Thực thi EVFTA - những thách thức cho nông sản Việt

Phong Nguyễn |

Sau 8 năm kể từ ngày đầu tiên chính thức đàm phán, ngày 30.6.2019, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã được chính thức ký kết. Ngày 30.3.2020, Hiệp định EVFTA được Hội đồng châu Âu thông qua và ngày 8.6.2020, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Hiệp định này. Để triển khai thực thi EVFTA, ngay sau đó, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BCT quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA.

Văn bản pháp lý quan trọng thực thi quy tắc xuất xứ hàng hóa

Thông tư số 11/2020/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 1.8.2020. Với 5 Chương, 42 Điều và 8 Phụ lục ban hành kèm theo, Thông tư số 11/2020/TT-BCT quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA áp dụng với đối tượng là cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và thương nhân. Thông tư là văn bản pháp lý quan trọng hướng dẫn các cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi cũng như cộng đồng trong việc thực thi quy tắc xuất xứ hàng hóa tại Hiệp định EVFTA.

Theo  ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), để sớm nắm bắt và tận dụng cơ hội do Hiệp định EVFTA mang lại, doanh nghiệp cần phải có những hiểu biết đúng đắn về quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BCT để không bỡ ngỡ hay nhầm lẫn khi áp dụng.

Theo Bộ Công Thương, so với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đang tham gia, như các FTA của ASEAN với các nước đối tác hay các FTA song phương, quy tắc xuất xứ trong EVFTA có nhiều điểm mới và phức tạp hơn, cả về cách diễn đạt tiêu chí và các quy định kèm theo. Một số mặt hàng như dệt may, mực và bạch tuộc chế biến được phép cộng gộp xuất xứ với nguyên liệu từ nước không phải thành viên Hiệp định, cơ chế chứng nhận và xác minh xuất xứ hàng hóa xuất xứ, chia nhỏ hàng hóa ở nước thứ ba ngoài Hiệp định, điều khoản đặc biệt về lãnh thổ… được xem là những điểm mới trong Hiệp định EVFTA.

EVFTA mở ra thời kỳ thương mại mới, 2 bên đều có lợi

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, khi Hiệp định EVFTA được thực thi hiệu quả và thành công, sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên, đánh dấu cho giai đoạn mới trong hợp tác kinh tế thương mại quốc tế và gia tăng hợp tác giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi.

EU28 là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 2 thế giới (chiếm 14,9% tổng nhập khẩu toàn cầu). Do vậy, mặc dù là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của nước ta, nhưng ta mới chiếm thị phần khoảng 2% trong tổng nhập khẩu của EU, như vậy cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt là đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản còn rất lớn khi gần như thuế quan đã được giảm về 0% khi Hiệp định có hiệu lực.

Theo bà Phạm Thị Hồng Hạnh - Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NNPTNT), một số sản phẩm nông sản chủ lực được hưởng ưu đãi về thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực sẽ có lợi thế khi xuất  khẩu sang EU như: Sản phẩm trồng trọt, rau quả có 520/556 dòng thuế về 0%; 85,6% dòng thuế áp cho rau quả chế biến cũng về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực; càphê, hạt tiêu: 93% dòng thuế về 0%...

Doanh nghiệp Việt buộc phải “lớn nhanh” 

Theo Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nông, lâm, thủy sản nhập khẩu từ phía EU rất chặt chẽ. Dù Hiệp định EVFTA có ưu đãi với những quy định SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures: Biện pháp xác định các thành viên có thể hoặc không thể áp đặt các hạn chế như thế nào đối với những hàng hóa nhập khẩu nhất định nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người hoặc động vật từ những nguy cơ qua đường thực phẩm-PV) linh hoạt nhưng đa số ngành hàng nông sản của nước ta như hồ tiêu, chè, rau quả.v.v… vẫn vấp phải những hạn chế do thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, công tác thu hoạch bảo quản chưa tốt nên chất lượng còn hạn chế.

Thách thức gia tăng cạnh tranh với hàng nhập khẩu và khả năng bảo hộ sản phẩm trong nước, việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ tăng sức ép cạnh tranh cho nhà sản xuất trong nước, không chỉ về giá mà còn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm khiến ngành dự báo gặp bất lợi nhất là lĩnh vực chăn nuôi.

Thách thức đáp ứng quy tắc nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo quyền lợi hưởng ưu đãi: Một số ngành hàng hiện nay của Việt Nam có nguy cơ khó đáp ứng các quy định về xuất xứ. Ví dụ trong ngành hàng điều, EU có quy định tương đối chặt về nguồn gốc xuất xứ với hạt điều khi xem công đoạn gia công bóc vỏ hạt điều là chế biến giản đơn nên bắt buộc mặt hàng điều nhân của Việt Nam muốn đạt nguồn gốc xuất xứ phải chế biến từ nguồn điều nguyên liệu sản xuất trong nước.

Đối với thuỷ sản, EU vẫn đang áp “Thẻ vàng” - cảnh báo việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không quản lý và không khai báo đối với thuỷ hải sản xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU. Hiện EU tăng cường kiểm soát đối với thuỷ sản (100% các lô hàng thuỷ sản) và các nông sản khác (tăng tần suất kiểm tra) xuất khẩu sang thị trường EU, đã tạo ra những rào cản khó khăn trong việc tận dụng cơ hội từ EVFTA.

(TS Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản - Bộ NNPTNT)

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Thực thi EVFTA - Châu Âu cũng đón nhận nhiều cơ hội từ Việt Nam

Vũ Long |

Tham gia EVFTA, không chỉ riêng Việt nam có lợi, mà các nước thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) cũng đón nhận nhiều cơ hội từ Việt Nam.

Động thái quan trọng trước khi EVFTA chính thức có hiệu lực ngày 1.8

Thanh Hà |

Sau khi Việt Nam chính thức trao các công hàm thông báo quyết định phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA), hiệp định EVFTA sẽ có hiệu lực vào ngày 1.8.2020.

Việt Nam đã sẵn sàng triển khai EVFTA và EVIPA trên thực tế

Hải Anh |

Việt Nam đã sẵn sàng triển khai các hiệp định Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam – Liên minh Châu Âu trên thực tế.

Bất động sản Việt Nam chớp lấy cơ hội vàng trước Hiệp định EVFTA và EVIPA

Nguyễn Thu |

Ngày 8.6, Quốc hội tiến hành thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA – Hai văn kiện quan trọng này sẽ như tuyến đường cao tốc quy mô lớn hiện đại nối gần hơn nữa EU và Việt Nam, mở ra chân trời mới hợp tác rộng lớn, toàn diện và phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Thực thi EVFTA - Châu Âu cũng đón nhận nhiều cơ hội từ Việt Nam

Vũ Long |

Tham gia EVFTA, không chỉ riêng Việt nam có lợi, mà các nước thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) cũng đón nhận nhiều cơ hội từ Việt Nam.

Động thái quan trọng trước khi EVFTA chính thức có hiệu lực ngày 1.8

Thanh Hà |

Sau khi Việt Nam chính thức trao các công hàm thông báo quyết định phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA), hiệp định EVFTA sẽ có hiệu lực vào ngày 1.8.2020.

Việt Nam đã sẵn sàng triển khai EVFTA và EVIPA trên thực tế

Hải Anh |

Việt Nam đã sẵn sàng triển khai các hiệp định Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam – Liên minh Châu Âu trên thực tế.

Bất động sản Việt Nam chớp lấy cơ hội vàng trước Hiệp định EVFTA và EVIPA

Nguyễn Thu |

Ngày 8.6, Quốc hội tiến hành thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA – Hai văn kiện quan trọng này sẽ như tuyến đường cao tốc quy mô lớn hiện đại nối gần hơn nữa EU và Việt Nam, mở ra chân trời mới hợp tác rộng lớn, toàn diện và phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản.