Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kiến nghị 2 phương pháp điều trị COVID-19

Vương Trần |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế nghiên cứu kiến nghị 2 phương pháp điều trị cho người mắc COVID-19 của GS Nguyễn Thanh Liêm.

Ngày 20.9, thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế nghiên cứu kiến nghị 2 phương pháp điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 của Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương để có phương án tổ chức thực hiện cho phù hợp.

Theo Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, để góp phần giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân COVID-19, ông đề xuất 2 phương pháp điều trị mới mà thế giới đã áp dụng thành công.

Thứ nhất, truyền huyết tương có chứa kháng thể chống virus SARS-CoV-2 của những người mắc bệnh đã hồi phục cho các bệnh nhân có nguy cơ chuyển nặng. Đây là phương pháp không mới, đã được áp dụng cho nhiều vụ dịch trên thế giới.

Trong đại dịch COVID-19, nhiều nơi trên thế giới đã áp dụng phương pháp này và góp phần giảm tỷ lệ tử vong. Nghiên cứu gần đây rất đáng chú ý của Libster và cộng sự đăng trên tạp chí y học có uy tín New England Journal of Medicine cho thấy, truyền plasma của người bệnh đã hồi phục làm giảm tỷ lệ bệnh nhân bị suy hô hấp và làm giảm tỷ lệ tử vong.

Hai điểm cần nhấn mạnh trong nghiên cứu này là họ đã truyền huyết tương cho bệnh nhân rất sớm trong vòng 72 giờ từ khi có triệu chứng và chỉ truyền huyết tương có hiệu giá kháng thể chống lại virus cao. Mặc dù đối tượng truyền là những người từ 65 tuổi trở lên, có bệnh nền, nhưng không có bệnh nhân nào có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Thu huyết tương từ người cho tặng về nguyên tắc giống như thu nhận máu từ những người hiến máu. Phương pháp dễ thực hiện, chi phí thấp, Bộ Y tế nên chỉ đạo Bệnh viện Huyết học TPHCM và Viện Huyết học truyền máu Trung ương lập sớm ngân hàng huyết tương có kháng thể chống virus để sử dụng cho người bệnh có nguy cơ cao.

Thứ hai, truyền tế bào gốc trung mô từ dây rốn sớm cho các bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp để ngăn chặn cơn bão Cytokine - nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bệnh nhân suy hô hấp.

Phương pháp này đã được sử dụng cho suy hô hấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với các bệnh nhân COVID-19, một số nghiên cứu cho thấy, truyền tế bào gốc có thể làm tăng tỉ lệ sống gấp 2,5 lần so với nhóm không truyền. Hiện nay, Việt Nam đã làm chủ công nghệ sản xuất tế bào gốc trung mô với số lượng lớn, nếu được nghiên cứu triển khai sẽ là một phương pháp hứa hẹn góp phần giảm thấp tỷ lệ tử vong.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Người từng mắc COVID-19 có cần tiêm vaccine hay không?

THẢO ANH |

Theo nhiều chuyên gia y tế, các nghiên cứu hiện nay cho thấy người hồi phục sau khi mắc COVID-19 có miễn dịch tự nhiên mạnh hơn so với người được tiêm vaccine. Ít nhất trong vòng 6 tháng sau khi mắc bệnh, những người đó không cần tiêm vaccine, nhất là trong thời điểm vaccine vẫn còn khan hiếm. Tuy nhiên, việc tiêm hay không còn tuỳ thuộc vào đánh giá mức độ nguy cơ của người đó và sự xuất hiện của các biến thể mới.

Số lượng tiêm vaccine COVID-19 tại TPHCM liên tục giảm, chưa đạt kế hoạch

Tuệ Nhi |

Số liệu tiêm vaccine của thành phố đang giảm dần trong những ngày gần đây. Kết quả vừa qua chưa đạt so với kế hoạch chiến dịch tiêm chủng cao điểm vaccine COVID-19 tại TPHCM với mục tiêu đến hết ngày 15.9 sẽ đạt 1.806.000 liều.

Thêm 100.000 người Đà Nẵng được tiêm vaccine COVID-19 trong tháng 9

THUỲ TRANG |

Sở Y tế TP.Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch tiêm vaccine COVID-19, cho 100.000 người trong tháng 9.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Người từng mắc COVID-19 có cần tiêm vaccine hay không?

THẢO ANH |

Theo nhiều chuyên gia y tế, các nghiên cứu hiện nay cho thấy người hồi phục sau khi mắc COVID-19 có miễn dịch tự nhiên mạnh hơn so với người được tiêm vaccine. Ít nhất trong vòng 6 tháng sau khi mắc bệnh, những người đó không cần tiêm vaccine, nhất là trong thời điểm vaccine vẫn còn khan hiếm. Tuy nhiên, việc tiêm hay không còn tuỳ thuộc vào đánh giá mức độ nguy cơ của người đó và sự xuất hiện của các biến thể mới.

Số lượng tiêm vaccine COVID-19 tại TPHCM liên tục giảm, chưa đạt kế hoạch

Tuệ Nhi |

Số liệu tiêm vaccine của thành phố đang giảm dần trong những ngày gần đây. Kết quả vừa qua chưa đạt so với kế hoạch chiến dịch tiêm chủng cao điểm vaccine COVID-19 tại TPHCM với mục tiêu đến hết ngày 15.9 sẽ đạt 1.806.000 liều.

Thêm 100.000 người Đà Nẵng được tiêm vaccine COVID-19 trong tháng 9

THUỲ TRANG |

Sở Y tế TP.Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch tiêm vaccine COVID-19, cho 100.000 người trong tháng 9.