Thực trạng "có tiền không tiêu được" phổ biến ở trung ương và địa phương

PHẠM ĐÔNG |

Theo Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng, thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” vẫn phổ biến đối với các dự án cả ở trung ương và địa phương, tạo ra những hệ lụy dây chuyền, ảnh hưởng trực tiếp đến động lực đầu tư.

Ngân hàng SCB phải đưa vào diện kiểm soát đặc biệt

Sáng 19.9, phát biểu tại diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng - cho biết, giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn là tiền đề và là điều kiện quan trọng để nền kinh tế Việt Nam bảo vệ được những thành quả phát triển, tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực tăng trưởng bền vững.

Thanh khoản thị trường tiền tệ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ngân hàng SCB phải đưa vào diện kiểm soát đặc biệt… đã ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, gây ra nguy cơ rủi ro hệ thống không nhỏ cho nền kinh tế vừa mới phục hồi mong manh.

Để xác định kịch bản tăng trưởng trong thời gian tới, ông Nguyễn Xuân Thắng đề nghị làm rõ nhiều vấn đề.

Thứ nhất, đánh giá đầy đủ và chủ động khôi phục tiêu dùng trong nước. Ngay cả khi đại dịch đã đi qua, đời sống của một bộ phận người dân vẫn còn rất khó khăn, nhất là khi công nhân tiếp tục bị cắt giảm việc làm và người dân tại các vùng miền chịu tác động của tình hình thời tiết cực đoan, thiên tai, bão lũ phức tạp, có nguy cơ bị trắng tay.

Ông Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, thực tiễn cho thấy, cuối cùng là niềm tin chứ không phải các quy định hành chính mới quyết định khả năng kiểm soát rủi ro và ổn định thị trường trong những thời điểm nhạy cảm của hệ thống tài chính - ngân hàng.

Để có các chính sách phù hợp, phân loại rõ đối tượng, xác lập hoạt động cần hạn chế hay khuyến khích, điều hành thống nhất thay vì thay đổi giật cục, hoặc áp dụng một chính sách chung cho tất cả, không rõ đối tượng, thiếu tính cụ thể, thậm chí chỉ như một lời khuyến cáo.

Việc làm trong sạch thị trường cần đi đôi với tạo lập môi trường thuận lợi, công bằng để khuyến khích mọi chủ thể kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh.

Dư địa để điều hành chính sách tiền tệ không còn nhiều

Thứ hai, khôi phục dòng vốn đầu tư. Trong nửa đầu năm 2023, quy mô vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế đều tăng, song vốn đầu tư công tăng mạnh nhất, còn vốn đầu tư của khu vực FDI và khu vực kinh tế ngoài nhà nước có mức tăng trưởng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông Thắng, tình hình giải ngân vốn đầu tư công tuy được cải thiện ít nhiều nhưng còn rất chậm, thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” vẫn phổ biến đối với các dự án cả ở trung ương và địa phương, tạo ra những hệ luỵ dây chuyền, ảnh hưởng trực tiếp đến động lực đầu tư của khu vực tư nhân.

"Chính sách tiền tệ có những giới hạn của nó, càng không được lạm dụng khi dư địa để điều hành chính sách tiền tệ không còn nhiều. Nhất là khi mặt bằng lãi suất không còn là cứu cánh cho doanh nghiệp đã không còn đủ sức khỏe và không có nhu cầu vay vốn đầu tư do không tìm được thị trường đầu ra cho sản xuất kinh doanh", ông Thắng chỉ rõ.

Ông Thắng cho rằng điều này đòi hỏi phải chuyển hướng tập trung ưu tiên chính sách tài khóa, kết hợp triển khai chính sách tiền tệ và tài khóa một cách đồng bộ, nhưng có trọng tâm, trọng điểm.

Thứ ba, tháo gỡ những khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trải qua gần ba năm cầm cự, chống chọi với đại dịch, nguồn lực của các doanh nghiệp đã bị suy kiệt, lại thêm những biến cố gần đây trên thị trường tiếp tục bào mòn niềm tin, tinh thần và ý chí sản xuất, kinh doanh.

Ông Thắng chỉ rõ, ở đây, có hai vấn đề được đặt ra: một mặt, cần thống nhất cách hiểu và quy trình để hạn chế sự tùy tiện trong thực thi, tạo thuận lợi không chỉ cho doanh nghiệp mà cho cả cán bộ, công chức giải quyết thủ tục hành chính.

Mặt khác, cần làm rõ nguyên nhân và có giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm dẫn đến sự chậm trễ trong thực thi công vụ.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Khơi thông nguồn lực, kiến tạo các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

PHẠM ĐÔNG |

Diễn đàn Kinh tế - xã hội 2023 sẽ tập trung trao đổi, phát hiện, đề xuất các dư địa, tiềm năng phát triển; đồng thời đề xuất các giải pháp, chính sách để khơi thông nguồn lực, kiến tạo các động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với thách thức, vấn đề mới phát sinh, tận dụng cơ hội mới.

Ngân hàng có tiền nhưng theo cơ chế không thể cho doanh nghiệp vay

NHÓM PV |

Tiếp tục kỳ họp thứ 5, chiều 10.6, Quốc hội thảo luận toàn thể ở hội trường về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

1 triệu tỉ gửi ngân hàng như tay trái đi vay, tay phải có tiền không tiêu

NHÓM PV |

Theo đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, các quỹ trong ngân sách cần được sử dụng hiệu quả, không nên để tồn đọng. Cần sử dụng các chính sách một cách linh hoạt nhất, tránh hiện tượng bên tay trái đi vay, bên tay phải có tiền không dám sử dụng.

Kẻ nghi bắt cóc, sát hại bé 2 tuổi đòi gia đình nạn nhân 1,5 tỉ đồng tiền chuộc

Vĩnh Hoàng |

Sau khi bị bắt cóc, gia đình cháu bé 2 tuổi bị đối tượng yêu cầu đưa 1,5 tỉ đồng để chuộc người.

Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc về Bạc Liêu sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Đó là một trong những nội dung Nghị quyết HĐND tỉnh Bạc Liêu về thu hút thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vừa được thông qua.

Du khách “phải lòng” mùa thu Hà Nội với những trải nghiệm độc đáo

Linh Trang - Vũ Linh |

Trời thu mát mẻ thôi thúc nhiều du khách đến với Thủ đô. Ngắm nhìn những nét đẹp dịu dàng trên từng góc phố, thưởng thức những món ăn mộc mạc, không chỉ khiến người dân Thủ đô mà cả những người khách thập phương cũng đem lòng yêu mùa thu Hà Nội.

Đến spa chui tiêm filler khử thâm, nữ bệnh nhân bị tiêm oxy già vào mắt

THOA DƯƠNG |

Mới đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận trường hợp nữ bệnh nhân bị chủ spa "chui" tiêm oxy già vào mắt khi sử dụng dịch vụ tiêm filler trị thâm. Tính đến thời điểm hiện tại, các bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vẫn đang nỗ lực chữa trị nhưng chưa tìm được phương pháp xử lý biến chứng phù hợp.

Diễn biến vụ án Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm

Anh Tú |

TPHCM - Sau 4 lần bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung, ngày mai 21.9, TAND TPHCM sẽ mở phiên xét xử đối với bị cáo Nguyễn Phương Hằng (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam) cùng 4 đồng phạm, về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Khơi thông nguồn lực, kiến tạo các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

PHẠM ĐÔNG |

Diễn đàn Kinh tế - xã hội 2023 sẽ tập trung trao đổi, phát hiện, đề xuất các dư địa, tiềm năng phát triển; đồng thời đề xuất các giải pháp, chính sách để khơi thông nguồn lực, kiến tạo các động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với thách thức, vấn đề mới phát sinh, tận dụng cơ hội mới.

Ngân hàng có tiền nhưng theo cơ chế không thể cho doanh nghiệp vay

NHÓM PV |

Tiếp tục kỳ họp thứ 5, chiều 10.6, Quốc hội thảo luận toàn thể ở hội trường về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

1 triệu tỉ gửi ngân hàng như tay trái đi vay, tay phải có tiền không tiêu

NHÓM PV |

Theo đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, các quỹ trong ngân sách cần được sử dụng hiệu quả, không nên để tồn đọng. Cần sử dụng các chính sách một cách linh hoạt nhất, tránh hiện tượng bên tay trái đi vay, bên tay phải có tiền không dám sử dụng.