Thương hiệu quốc gia Việt Nam thăng hạng nhanh nhất thế giới

Hải Anh |

Theo báo cáo Thương hiệu Quốc gia năm 2020 (Nation Brands 2020) của hãng định giá thương hiệu Anh Brand Finance, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng nhanh nhất thế giới trong năm 2020, với mức tăng ấn tượng 29%.

Đi ngược xu hướng toàn cầu

Hãng định giá thương hiệu của Anh nhận định, Việt Nam nổi lên là “thiên đường” cho sản xuất tại Đông Nam Á, đi ngược xu hướng sụt giảm trên toàn cầu do đại dịch COVID-19, với giá trị thương hiệu quốc gia tăng 29% so với năm ngoái.

Năm 2019, thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 247 tỉ USD (tăng 12 tỉ USD, tương đương 5,4% so với con số 235 tỉ USD năm 2018) và xếp hạng thứ 42. Như vậy, với việc giá trị thương hiệu tăng vọt lên 319 tỉ USD trong năm 2020, Việt Nam đã tăng hạng 9 bậc lên vị trí thứ 33 trong top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới.

Theo đó, bất chấp xu hướng toàn cầu, Việt Nam có thương hiệu quốc gia “thăng hạng” nhanh nhất trong bảng xếp hạng năm nay, với giá trị thương hiệu tăng vọt lên 319 tỉ USD.

“Việt Nam ghi nhận số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở mức thấp đáng kinh ngạc. Việt Nam đã nổi lên như điểm đến hàng đầu tại Đông Nam Á cho hoạt động sản xuất, và ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư Mỹ, đang tìm cách chuyển địa điểm sản xuất khỏi Trung Quốc” - theo báo cáo. Báo cáo cũng nhấn mạnh, “các hiệp định thương mại mới ký kết với Liên minh Châu Âu (EU) cũng góp phần nâng tầm vị thế của Việt Nam”.

Theo Brand Finance, năm 2020 đã đặt ra cho các quốc gia trên thế giới một phép thử - từ tác động của đại dịch COVID-19 tới dự báo GDP của các quốc gia, tỉ lệ lạm phát và gây bất ổn kinh tế trên toàn cầu cũng như giảm triển vọng về dài hạn. Hãng này ước tính giá trị thương hiệu của 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới mất tới 13,1 nghìn tỉ USD trong năm nay khi hầu hết các quốc gia đều cảm nhận rõ những tác động của cuộc khủng hoảng y tế tới mọi khía cạnh của nền kinh tế. Giá trị của top 100 giảm từ 98 nghìn tỉ USD năm 2019 xuống còn 84,9 nghìn tỉ USD trong năm 2020.

Ông David Haigh, CEO của Brand Finance nhận định, xu hướng giảm của gần như tất cả các thương hiệu quốc gia có giá trị nhất trên thế giới là không bất ngờ với những gì diễn ra trong năm 2020 khi đại dịch COVID-19 góp phần vào sự gia tăng gần đây của chủ nghĩa bảo hộ.

Trong năm 2020, Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới với giá trị lần lượt là 23,7 nghìn tỉ USD và 18,8 nghìn tỉ USD. Tuy nhiên, Trung Quốc đang cho thấy nỗ lực thu hẹp cách biệt với Mỹ.

Brand Finance cho hay, top 10 thương hiệu quốc gia giá trị nhất ghi nhận mức giảm giá trị thương hiệu trung bình 14% do tác động của đại dịch COVID-19. Tiếp sau Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản thăng hạng từ vị trí thứ 4 năm 2019 lên vị trí thứ 3 trong năm nay dù giá trị thương hiệu giảm nhẹ 6% xuống còn 4,3 nghìn tỉ USD. Trong khi đó, Ireland là quốc gia duy nhất trong top 20 có giá trị thương hiệu tăng 11% lên 670 tỉ USD nhờ xuất khẩu và chi tiêu tiêu dùng trong nước.

Ngược lại, Argentina là quốc gia có giá trị thương hiệu giảm mạnh nhất, giảm tới 57% xuống còn 157 tỉ USD trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận hơn 1 triệu ca nhiễm COVID-19.

Thúc đẩy giá trị Việt Nam

Trong báo cáo Thương hiệu Quốc gia năm 2020, đánh giá về National quality mark (Nhãn hiệu chất lượng quốc gia) năm 2020, ông Samir Dixit - Giám đốc điều hành Brand Finance Châu Á Thái Bình Dương chỉ ra, mỗi quốc gia đều hướng tới mục tiêu thúc đẩy một số hình thức lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của mỗi nước thông qua hình ảnh thương hiệu của đất nước. Trong đó, một số quốc gia sử dụng quảng cáo du lịch, một số chiến dịch FDI và một số sự kiện toàn cầu như Olympic.. Ông chỉ rõ, qua những nỗ lực của một chương trình nhãn hiệu quốc gia được gọi là “Giá trị Việt Nam”, ngành thực phẩm chế biến của Việt Nam hiện đóng góp lên tới 17 tỉ USD cho xuất khẩu của đất nước. Ngành công nghiệp may mặc đóng góp 22 tỉ USD cho xuất khẩu của Việt Nam.

“Những đóng góp kinh tế này quan trọng cho tăng trưởng chung của Việt Nam và sẽ không thể đạt được nếu không có nỗ lực chung của chính phủ Việt Nam. Một nhãn hiệu chất lượng quốc gia được quản lý tốt là chìa khóa cho thương hiệu quốc gia thành công và làm đúng có thể mang lại lợi ích to lớn” - ông Samir Dixit nhận định.

Cũng trong báo cáo của Brand Finance, trong phần Chỉ số Quyền lực mềm Toàn cầu 2020 (Global Soft Power Index 2020), hãng định giá thương hiệu Anh đánh giá Việt Nam ở vị trí thứ 50, đạt 31,3/100 điểm.

Brand Finance cũng lưu ý, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp đang tìm kiếm sự ổn định tại các thị trường có thể ứng phó thành công với cuộc khủng hoảng y tế. Thêm vào đó, top 5 quốc gia ở hạng mục “Nền kinh tế mạnh mẽ và ổn định” (Strong and stable economy) đều dược dự báo sẽ giảm sản lượng kinh tế trong năm 2020, giảm mạnh từ 5-7%.

“Đây là cơ hội cho những quốc gia như Việt Nam, những quốc gia đã xử lý tốt cuộc khủng hoảng và kết quả là đã bảo vệ được nền kinh tế của mình, ở một mức độ nào đó, để xây dựng sức mạnh mềm của quốc gia trong lĩnh vực này” - báo cáo nêu rõ.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Thương hiệu Việt đang ở đâu trên thị trường quốc tế?

CAO NGUYÊN |

Ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) Việt Nam đã trải qua 17 năm triển khai chương trình thương hiệu quốc gia và cũng gặt hái nhiều thành tích đáng kể. Tuy nhiên, đâu đó các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được rõ ràng vai trò của thương hiệu quốc gia.

Vietjet, Viettel vào Top 50 Thương hiệu dẫn đầu 2020 do Forbes bình chọn

Minh Minh |

Hãng hàng không thế hệ mới Vietjet được vinh danh lần thứ 5 liên tiếp vào Top 50 Thương hiệu Việt Nam Dẫn đầu với giá trị thương hiệu đạt 108,9 triệu USD, gần gấp đôi so với giá trị thương hiệu được công bố khi Forbes bắt đầu tiến hành xếp hạng lần đầu tiên vào năm 2016 (63,4 triệu USD).

“Your Brand Talks - Hãy để thương hiệu của bạn cất lời”

T.Hương |

“Your Brand Talks - Hãy để thương hiệu của bạn cất lời” của tác giả Lê Mai Anh (Phương Nam Book và NXB Thế giới liên kết xuất bản) sẽ giúp bạn đọc nhận thức rõ giá trị cốt lõi của bản thân, từ đó biết cách thể hiện tốt nhất ưu điểm của mình.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Thương hiệu Việt đang ở đâu trên thị trường quốc tế?

CAO NGUYÊN |

Ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) Việt Nam đã trải qua 17 năm triển khai chương trình thương hiệu quốc gia và cũng gặt hái nhiều thành tích đáng kể. Tuy nhiên, đâu đó các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được rõ ràng vai trò của thương hiệu quốc gia.

Vietjet, Viettel vào Top 50 Thương hiệu dẫn đầu 2020 do Forbes bình chọn

Minh Minh |

Hãng hàng không thế hệ mới Vietjet được vinh danh lần thứ 5 liên tiếp vào Top 50 Thương hiệu Việt Nam Dẫn đầu với giá trị thương hiệu đạt 108,9 triệu USD, gần gấp đôi so với giá trị thương hiệu được công bố khi Forbes bắt đầu tiến hành xếp hạng lần đầu tiên vào năm 2016 (63,4 triệu USD).

“Your Brand Talks - Hãy để thương hiệu của bạn cất lời”

T.Hương |

“Your Brand Talks - Hãy để thương hiệu của bạn cất lời” của tác giả Lê Mai Anh (Phương Nam Book và NXB Thế giới liên kết xuất bản) sẽ giúp bạn đọc nhận thức rõ giá trị cốt lõi của bản thân, từ đó biết cách thể hiện tốt nhất ưu điểm của mình.