Thủ tướng lên đường dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế

K.M |

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen, ngày 4.4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Việt Nam rời Hà Nội, lên đường sang Siem Reap, Campuchia tham dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ ba từ ngày 4-5.4.

Theo TTXVN, tháp tùng Thủ tướng Chính phủ có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban sông Mekong Việt Nam Trần Hồng Hà; Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc; Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật; Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương; Trợ lý Thủ tướng Chính phủ Bùi Huy Hùng.

Ủy ban sông Mekong quốc tế được thành lập từ 1956 dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc để điều phối tài trợ và quản lý tài nguyên trong lưu vực.

Đến năm 1995, bốn nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác Mekong 1995 và thành lập Ủy hội sông Mekong (thay cho Ủy ban sông Mekong).

Ủy hội sông Mekong (MRC) hiện đang triển khai Kế hoạch Chiến lược chu kỳ 5 năm (2016-2020) gồm 7 kết quả chính và hơn 190 hoạt động với tổng kinh phí ước tính khoảng 60 triệu USD. Mục tiêu của Kế hoạch là nhằm thực hiện các ưu tiên của Chiến lược phát triển lưu vực dựa trên quản lý tổng hợp tài nguyên nước, tiếp tục thực hiện chuyển giao các chức năng chủ chốt về quản lý lưu vực sông về cho quốc gia và các hoạt động của cải tổ Ban Thư ký Ủy hội.

K.M
TIN LIÊN QUAN

Hài hòa lợi ích trên dòng Mekong

LƯU XUÂN |

Những hoạt động ngăn dòng, chuyển dòng chảy của các quốc gia thượng nguồn sông Mekong đang tạo ra những thách thức lớn cho vùng hạ lưu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam. Để khai thác hiệu quả và bền vững dòng sông chung này, vai trò của Ủy ban Sông Mekong Việt Nam cần phải được nâng cao hơn nữa nhằm tăng cường đấu tranh ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế.

Đề xuất một Phó Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban sông Mekong

LƯU XUÂN |

Ngày 8.12, tại TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang), Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã chủ trì hội nghị đánh giá nhiệm vụ năm 2017 của Ủy ban. Tham dự hội nghị còn có đại diện các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo UBND 13 tỉnh ĐBSCL và 4 tỉnh Tây Nguyên.

Để ĐBSCL không biến mất khỏi bản đồ

LÊ THANH PHONG |

“Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất mới, vùng đất bồi nhưng đang bị tác động dẫn tới sạt lở nghiêm trọng. Một số nhà khoa học đã dự báo 100 năm nữa có thể không còn ĐBSCL”, đó là phát biểu của ông Nguyễn Văn Thể - Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng - nêu ra tại hội nghị chuyên đề Tổng quan về thách thức và cơ hội và giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển cho ĐBSCL.

Hương vị Tết ở ngôi làng làm miến dong trăm tuổi

Nguyễn Thúy |

Miến Cự Đà đã có từ lâu đời nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống cho đến tận ngày nay. Đây là một thức quà quen thuộc của người dân mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Shipper mỏi tay giao hàng dịp cận Tết Nguyên đán Quý Mão

Vương Trần |

Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều shipper với thùng hàng phía sau yên xe len lỏi khắp các ngõ ngách của thành phố để kịp giao hàng tận nhà cho khách.

Khán giả mong chờ Cô Đẩu tái xuất Táo Quân 2023

Nhóm PV |

Suốt 20 năm qua, chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo Quân đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam mỗi đêm 30 Tết. Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ngắn về những kỉ niệm với Táo Quân của người dân.

Do khó khăn, khoảng 450.000 lao động ở lại Bình Dương ăn Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có khoảng 450.000 lao động ngoại tỉnh không về quê dịp Tết. Nguyên nhân số lượng lớn công nhân ở lại Bình Dương ăn Tết do điều kiện kinh tế, cuộc sống còn nhiều khó khăn, không đủ chi phí để về quê.

Bản tin công đoàn: Cách tính lương hưu của NLĐ nghỉ hưu tháng 2.2023

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Hỗ trợ từ 1 - 3 triệu đồng cho lao động mất việc, giảm giờ làm; Chuyến tàu mùa Xuân đưa giấc mơ sum họp của công nhân thành hiện thực; Cách tính lương hưu cho người lao động...

Hài hòa lợi ích trên dòng Mekong

LƯU XUÂN |

Những hoạt động ngăn dòng, chuyển dòng chảy của các quốc gia thượng nguồn sông Mekong đang tạo ra những thách thức lớn cho vùng hạ lưu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam. Để khai thác hiệu quả và bền vững dòng sông chung này, vai trò của Ủy ban Sông Mekong Việt Nam cần phải được nâng cao hơn nữa nhằm tăng cường đấu tranh ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế.

Đề xuất một Phó Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban sông Mekong

LƯU XUÂN |

Ngày 8.12, tại TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang), Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã chủ trì hội nghị đánh giá nhiệm vụ năm 2017 của Ủy ban. Tham dự hội nghị còn có đại diện các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo UBND 13 tỉnh ĐBSCL và 4 tỉnh Tây Nguyên.

Để ĐBSCL không biến mất khỏi bản đồ

LÊ THANH PHONG |

“Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất mới, vùng đất bồi nhưng đang bị tác động dẫn tới sạt lở nghiêm trọng. Một số nhà khoa học đã dự báo 100 năm nữa có thể không còn ĐBSCL”, đó là phát biểu của ông Nguyễn Văn Thể - Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng - nêu ra tại hội nghị chuyên đề Tổng quan về thách thức và cơ hội và giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển cho ĐBSCL.