hiểm tính mạng của cán bộ, chiến sĩ công an.

Đồng thời, dự thảo đã bổ sung điều kiện “Trực tiếp làm nhiệm vụ”, cùng với việc bổ sung các trường hợp không được xem xét công nhận người có công (tại Điều 53) bảo đảm chặt chẽ hơn so với quy định hiện hành, phù hợp với thực tiễn đấu tranh chống tội phạm của lực lượng chuyên trách.

Đối với các trường hợp “Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện hoặc diễn tập chiến đấu phục vụ quốc phòng an ninh có tính chất nguy hiểm”; “Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao”, Dự thảo Pháp lệnh đã được chỉnh lý như sau: “Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm”.

Đối với trường hợp “Do vết thương tái phát dẫn đến tử vong” đối với thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, Dự thảo đã được chỉnh lý bảo đảm chặt chẽ hơn, bổ sung cụm từ “là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong” sau cụm từ “Do vết thương tái phát”.

Dự thảo Pháp lệnh đã bổ sung để giữ lại quy định hiện hành trường hợp công nhận liệt sĩ khi làm nghĩa vụ quốc tế.

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.7.2021, thay thế Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Quốc hội dự Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ

Theo báo Nhân dân |

Ngày 7.12, HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016-2021 đã khai mạc Kỳ họp thứ 11. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự lễ khai mạc.

Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định thành lập 2 thành phố

Xuân Hải |

Tại phiên họp 51, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TPHCM; xem xét, quyết định việc thành lập thành phố Phú Quốc và các phường thuộc thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Phó Chủ tịch Quốc hội: Đề nghị Hà Nội triển khai xử lý ùn tắc giao thông

Phạm Đông |

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị Hà Nội triển khai các giải pháp để xử lý những vấn đề nổi cộm, được quan tâm nhất hiện nay là ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chủ tịch Quốc hội dự Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ

Theo báo Nhân dân |

Ngày 7.12, HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016-2021 đã khai mạc Kỳ họp thứ 11. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự lễ khai mạc.

Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định thành lập 2 thành phố

Xuân Hải |

Tại phiên họp 51, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TPHCM; xem xét, quyết định việc thành lập thành phố Phú Quốc và các phường thuộc thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Phó Chủ tịch Quốc hội: Đề nghị Hà Nội triển khai xử lý ùn tắc giao thông

Phạm Đông |

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị Hà Nội triển khai các giải pháp để xử lý những vấn đề nổi cộm, được quan tâm nhất hiện nay là ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông.