Thủ tướng: Lời nói trái tai nhưng là lời báo động, cần lắng nghe

TX |

Sáng nay 6.3, dự lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (2008 – 2018), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Nhiều khi các bộ, ngành nghe những lời nói trái tai nhưng là những lời báo động, cần lắng nghe từ Ủy ban GSTCQG. Lời nói trung thực thường là tốt, là cần thiết đối với mọi cán bộ, mọi tổ chức chúng ta.

Nhớ lại việc thành lập Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (Ủy ban) vào thời điểm khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, Thủ tướng cho rằng, chặng đường 10 năm tuy không dài nhưng chúng ta chứng kiến nhiều sự kiện lớn, trong đó có quá trình nỗ lực của cả nước phục hồi và phát triển kinh tế trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thoái này.

Cổng thông tin điện tử Chính phủ dẫn lời Thủ tướng: “Tôi vẫn nhớ, trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn về vật chất, nguồn nhân lực còn hạn chế, ngay ngày đầu thành lập, tập thể cán bộ, công chức Ủy ban dưới sự lãnh đạo của đồng chí Lê Đức Thúy đã nỗ lực nghiên cứu, tổng hợp, tham mưu đề xuất cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều nội dung, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định hệ thống tài chính ngân hàng”.

Nhiều ý kiến phát biểu của lãnh đạo Ủy ban tại các cuộc họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng luôn nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao và lưu ý trong quá trình kết luận chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan.

Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh tình hình thế giới khó lường hiện nay cùng với những bất cập trong nội tại nền kinh tế, nhiệm vụ đặt ra đối với các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, trong đó có Ủy ban là rất nặng nề. Thị trường tài chính, tiền tệ cần phải tiếp tục củng cố, hoàn thiện, hiệu quả hơn, an toàn hơn, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển nhanh và bền vững.

Chính vì vậy, Ủy ban cần chủ động bám sát tình hình thực tiễn, tập trung nghiên cứu, phát huy sức sáng tạo của tập thể và từng cán bộ, công chức, kịp thời tham mưu, tư vấn cho Chính phủ trong chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là về ổn định kinh tế vĩ mô và giám sát thị trường tài chính, đề xuất kịp thời những đối sách trước những biến động của tình hình quốc tế, trong nước, không để bị động, bất ngờ, nhất là ổn định hệ thống ngân hàng thương mại, chứng khoán, bất động sản hiện nay.

Trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm.

Đó là chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng, nhất là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan; thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề lớn, quan trọng của nền kinh tế; trong đó, 2 lĩnh vực chính là kinh tế vĩ mô và giám sát thị trường tài chính.

Ủy ban phải đặc biệt lưu ý có cách làm mới, hiệu quả hơn, có phương pháp mới để phát huy năng lực của hơn 100 cán bộ, công chức. Phải bảo đảm từng người làm việc hiệu quả, có kế hoạch làm việc, có sản phẩm cụ thể gắn với đánh giá cán bộ. Không để đông mà không có sản phẩm.

Thủ tướng đề nghị Ủy ban tiếp tục rà soát để bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của mình, đặc biệt là cơ chế phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Ủy ban thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Về việc xây dựng cơ chế điều phối giám sát và giám sát chung thị trường tài chính, mối quan hệ giữa cơ quan giám sát chung và các cơ quan giám sát chuyên ngành, vai trò của từng cơ quan giám sát, Thủ tướng giao Ủy ban chủ động phối hợp với các bộ, ngành chức năng, đặc biệt là các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước để đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban cần tập trung phân tích, đánh giá tình hình, nhất là những rủi ro tiềm ẩn của thị trường tài chính, các hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản; đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp, trong đó gồm cả công cụ xác định rủi ro và các tiêu chí đánh giá an toàn hệ thống tài chính, bảo đảm từng bước theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần chủ động hơn, kịp thời hơn trong tham mưu đề xuất các giải pháp ổn định hệ thống tài chính, tiền tệ, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế; thường xuyên cập nhật, phân tích, báo cáo tình hình tài chính quốc tế, trong nước cả về các thị trường tiền tệ, tài chính, chứng khoán, bảo hiểm và có đề xuất tham mưu kịp thời với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ... Trước tình hình thế giới khó lường hiện nay cùng với những bất cập trong nội tại nền kinh tế, không được chủ quan, không để “mất bò mới lo làm chuồng”.

Ủy ban chú trọng nâng cao chất lượng công tác phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu, tổng hợp về điều hành kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

Ủy ban cần có một số hội nghị, hội thảo chuyên đề, mời các chuyên gia, diễn giả quốc tế, trong nước, tập trung bàn sâu về những vấn đề lớn, quan trọng, cấp bách của đất nước để kịp thời tham mưu, tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban cần chủ động phối hợp hiệu quả với các bộ, cơ quan giám sát chuyên ngành trong việc rà soát, xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các tập đoàn tài chính, ngân hàng và cơ chế giám sát các tập đoàn này. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Ủy ban cần tập trung phối hợp làm tốt, kịp thời báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, Ủy ban cần quán triệt, triển khai nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII; trong đó tập trung nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chức bộ máy theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả. Kiện toàn đội ngũ cán bộ, tinh giản biên chế nhưng chất lượng cán bộ phải tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, có báo cáo chất lượng tốt hơn, kịp thời hơn.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý, chất lượng nguồn nhân lực của Ủy ban có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến chất lượng tham mưu, tư vấn. Không cần quá đông người nhưng phải tinh, phải bảo đảm chất lượng. Lãnh đạo Ủy ban cần có chính sách thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ phù hợp.

Đồng thời, cần làm tốt các mặt công tác Đảng, đoàn thể; quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cho anh em, có môi trường tốt nhất cho anh em nghiên cứu, trình bày những quan điểm, phát hiện những vấn đề mới để báo cáo lãnh đạo Ủy ban và Chính phủ, nhất là số anh em trẻ, được đào tạo bài bản...

Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Ủy ban và các danh hiệu khen thưởng cấp Nhà nước cho một số đồng chí lãnh đạo, cán bộ, công chức của Ủy ban qua các thời kỳ.

TX
TIN LIÊN QUAN

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững

Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ |

Báo Lao Động xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết: "Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững" của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng: Không vì thể chế mà bế tắc phát triển hạ tầng

Theo Chinhphu.vn |

Hôm nay, 28.2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về việc thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TƯ về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng “đau đáu tìm lối đi, cách làm hiệu quả nhất cho đất nước”

H.L |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ “đau đáu trong việc tìm ra một lối đi, cách làm hiệu quả nhất cho đất nước” và mong muốn Bộ Ngoại giao nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để áp dụng cho Việt Nam.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững

Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ |

Báo Lao Động xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết: "Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững" của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng: Không vì thể chế mà bế tắc phát triển hạ tầng

Theo Chinhphu.vn |

Hôm nay, 28.2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về việc thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TƯ về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng “đau đáu tìm lối đi, cách làm hiệu quả nhất cho đất nước”

H.L |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ “đau đáu trong việc tìm ra một lối đi, cách làm hiệu quả nhất cho đất nước” và mong muốn Bộ Ngoại giao nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để áp dụng cho Việt Nam.