Thúc đẩy hợp tác kinh tế ở Biển Đông để phục hồi bền vững

Ngọc Vân |

Tranh chấp trên Biển Đông chưa được giải quyết sẽ là lực cản đối với việc hiện thực hoá chiến lược kinh tế biển xanh.

Tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông được tổ chức tại Đà Nẵng trong hai ngày 16-17.11.2022, các đại biểu thảo luận về những phát triển gần đây tại Biển Đông, trong đó có vấn đề có nước lợi dụng những quy định thiếu rõ ràng trong luật quốc tế và các phát triển của khoa học công nghệ để tiến hành các hoạt động ảnh hưởng tới quyền lợi của các quốc gia ven biển và trật tự trên Biển Đông.

Đánh giá về những thách thức mới với an ninh biển trong thời gian gần đây, nhiều học giả cho rằng biển không phải là không gian tách biệt mà có mối liên hệ mật thiết giữa các không gian khác như đất liền, vùng trời, đáy biển, vùng đất dưới đáy biển và kết nối cả với không gian phi truyền thống như không gian mạng và khoảng không vu trụ trong bối cảnh khoa học công nghệ và trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển.

Đây cũng là những điểm mà các quốc gia trong khu vực cần tính tới trong việc thúc đẩy hợp tác để xây dựng nhưng quy tắc đảm bảo an toàn, phòng chống đụng độ, từ đó đảm bảo an ninh và hoà bình trên biển.

Các đại biểu dự Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông. Ảnh: Bộ Ngoại giao
Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Để thúc đẩy hợp tác và phục hồi bền vững, các học giả đánh giá về triển vọng thúc đẩy hợp tác kinh tế biển xanh, nhiều ý kiến đều cho rằng kinh tế xanh/ kinh tế biển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sáng tạo, sử dụng tốt các nguồn tài nguyên, đối phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của nhiều quốc gia, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương.

Chính vì thế, các nước và các tổ chức quốc tế như EU, ASEAN đều ưu tiên phát triển hợp tác kinh tế biển xanh và hợp tác trên biển, đặc biệt trong bối cảnh sau đại dịch COVID-19 nằm thúc đẩy sự kết nối, đảm bảo chuỗi cung ứng và hồi phục nền kinh tế.

Một số đại biểu chia sẻ trong quá trình hợp tác triển khai phát triển kinh tế biển xanh, ASEAN và các đối tác cũng sẽ phải đối mặt với một số khó khăn như sự thiếu hụt khuôn khổ nền tảng, thiếu nguồn lực tài chính. Trong đó, tình hình tranh chấp trên Biển Đông chưa được giải quyết cũng sẽ là lực cản đối với việc hiện thực hoá chiến lược kinh tế biển xanh.

Do đó, nhiều ý kiến cho rằng để giải quyết các khó khăn, các bên cần tận dụng thế mạnh để thúc đẩy hợp tác kinh tế và khuyến khích sự tham gia theo mô hình xã hội hoá với sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp công và tư nhân.

Các đại biểu cũng bày tỏ quan tâm thảo luận về nội dung thương mại bền vững, chuỗi cung ứng, phục hồi kinh tế, phát triển. Các biến động lớn trên thế giới trong những năm qua như cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc, đại dịch COVID-19 và xung đột quân sự Nga-Ukraina, đã có tác động sâu rộng tới kinh tế toàn cầu trong nhiều lĩnh vực cụ thể như vận tải đường biển và chuỗi cung ứng bán dẫn.

Để vượt qua các thách thức này, các đại biểu cho rằng các quốc gia và khu vực cần tăng cường tự chủ và độc lập, đa dạng chuỗi cung ứng, tăng cường dịch vụ cảng biển, vận tải biển, mở rộng hợp tác để giảm thiểu tác động của sự gián đoạn nguồn cung vật liệu thô, bán dẫn, các khoáng chất quan trọng và công nghệ xanh và sạch.

Ngày 17.11, phát biểu bế mạc tại hội thảo, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung đánh giá cao sự tham gia tích cực và nhiệt tình của các đại biểu trực tuyến và trực tiếp và chất lượng của các phiên thảo luận.

Ảnh: Bộ Ngoại giao
Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Qua 2 ngày hội thảo, 8 phiên thảo luận, 1 phiên dẫn đề, gần 40 bài tham luận và hơn 160 ý kiến bình luận, câu hỏi trao đổi tại hội thảo đã cho thấy Biển Đông không phải là vùng biển đóng kín mà đóng vai trò trung tâm, kết nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Biển Đông đang đối mặt với nhiều biến chuyển và nhiều thách thức từ tình hình chung của thế giới và khu vực. Tuy nhiên, bà Phạm Lan Dung nhận định, bên cạnh các thách thức, vẫn có thể thấy được những tín hiệu tích cực và tiếp thu các ý tưởng và đề xuất có giá trị để đối phó với những khó khăn thách thức.

Trong thời gian tới, cộng đồng khu vực và quốc tế cần tiếp tục cam kết với luật pháp quốc tế và việc đảm bảo thượng tôn pháp luật, tin tưởng vào các kênh hợp tác đa phương, linh hoạt, sáng tạo trong các cơ chế hợp tác trên các lĩnh vực và không gian khác nhau để xây dựng Biển Đông thành một vùng biển hoà bình, giúp các quốc gia tập trung phục hồi bền vững.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Biển Đông hoà bình là điều kiện tiên quyết để phục hồi bền vững sau dịch

Khánh Minh |

Việc duy trì trật tự trên biển với sự tuân thủ, tin tưởng và hợp tác, hơn bao giờ hết, là điều cần thiết để đảm bảo cho sự phục hồi bền vững sau đại dịch.

ASEAN -Trung Quốc hoàn tất dự thảo đầu tiên Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông

Thanh Hà |

ASEAN và Trung Quốc bày tỏ mong muốn sớm hoàn thành vòng rà soát thứ hai văn bản đàm phán đơn nhất dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Việt Nam khuyến khích ASEAN kiên trì lập trường chung về Biển Đông

Song Minh |

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khuyến khích các nước ASEAN kiên trì lập trường chung về Biển Đông, phấn đấu duy trì môi trường thuận lợi cho bộ Quy tắc Ứng xử COC hiệu lực và hiệu quả.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Biển Đông hoà bình là điều kiện tiên quyết để phục hồi bền vững sau dịch

Khánh Minh |

Việc duy trì trật tự trên biển với sự tuân thủ, tin tưởng và hợp tác, hơn bao giờ hết, là điều cần thiết để đảm bảo cho sự phục hồi bền vững sau đại dịch.

ASEAN -Trung Quốc hoàn tất dự thảo đầu tiên Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông

Thanh Hà |

ASEAN và Trung Quốc bày tỏ mong muốn sớm hoàn thành vòng rà soát thứ hai văn bản đàm phán đơn nhất dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Việt Nam khuyến khích ASEAN kiên trì lập trường chung về Biển Đông

Song Minh |

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khuyến khích các nước ASEAN kiên trì lập trường chung về Biển Đông, phấn đấu duy trì môi trường thuận lợi cho bộ Quy tắc Ứng xử COC hiệu lực và hiệu quả.