Thủ tướng: Hợp tác đưa nông sản Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế

Phú Sơn |

Sáng 30.7, tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị toàn quốc “Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp”.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân; hơn 600 đại biểu là các lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các đối tác phát triển trong và ngoài nước.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã nhấn mạnh đến sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, Nghị quyết số 26 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đã khẳng định vai trò và vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Đến nay, cả nước có 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm khoảng 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước (năm 2017 có 2.000 doanh nghiệp thành lập mới đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp).

Kết quả trên cho thấy, vai trò của các doanh nghiệp là rất quan trọng, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn là nguồn lực có tính đột phá thúc đẩy chuyển dịch sản xuất theo hướng hàng hóa, tăng cao giá trị, tạo thêm việc làm và thu nhập, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Ngành nông nghiệp còn phát triển kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế; hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới.

Tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp cũng đã trình bày nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn về những thuận lợi cũng như khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nhất là tiếp cận nguồn tín dụng, đất đai, khó khăn về giống cây trồng, vật nuôi, kết quả nghiên cứu ứng dụng, thị trường tiêu thụ…

Phát biểu kết thúc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực và những thành tựu to lớn của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thủ tướng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam phát huy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, đạo đức kinh doanh, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường cùng nhau đưa nông sản Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế thành công.

“Tôi yêu cầu các tỉnh, các sở ngành địa phương phải làm cho người nông dân thấy sự khác biệt về hiệu quả giữa hai mô hình nông nghiệp truyền thống và hiện đại, và từng bộ ngành có chương trình hành động phục vụ nông nghiệp một cách cụ thể, tôi đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến của các đại biểu, khẩn trương trình để Thủ tướng ban hành chỉ thị về giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn". Thủ tướng nhấn mạnh.

Phú Sơn
TIN LIÊN QUAN

Thông tin thất thiệt về nông sản: Người dân điêu đứng vì thiệt hại

PV |

Gần đây, trên mạng xã hội rộ các thông tin: Vải thiều bán tại vườn giá 2.000-3.000 đồng/kg không ai mua phải đổ bỏ. Thực tế đây chỉ là những hiện tượng cá biệt, trong 1 thời điểm ngắn và không mang tính đại diện. Nhưng những thông tin không đầy đủ đã đẩy lệch vấn đề sang hướng khác gây thiệt hại cho nông dân.

Vì sao nông sản, ẩm thực Việt chưa làm giàu được cho người Việt?

Thế Lâm |

Việt Nam có những loại nông sản nổi tiếng xét ở góc độ nguyên liệu như gạo, điều, các loại trái cây nhiệt đới… Cùng với đó, nhiều món ăn của Việt Nam cũng được thế giới biết đến như phở, chả giò, bún chả, bánh mì thịt.v.v… Thế nhưng đa phần, người Việt chưa thể giàu lên được bao nhiêu từ những hàng hóa trên.

Nông sản Việt - không thể mãi chỉ “thương mại thô”

Phong Nguyễn |

Hiện nay, toàn ngành nông nghiệp có khoảng 700 chuỗi giá trị sản phẩm an toàn, tuy nhiên, chỉ 50% số chuỗi hoạt động có hiệu quả. Điều đáng nói là, chuỗi giá trị nông sản đang tồn tại nhiều vấn đề cần tháo gỡ, trong đó, vấn đề chế biến sau thu hoạch để nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cần được đẩy mạnh trong thời gian sớm nhất.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Thông tin thất thiệt về nông sản: Người dân điêu đứng vì thiệt hại

PV |

Gần đây, trên mạng xã hội rộ các thông tin: Vải thiều bán tại vườn giá 2.000-3.000 đồng/kg không ai mua phải đổ bỏ. Thực tế đây chỉ là những hiện tượng cá biệt, trong 1 thời điểm ngắn và không mang tính đại diện. Nhưng những thông tin không đầy đủ đã đẩy lệch vấn đề sang hướng khác gây thiệt hại cho nông dân.

Vì sao nông sản, ẩm thực Việt chưa làm giàu được cho người Việt?

Thế Lâm |

Việt Nam có những loại nông sản nổi tiếng xét ở góc độ nguyên liệu như gạo, điều, các loại trái cây nhiệt đới… Cùng với đó, nhiều món ăn của Việt Nam cũng được thế giới biết đến như phở, chả giò, bún chả, bánh mì thịt.v.v… Thế nhưng đa phần, người Việt chưa thể giàu lên được bao nhiêu từ những hàng hóa trên.

Nông sản Việt - không thể mãi chỉ “thương mại thô”

Phong Nguyễn |

Hiện nay, toàn ngành nông nghiệp có khoảng 700 chuỗi giá trị sản phẩm an toàn, tuy nhiên, chỉ 50% số chuỗi hoạt động có hiệu quả. Điều đáng nói là, chuỗi giá trị nông sản đang tồn tại nhiều vấn đề cần tháo gỡ, trong đó, vấn đề chế biến sau thu hoạch để nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cần được đẩy mạnh trong thời gian sớm nhất.