Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:

Thực hiện các đột phá chiến lược là ưu tiên cao của Chính phủ

Đặng đông |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc tới việc thực hiện các đột phá chiến lược là ưu tiên cao trong chỉ đạo điều hành. Trong đó, đột phá quan trọng, mở đường là đột phá về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đột phá về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tấn công vào “điểm nghẽn” kéo dài, đột phá về kết cấu hạ tầng đồng bộ mang tính “dẫn dắt” cho thu hút đầu tư.

570 chuyến công tác “lên rừng, xuống biển”

Trình bày báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ 2016-2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, kế thừa thành tựu 35 năm đổi mới, thế và lực của đất nước ta ngày càng lớn mạnh. Từ kém phát triển, Việt Nam trở thành nước đang phát triển và có tên trong Nhóm 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất.

Thủ tướng nhắc lại câu tục ngữ “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, trong 5 năm qua nước ta đã đoàn kết khắc phục nhiều hạn chế, bất cập nội tại và đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Với phương châm “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên tất cả các lĩnh vực. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp.

Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, nước ta đã “chống dịch như chống giặc”, quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”: Vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân.

Một trong những điểm nổi bật của công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành vừa qua là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động, tích cực đổi mới, cải cách mạnh mẽ và quyết liệt hành động. Phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể kết hợp với đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu Chính phủ và từng thành viên trong giải quyết các công việc chung thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Với tinh thần bám sát thực tiễn, giai đoạn 2016 - 2020, lãnh đạo Chính phủ đã thực hiện 570 chuyến công tác “lên rừng, xuống biển” làm việc với địa phương, cơ quan, đơn vị cơ sở, chỉ đạo cụ thể, kịp thời tháo gỡ nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách.

Theo Thủ tướng, đột phá quan trọng, mở đường là đột phá về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài thảo luận tại các phiên họp thường kỳ, Chính phủ đã có thêm 7 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật. Chính phủ đã thành lập Tổ công tác để rà soát chồng chéo, mâu thuẫn trong các văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo Quốc hội. Đột phá về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tấn công vào “điểm nghẽn” kéo dài, Chính phủ luôn nỗ lực tháo gỡ bằng nhiều biện pháp, với đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực, giải quyết việc làm cho gần 8 triệu lao động, coi con người là trung tâm của sáng tạo.

Thủ tướng Chính phủ cũng cho rằng, đột phá về kết cấu hạ tầng đồng bộ đã mang tính “dẫn dắt” cho thu hút đầu tư, phát triển của các ngành, lĩnh vực, nâng cao chất lượng tăng trưởng. Lấy dẫn chứng về đột phá hạ tầng, Thủ tướng cho biết hiện đang đầu tư mới 654km đường bộ cao tốc Bắc - Nam, các tuyến cao tốc kết nối các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều công trình hạ tầng được hoàn thành, đưa vào sử dụng, tạo thêm năng lực, sức cạnh tranh và diện mạo mới cho đất nước.

Kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô

Chính phủ kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành. Nhờ đó, kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; lạm phát được kiểm soát. Nợ công giảm từ khoảng 64,5% GDP vào đầu nhiệm kỳ xuống còn 55,3% GDP và được cơ cấu lại bền vững, an toàn hơn, chuyển dần từ vay nước ngoài sang vay trong nước với kỳ hạn dài hơn và chi phí thấp hơn.

Ngoài ra, trong nhiệm kỳ qua và trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kịp thời chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm an sinh và trật tự an toàn xã hội, phục hồi kinh tế trong điều kiện “bình thường mới”.

Thủ tướng cho biết, phát triển giáo dục, văn hóa xã hội là phát huy sức mạnh “nội sinh” của quốc gia. Khi kinh tế càng phát triển thì chúng ta càng chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Chính sự năng động sáng tạo của người dân, doanh nghiệp là nguồn nội lực bền vững cho phát triển, đó phải chăng là vòng xoay thăng tiến của thịnh vượng, đúng với tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XIII về dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát và dân thụ hưởng.

Lạc quan về tương lai, Thủ tướng nhấn mạnh: “Trên con tàu tăng trưởng Việt Nam hướng tới chân trời mới, với cơ đồ mới về một nước Việt Nam hùng cường vào giữa thế kỷ 21 sẽ có mặt đủ mọi thành phần, từ công nông đến trí thức, doanh nhân, người dân, không ai bị bỏ lại phía sau và ai ai cũng được ‘thụ hưởng’ thành quả của đổi mới và phát triển”.

Nhiệm kỳ nhiều dấu ấn về sự năng động, quyết liệt, sáng tạo

Bên hành lang Quốc hội, trao đổi với Báo Lao Động, các đại biểu Quốc hội cho rằng nhiệm kỳ 2016-2020 của Quốc hội, cũng như nhiệm kỳ Chủ tịch Nước, Chính phủ đã để lại nhiều dấu ấn về sự năng động, quyết liệt, sáng tạo. Đặc biệt, trong năm cuối nhiệm kỳ, mặc dù đại dịch COVID-19 và thiên tai liên tiếp tác động nặng nề đến sự phát triển của đất nước, nhưng do phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự tham gia đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đất nước vẫn đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhiều dấu ấn nổi bật.

Theo Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang), các hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ vừa qua đã phát huy rất tốt vấn đề dân chủ, phát huy hết vai trò của từng đại biểu Quốc hội, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, vấn đề xây dựng luật và giám sát tối cao của Quốc hội.

Đại biểu cũng đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan tư pháp trong việc thực thi các nghị quyết của Quốc hội về giám sát, chất vấn trong nhiệm kỳ này. Những nội dung các đại biểu đặt ra tại các kỳ chất vấn, giám sát được đưa vào trong các nghị quyết đều là những vấn đề nổi cộm, và cơ bản được Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan tư pháp nỗ lực thực hiện. Mặc dù có những yếu tố khách quan, đặc biệt là trong bối cảnh chịu sự tác động của dịch bệnh làm cho tiến độ thực hiện trong một số lĩnh vực còn chậm nhưng có thể thấy, nhiều lĩnh vực đã có sự chuyển biển rõ nét, như nông nghiệp, viễn thông, nội vụ…

Còn Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình) cho rằng, ông ấn tượng về hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn, giám sát trực tiếp của Quốc hội trong nhiệm kỳ vừa qua. Đặc biệt, trong chất vấn và trả lời chất vấn đã có điểm thay đổi lớn. Số lượng chất vấn tăng lên, nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri được đưa ra ở nghị trường yêu cầu Thủ tướng Chính phủ, các bộ phải tập trung đưa ra giải pháp, sửa đổi, lời hứa thực hiện như thế nào trong thời gian tới.

“Nhiệm kỳ vừa qua từ Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch Nước luôn tạo những dấu ấn, có sự đổi mới, năng động, quyết liệt, sáng tạo trong điều hành, tạo được niềm tin cho người dân và mở rộng được quan hệ với các nước trên thế giới.

Đối với Chính phủ, tôi thấy điều gây ấn tượng nhất là mở rộng được quan hệ với các nước trong vấn đề xuất khẩu, nhập khẩu, thu hút đầu tư FDI, công nghệ kỹ thuật. Trong khi nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm do ảnh hưởng của COVID-19, thì nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng dương, thực hiện rất hiệu quả công tác phòng, chống dịch, được người dân trong nước và thế giới thán phục” - ông Phương nói.

Đặng đông
TIN LIÊN QUAN

Cách thức chất vấn "hỏi nhanh, đáp gọn" là dấu ấn của Quốc hội khoá XIV

Nhóm PV |

Sáng 24.3, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trình bày báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội.

Sáng nay (24.3), khai mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV

Phạm Đông |

Sáng nay (24.3), Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Chuyển đổi số, thực hiện các đột phá chiến lược để hiện đại hoá đất nước

Trà My |

Nghị quyết 52/NQ-TW của Bộ Chính trị đã thể hiện rõ trí tuệ, tầm nhìn, bản lĩnh, khát vọng, quyết tâm của toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc chủ động, tích cực tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việc xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số đã được triển khai bước đầu đạt kết quả tích cực.

U22 Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 32

TAM NGUYÊN |

U22 Việt Nam nên đón nhận quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi SEA Games 32 theo cách nào?

QL1 qua Phú Yên: Sửa chữa không triệt để, lưu thông bất an

Hoài Luân |

Dù đã được đơn vị thi công khắc phục trước Tết, thế nhưng đến nay, nhiều đoạn trên tuyến QL1 qua Phú Yên vẫn chưa được sửa chữa triệt để, khiến cho người tham gia giao thông cảm thấy lo lắng, bất an, đặc biệt là xe máy.

Hình tượng “Nhà hát Đó” ở Nha Trang gây tranh luận

Hữu Long |

Trên một số phương tiện truyền thông giới thiệu nhà hát mới xây ở Nha Trang có tên “Đó” như một biểu tượng về du lịch, văn hóa mới của địa phương. Nhiều tranh luận đã nổ ra ngay sau khi về ý nghĩa thực sự của nhà hát này.

Quyền Linh: Khán giả khiếu nại vì tưởng tôi PR cho hơn 100 sản phẩm giả mạo

ĐÔNG DU |

Trả lời phỏng vấn Lao Động, nghệ sĩ Quyền Linh nói suốt hơn 1 năm qua, anh bị hàng trăm người lợi dụng cắt ghép hình ảnh để PR cho sản 100 sản phẩm của họ nhằm trục lợi.

Hội nghị An ninh Munich: Ông Zelensky kêu gọi hỗ trợ Ukraina nhanh hơn

Thanh Hà |

Tại Hội nghị An ninh Munich, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh hỗ trợ nhanh hơn.

Cách thức chất vấn "hỏi nhanh, đáp gọn" là dấu ấn của Quốc hội khoá XIV

Nhóm PV |

Sáng 24.3, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trình bày báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội.

Sáng nay (24.3), khai mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV

Phạm Đông |

Sáng nay (24.3), Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Chuyển đổi số, thực hiện các đột phá chiến lược để hiện đại hoá đất nước

Trà My |

Nghị quyết 52/NQ-TW của Bộ Chính trị đã thể hiện rõ trí tuệ, tầm nhìn, bản lĩnh, khát vọng, quyết tâm của toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc chủ động, tích cực tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việc xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số đã được triển khai bước đầu đạt kết quả tích cực.